Smartband phát nổ khi đang sạc khiến người dùng hú vía
Mặc dù năm nào cũng có các sự cố cháy nổ các sản phẩm điện tử, nhưng trường hợp như chiếc vòng đeo thông minh này là tương đối hiếm.
Xiaomi Mi Band 5 phát nổ khi đang sạc.
Trong quá khứ, người ta thường nghe đến các thiết bị smartphone, laptop hoặc tai nghe không dây phát nổ khi đang sạc, hoặc trong các tình huống sử dụng khác. Tuy nhiên ngay cả những thiết bị đeo tay như smartwatch (đồng hồ thông minh), smartband (vòng đeo thông minh) cũng đối mặt nguy cơ tương tự.
Theo lời kể của tài khoản Reddit @MicheleCostaITA, chiếc Mi Band 5 của anh chàng đã bất ngờ bốc cháy khi đang cắm sạc trên mặt bàn. Đây là chiếc Mi Band chính hãng, được tài khoản này mua trên trang Amazon, và cũng sở hữu đầy đủ bộ phụ kiện đi kèm.
Chứng kiến sự việc, người này đã hốt hoảng và ném nó xuống sàn nhà, đồng thời dẫm chân lên với hy vọng sẽ dập tắt được lửa. Đáng tiếc là cách phản ứng này không những không cứu được thiết bị, mà còn khiến nó bị vỡ vụn màn hình do tác động lực.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao chiếc vòng đeo Mi Band lại bốc cháy, nhưng nhiều bình luận nghi ngờ rằng có thể nó đã gặp phải một số vấn đề về phần cứng.
Dẫu vậy, @MicheleCostaITA khẳng định rằng mình đã sạc thiết bị bằng dock sạc chính hãng đi kèm với thiết bị và cốc sạc Mi 5V / 1A cơ bản. Do đó, việc cháy nổ, chập điện do linh kiện kém chất lượng (thường là do các bên thứ 3 cung cấp) có thể xem như đã bị loại trừ.
Cũng phải nhấn mạnh rằng mặc dù năm nào cũng có các sự cố cháy nổ các sản phẩm điện tử, nhưng trường hợp dùng sạc chính hãng tương tự như chiếc vòng đeo tay Xiaomi này là tương đối hiếm. Tài khoản @MicheleCostaITA cũng cho biết đã gửi lại chiếc Mi Band 5 bị cháy cho đơn vị mua là Amazon để kiểm tra, cũng như xử lý nếu nằm trong diện được bảo hành.
Mi Band 5 là mẫu smartband mới nhất của Xiaomi được phát hành vào năm tháng 6/2020. So với các model tiền nhiệm, Mi Band 5 có nhiều cải tiến về tính năng, thời lượng pin, đồng thời cho phép người dùng không cần tháo rời dây đeo, mà vẫn có thể sạc pin thông qua các điểm tiếp xúc chân sạc nam châm.
Đánh giá Xiaomi Mi Band 5: Hoàn thiện hơn, nhiều tính năng hơn, nhưng có nên nâng cấp không thì tùy vào nhu cầu của bạn
Nâng cấp khá nhiều về tính năng hỗ trợ và giá cũng đã gần chạm mức 1 triệu đồng, liệu Mi Band 5 có còn hấp dẫn, đáng mua như các phiên bản cũ?
Từ Mi Band 4 lên Mi Band 5, Xiaomi mất đúng 1 năm trời để chuẩn bị khiến nhiều người dùng càng kì vọng nhiều vào bản nâng cấp này. Khi ra mắt, một số người tỏ ra hơi hụt hẫng vì thiết kế bên ngoài của Mi Band 5 gần như y hệt đời cũ. Bù lại, các tính năng và đặc điểm phần cứng thì đã có rất nhiều nâng cấp đáng kể.
Đọc bài này để biết có nên mua Mi Band 5 hay không nhé.
Thiết kế: Kiểu cũ nhưng chi tiết mới, quan trọng nhất là màn lớn hơn
Mi Band 5 vẫn mang phong cách thiết kế con nhộng cũ với mặt kính cong 2.5D, bo tròn ở 4 góc. Phần dây cao su có cách đeo na ná nhưng giờ "phồng" ra ở giữa nhiều hơn. Theo đánh giá của WeBuy thì kiểu thiết kế vòng này không vừa mắt bằng Mi Band 4, trông có phần cục mịch hơn. Ngoài ra, cũng vì thế mà người dùng không tận dụng được những chiếc dây đeo Mi Band 3 hay 4 như trước.
