Smart ID của Estonia: Truy cập dịch vụ công trực tuyến ngay trên ứng dụng di động
Smart ID là ứng dụng bổ trợ cho căn cước công dân (ID) và Mobile ID của Estonia. Họ có thể dùng nó để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến, ngân hàng, xác thực thanh toán, cung cấp chữ ký số.
Tại Estonia, Smart ID hoạt động như giải pháp xác minh danh tính cho bất kỳ ai không dùng thẻ SIM trên thiết bị di động nhưng cần phải chứng minh danh tính trên mạng. Được xem là lựa chọn thuận tiện, dễ sử dụng và đơn giản thay thế cho thẻ ngân hàng, người dân Estonia có thể đăng nhập các dịch vụ trực tuyến của ngành tài chính và xác nhận giao dịch, thỏa thuận.
Video giới thiệu Smart ID:
Tháng 11/2018, Smart ID được chứng nhận là thiết bị tạo chữ ký chất lượng (QSCD), mức cao nhất tại EU và tất cả người dùng có thể ký số tài liệu mức QES, được mọi nước thành viên EU chấp nhận. Ứng dụng có phiên bản cho smartphone và tablet. Họ cần mạng Wi-Fi hoặc kết nối dữ liệu để sử dụng, không tốn phí roaming hay thẻ SIM đặc biệt.
Smart ID do SK ID Solutions phát triển. Nó tiện lợi hơn vì không cần phải dùng tới thẻ căn cước, đầu đọc thẻ, phần mềm thẻ căn cước. Giao diện đơn giản và chức năng thông báo đẩy mang đến trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Smart ID ra đời trong bối cảnh năm 2016, quy định bảo mật chặt chẽ hơn buộc các ngân hàng hoạt động tại Estonia, Latvia và Lithuania phải tư duy lại cách khách hàng đăng nhập, sử dụng dịch vụ. Chỉ thị PSD2 của EU yêu cầu loại bỏ thẻ mã số – phương pháp phổ biến nhất đối với tài khoản khách hàng trực tuyến thời điểm đó.
Các phương pháp khác như thẻ căn cước công dân, thiết bị tính toán mã PIN do ngân hàng cấp lại đòi hỏi đầu đọc thẻ đặc biệt hoặc chi phí triển khai đắt đỏ. Ứng dụng Mobile-ID lại không phổ biến vì người dùng cũng cần đăng ký thẻ SIM đặc biệt và mất phí. Vì vậy, các ngân hàng đã hợp tác với SK ID Solutions và Nortal để làm Smart ID. Nortal là đối tác quan trọng khi phát triển hệ thống định danh điện tử dựa trên thẻ căn cước (ID card), Mobile ID.
Smart ID ra đời cuối tháng 2/2017 và có 7.070 người dùng. Tháng tiếp theo, hai ngân hàng lớn nhất khu vực Baltic là SEB và Swedbank bắt đầu sử dụng Smart ID. Tháng 10/2018, 20% dân số Baltic dùng Smart ID, hơn 80 dịch vụ trực tuyến ứng dụng Smart ID. Tính tới tháng 1/2019, ứng dụng có hơn 1,7 triệu người dùng và xử lý 29 triệu giao dịch mỗi tháng. Mỗi giao dịch qua Smart ID chỉ mất 5 KB dữ liệu.
Vượt xa mục tiêu ban đầu là giải quyết vấn đề cho các ngân hàng, Smart ID nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến để xác thực và ký số trong khu vực công. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngoài ngân hàng từ điện nước, cửa hàng vật nuôi, đang cung cấp dịch vụ trực tuyến trên Smart ID.
Tháng 9/2019, Cục Hệ thống thông tin (RIA) và SK ID Solutions ký kết thỏa thuận cho phép dùng Smart ID làm công cụ xác thực để truy cập dịch vụ công trực tuyến. Đây là bước tiến quan trọng vì trước đây, Smart ID chủ yếu dùng cho dịch vụ tư nhân và một số ít dịch vụ công như Thuế, Hải quan, Đăng ký doanh nghiệp.