Video đang HOT
Nhìn thoáng qua khó ai nhận ra đây là Mi Band 4 hay 5.
Trọng lượng và kích thước chung của Mi Band 5 gần như y hệt Mi Band 4, cảm giác đeo thoải mái, nhẹ nhàng dễ chịu. Cách cài dây thông minh, nút bấm chắc chắn nên rất khó rơi. Tất nhiên, Mi Band 5 vẫn chống nước rất tốt, có thể mang đi bơi, đi biển thoải mái không lo hỏng hóc.
Màn hình lớn hơn để hiển thị được nhiều thông tin hơn có lẽ là điểm cộng khiến nhiều người "xuống tay" mua Mi Band 5 ngay.
Những điểm cộng lớn nhất về thiết kế phải kể tới màn hình lớn hơn, hiển thị được nhiều thông tin hơn, bộ watchface đẹp mắt hơn, thay đổi được hình nền dễ dàng bằng app Mi Fit và bộ sạc nam châm mới, không phải tháo sản phẩm ra khỏi dây đeo để sạc.
Mi Band 5 được nâng cấp cảm biến nhịp tim nhanh và hiệu quả hơn.
Mi Band 5 dùng bộ sạc nam châm mới tiện hơn, không phải tháo hẳn ra như trước.
Phần vòng cao su phồng nhiều hơn so với Band 4, và là đặc điểm nhận diện rõ ràng nhất giữa 2 thế hệ. Đáng tiếc, bạn không thể dùng lại bộ sưu tập dây của Band 3 và 4 trên phiên bản mới.
Giao diện: Ít thay đổi nhưng thêm nhiều tính năng
Về cơ bản, màn hình 1.1 inch của Mi Band 5 chẳng thể thao tác được gì nhiều. Máy vẫn sử dụng cách điều hướng lên xuống để chọn tính năng, nhưng ở màn hình chính có thêm cử chỉ vuốt trái phải để tìm đến các widget nhanh hơn. Bản Mi Band 4 trước đây chỉ có trình điều khiển nhạc thì Mi Band 5 có thêm điều khiển chụp ảnh từ xa, xem thời tiết, báo thức, tập hít thở... Đây là điểm cộng lớn vì người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian thao tác.
Mi Band 5 vẫn sử dụng cử chỉ vuốt lên xuống, trái phải là chính. Một số thao tác đã được tối giản hóa và thêm vào các trang widget trượt ngang ở màn hình chính.
Số lượng Watchface nhiều hơn, đẹp hơn và có thể thay đổi hình nền theo ý muốn dễ dàng bằng ứng dụng Mi Fit.
Từ màn hình chính có thể vuốt trái phải để truy cập nhiều tính năng nhanh, rất tiện lợi.
Tính năng theo dõi hoạt động: Như Mi Band 4, thêm PAI, đo stress...
Các tính năng theo dõi hoạt động của Mi Band 5 về cơ bản vẫn đủ tốt tương tự đời trước. Khả năng đếm bước khá ổn, vẫn đếm bước nếu ngồi một chỗ mà vung tay nhiều. Cảm biến nhịp tim hoạt động nhanh nhạy hơn, nhưng đôi khi không đeo mà vẫn cho ra kết quả. Chế độ theo dõi giấc ngủ giờ đã có thể tự động phát hiện ngủ trưa.
Có thêm kha khá tùy chọn cài đặt và tính năng trong ứng dụng Mi Fit dành riêng cho Mi Band 5.
Khả năng đếm bước, tính calo tương tự Mi Band 4 nhưng giờ đã có thêm đo độ căng thẳng nhờ cảm biến nhịp tim.
Chế độ theo dõi giấc ngủ giờ ghi lại cả REM, đồng thời nhận biết được giấc ngủ vào ban ngày một cách chính xác. Nhiều dòng smartwatch và smartband khác đắt tiền hơn thậm chí còn không có.
Những chế độ tập chạy bộ, đi bộ hay đạp xe tích hợp sẵn, theo dõi được cả hành trình trên bản đồ nhưng phải dùng GPS của điện thoại.
Khả năng đo mức độ stress cũng được tích hợp dù trước đây chỉ xuất hiện trên các sản phẩm cao cấp đắt tiền hơn. Tính năng này hoạt động bằng cách theo dõi sự thay đổi của nhịp tim trong khoảng 1 phút. Nếu nhịp tim ổn định thì tức là không stress, mà nếu lên xuống bất thường thì tức là stress. Tất nhiên, Xiaomi cũng ghi rõ thông tin chỉ mang tính tham khảo thôi, chứ không khẳng định chuẩn 100% và có thể dùng để xác định bệnh hay gì cả.
Chế độ đo căng thẳng được tích hợp, nhưng kết quả chỉ mang tính tham khảo thôi.
Tính năng PAI ban đầu nghe khá khó hiểu, nhưng chốt lại thì giống như chỉ số ổn định về mặt hoạt động thể chất qua các ngày. Nó giống như một dạng đếm sĩ số hay chấm công vậy: Mỗi ngày bạn hoạt động đủ mức sẽ được tính là 1 điểm, số PAI càng cao tức là bạn vận động càng thường xuyên. Tính năng này chỉ hợp với những bạn thật sự chăm thể thao, chứ nếu "bữa đực bữa cái" thì nhìn xong chỉ thấy buồn hơn.
Nếu xác định sẽ tập thể dục đều đặn hàng ngày thì mới cần để ý tới chỉ số PAI.
Bên cạnh đó, những tính năng theo dõi bài tập vẫn được tích hợp nhưng phong phú hơn một chút. Chế độ đo nồng độ oxy trong máu khá hay với những ai chuyên tập luyện nặng, chạy bộ đường trường...
Mi Band 5 giờ đã tích hợp 11 bài tập khác nhau.
Tính năng hướng dẫn hít thở sẽ giúp bạn giảm stress, ổn định lại nhịp tim chỉ trong 1 - 2 phút.
Thời lượng pin: Đã bao giờ gây thất vọng?
Xiaomi hứa hẹn Mi Band 5 cho thời lượng pin lên tới 15 ngày với mỗi lần sạc, và bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhận định này là chính xác. Thậm chí, nếu tắt bớt các tính năng như đọc nhịp tim liên tục hay theo dõi giấc ngủ thì có thể dùng chiếc vòng được khoảng hơn 20 ngày mới phải sạc lại.
Còn gì cần lưu ý?
Cũng như bao đời Mi Band trước đây, phiên bản thứ 5 hiện vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt hoàn toàn. Có một số cách để những dòng thông báo hiện được chữ tiếng Việt với font bị lỗi nhẹ, nhưng rốt cuộc vẫn phải đợi vài tháng nữa mới có bản cập nhật phù hợp.
Mi Band 5 giờ mới chỉ hiển thị tiếng Anh và Trung, phải đợi lâu lâu nữa mới có bản cập nhật tiếng Việt đầy đủ, không lỗi font.
Mi Band 5 hiện có bán cả hàng xách tay và chính hãng với giá lần lượt khoảng 700.000 đồng và 900.000 đồng tùy nơi bán. Hàng xách tay hầu hết là bản nội địa Trung Quốc có thêm NFC và Alipay để thanh toán một chạm, còn hàng chính hãng bản quốc tế thì không.
Tất nhiên, với hàng xách tay, bạn vẫn nên chọn chỗ mà mua để tránh các vấn đề phát sinh sau này vì thường sẽ không có bảo hành như hàng chính hãng.
Vậy có nên mua không?
Thực ra, nếu bạn mới mua Mi Band 4 cách đây vài tháng thì hiện tại không nên nâng cấp lên Mi Band 5 làm gì, nhất là khi giá vẫn còn cao. Tốt nhất cứ sử dụng thêm, đợi đến khoảng cuối năm nay hãy nâng cấp, hoặc bỏ qua và chờ đợi Mi Band 6 xem có xứng đáng hơn không.
Với người dùng mới hoặc đang dùng Mi Band 3 trở xuống thì tất nhiên, phiên bản Band 5 này rõ là một món hời trong phân khúc dưới 1 triệu đồng. Về cơ bản, sản phẩm chẳng thua kém gì những chiếc đồng hồ thông minh giá khoảng 2 - 3 triệu đồng, chỉ là màn hình nhỏ hơn, thao tác hạn chế một chút mà lại vượt trội về khoản thời lượng pin.
Trên tay OPPO Band tại VN: Màn hình đẹp, hỗ trợ tiếng Việt, có đo oxy trong máu, pin 14 ngày, giá ngang Mi Band 5 OPPO Band được cho là đối thủ trực tiếp của Xiaomi Mi Band 5 trong phân khúc smartband giá dưới 1 triệu đồng. Đầu tháng 6 vừa rồi, OPPO đã cho ra mắt chiếc vòng đeo tay thông minh đầu tiên của mình có tên OPPO Band. Không giống với hai chiếc OPPO Watch trước đó bị nhiều người dùng đánh giá là...