Ông Margus Arm, Trưởng phòng Định danh điện tử tại RIA cho biết nhiều phương pháp xác thực hơn bảo đảm mọi người có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với họ nhất. Khi một giải pháp không hoạt động, họ vẫn có thể tìm đến giải pháp khác. Estonia có hơn 450.000 người dùng Smart ID và 230.000 người dùng Mobile ID. Ít nhất 800.000 người dùng thẻ căn cước trên môi trường điện tử vài lần mỗi năm.
Theo ICTNews
Tọa đàm trực tuyến về "Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội": Gắn tuyên truyền với chế tài mạnh
TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động phòng, chống rác thải nhựa, túi nilon. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc.
Do đó, để đóng góp một phần nâng cao hiệu quả giảm thiểu chất thải nhựa, sáng 26/12, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở TN&MT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội".
Cuộc tọa đàm đã nhận được những đề xuất, đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, các sở, ban ngành, quận, huyện để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Theo thống kê, mỗi ngày khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội từ 5.500 - 6.000 tấn, trong đó rác thải nhựa chiếm 8 - 10% (khoảng 50 - 60 tấn). Tác hại của rác thải nhựa với môi trường đã được cảnh báo rất nguy hiểm. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp đặc biệt quan tâm. Trong đó, TP Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ, TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019, trong đó yêu cầu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND TP không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019; Đến 31/12/2020, hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa...
Hiện, TP đang triển khai lộ trình với 4 giải pháp trọng tâm là tuyên truyền, khảo sát khối DN đang sản xuất các sản phẩm nhựa khó phân hủy; tuyên truyền các cửa hàng, siêu thị, trường học hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần; tuyên truyền các cơ sở sản xuất túi ni lông đến năm 2020 hạn chế việc sản xuất, sử dụng túi nilon khó phân hủy. Đặc biệt, TP cũng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khó phân hủy theo lộ trình cụ thể.
Thực tế, thời gian qua, công tác giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn TP đã có những kết quả khả quan bước đầu. Đơn cử, tại quận Hoàn Kiếm, Phó Chủ tịch UBND quận Phạm Tuấn Long cho biết, trong năm 2019, quận đã triển khai nhiều phương án giảm thải rác nhựa. Đặc biệt, quận đã triển khai chiến dịch thu gom hộp sữa tại 54 trường học để tái chế. Hiện nay, nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn đã tham gia chương trình sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như túi giấy, ống hút tre...
"Đối với các trung tâm thương mại như Hàng Da, quận khuyến khích dùng túi giấy thay vì túi nilon. Kể cả nhiều bà con chợ Đồng Xuân cũng đã chuyển sang sử dụng các túi "handmade" để đựng sản phẩm của mình. Trong kế hoạch trong năm 2020, quận tập trung triển khai lại chương trình, nhưng với điểm mới là thay vì chia thành 3, rác thải sẽ được chia thành 2 nguồn - rác tái chế và rác xử lý" - ông Long cho biết thêm.
Với quận Cầu Giấy, Phó Trưởng phòng TN&MT Phạm Bình Dương cho biết, trên địa bàn có nhiều trường CĐ, ĐH với lượng sinh viên lớn. Để tuyên truyền, vận động giáo dục ý thức hạn chế sử dụng những sản phẩm gây hại đối với môi trường trong giới trẻ, UBND quận Cầu Giấy đã giao Phòng TN&MT phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận tổ chức các chương trình, hội nghị tuyên truyền, vận động giảm thiểu việc xả thải rác thải ra môi trường.
Cùng với đó, quận đang tập trung tuyên truyền vào đối tượng là phụ nữ - những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng rác thải nhựa. Đối với các địa điểm tập kết, phân loại rác, quận có chủ trương thiết kế như một hạng mục để trang trí cho công viên nhằm thu hút người dân tham gia. "Tuy nhiên, để chương trình đem lại hiệu quả lâu dài, rất cần sự thay đổi ý thức sử dụng sản phẩm nilon của mỗi cá nhân để thay đổi thói quen" - ông Dương nhìn nhận.
Cần có cơ chế và chính sách để dẹp tận gốc
Chống rác thải nhựa là một kế hoạch tổng thể, cần sự chung tay của nhiều ban ngành, lĩnh vực và đặc biệt cần chú trọng tác động ngược trở lại của người tiêu dùng đối với các DN.
Về phía DN, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Hapro (Tập đoàn BRG) Nguyễn Tiến Vượng cho biết, với nhiều nước, rác là tài nguyên vì thế họ có nhiều cơ chế, chính sách để tái chế. Còn ở Việt Nam, chúng ta vẫn đang lãng phí. Đây là bài toán khó với các cơ quan chức năng. Về phân loại rác thải từ gia đình, với nước ngoài đã áp dụng từ lâu. Với Việt Nam để làm được cần đồng bộ và nhiều khâu.
Việc phân loại rác hiện nay đang phụ thuộc vào một lực lượng người lao động tự do khá lớn ngoài xã hội (tên thường gọi là đồng nát). Để quản lý lực lượng này cũng là vấn đề đau đầu. "Về phía siêu thị, chúng tôi sẵn sàng phân loại rác thải tại nguồn và có thể làm được. Còn hiện nay tốt nhất chúng ta khuyến khích sử dụng các sản phẩm dùng một lần thân thiện với môi trường" - ông Vượng nói.
Theo PGS. TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội, trước hết chúng ta cần có chính sách và cơ chế để dẹp tận gốc vấn đề rác thải nhựa. Về thuế, cần phải có chính sách tăng thuế với sản phẩm nhựa, qua đó nâng cao giá thành đối với túi nhựa, phải cấm nhập vật liệu tái chế từ nước ngoài, vì đây là vật liệu độc hại từ các nước đổ sang Việt Nam với giá rẻ.
Nhiều DN vì lợi nhuận sẽ sẵn sàng nhập nguồn nguyên liệu này để sản xuất túi nhựa vì có lãi cao. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu hơn, mạnh hơn, nhấn mạnh về nguy hại lâu dài đối với sức khỏe người dùng, ví dụ như gây bệnh ung thư. Qua đó để người dân hiểu rõ về hậu quả của rác thải nhựa. Để kiểm soát chất thải nhựa cũng như hạn chế dùng túi ni lông một cách hiệu quả, Nhà nước cần ban hành các chính sách, khuyến khích DN sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoặc các sản phẩm sinh học dễ phân hủy.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, mọi sản phẩm nghiên cứu mới trước khi triển khai đều phải được thực nghiệm thực tế ở Việt Nam và được đánh giá độc lập. Từ đó, mới có thể chọn lựa sử dụng sản phẩm nào thích hợp nhất với điều kiện đất nước.
Cùng với việc tuyên truyền đúng trọng tâm, trọng điểm, thì một trong những giải pháp quan trọng, được ông Mai Trọng Thái nhấn mạnh là cần đầu tư các điểm thu gom chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy từ hoạt động sinh hoạt. Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội thông tin thêm, hiện nay, các sản phẩm thân thiện môi trường như tre nứa, giấy kết hợp với polyme... đang được khuyến khích các DN sản xuất để thay thế túi nilon. Thời gian tới, trong quá trình thực hiện Sở TN&MT sẽ có đánh giá chuyên sâu, trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.
"Hiện, Sở TN&MT phối hợp với các sở, ngành và các quận, huyện để nghiên cứu phương án thu gom vận chuyển đưa về xử lý theo mô hình thí điểm tại quận Hoàn Kiếm để trình UBND TP áp dụng rộng rãi. Khó khăn vướng mắc nhất hiện nay là vấn đề rác không được phân loại tại nguồn dẫn đến chất lượng rác không bảo đảm khó cho các công nghệ xử lý." - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái
"Phải dùng kinh tế đánh vào kinh tế, trong khi việc điều chỉnh thói quen là chuyện sau này. Đồng thời, các cấp, các ngành cần tham mưu TP đưa ngành tái chế rác thành mô hình kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ mang lại lợi ích về kinh tế với đất nước và sức khỏe con người." - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội, PGS. TS Bùi Thị An
Theo Kinh Tế Đô Thị
Nghiên cứu: 8/10 người quên mật khẩu và phải reset lại mật khẩu thường xuyên Và chỉ có 35% trong số họ lưu trữ mật khẩu trong các ứng dụng di động hoặc viết ra giấy, còn đâu vẫn phụ thuộc vào trí nhớ. Mặc dù một số công ty ủng hộ việc xóa bỏ mật khẩu, bao gồm Microsoft nhưng phần lớn người dùng hiện nay vẫn phụ thuộc vào mật khẩu để bảo vệ tài khoản...