Slovakia hé lộ mức thiệt hại khi giảm vận chuyển khí đốt Nga
Hoạt động trung chuyển khí đốt của Nga qua Slovakia đã giảm hơn 70% kể từ khi bắt đầu xung đột bùng phát tại Ukraine.
Biểu tượng của công ty truyền tải khí đốt Eustream. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo tài chính vừa được nhà điều hành mạng lưới truyền tải khí đốt Eustream công bố, Slovakia đã mất hơn 2/3 nguồn doanh thu từ việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga.
Dữ liệu cho thấy trong 12 tháng tính đến tháng 7/2023, nước này đã vận chuyển tổng cộng 16,97 tỷ mét khối khí đốt của Nga, với doanh thu từ việc vận chuyển lên tới 226,5 triệu euro.
Video đang HOT
Trong khi đó, trước khi xảy ra chiến sự ở Ukraine khiến phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga, Slovakia từng vận chuyển trung bình khoảng 60 tỷ mét khối khí đốt của Nga mỗi năm. Ví dụ, trong năm tài chính từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020, Eustream vận chuyển 61 tỷ mét khối và lợi nhuận thu về là 748,04 triệu euro.
Các chuyên gia trong ngành đã liên hệ vấn đề sụt giảm mạnh về khối lượng vận chuyển khí đốt của Nga với tình hình ở Ukraine. Slovakia nhận hàng từ tuyến đường trung chuyển qua Ukraine, nơi lưu lượng khí đốt giảm sau khi Kiev đóng cửa trạm bơm Sokhranovka quan trọng từ tháng 5/2022. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tiếp tục cung cấp khí đốt qua trạm duy nhất còn lạ là Sudzha, nhưng nó chỉ cho phép lưu lượng khí khoảng 40 triệu mét khối mỗi ngày.
Với lưu lượng vận chuyển giảm xuống dưới 1/3 mức trung bình trước xung đột và doanh thu giảm hơn 3 lần, các nhà phân tích Slovakia lo ngại rằng ngân sách nước này đang nhanh chóng mất đi một trong những nguồn thu nhập chính. Theo hãng tin địa phương Denník Postoj, chính phủ nhận được khoảng một nửa doanh thu của công ty Eustream thông qua thuế thu nhập hoặc cổ tức.
Hơn nữa, các nhà phân tích lo ngại rằng Slovakia có thể sớm mất kết nối với khí đốt của Nga. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước, người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ Naftogaz của Ukraine, Aleksey Chernyshov, cho biết Kiev sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga, vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.
Điều này có nghĩa là Slovakia cũng sẽ ngừng nhận hàng. Bình luận về động thái trên, người phát ngôn của Eustream Pavol Kubik khẳng định công ty này sẽ cố gắng tìm ra giải pháp giúp họ tránh mất đi nguồn cung từ Nga.
Ông nói: “Đối với việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sau năm 2024, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề này thể kết luận ngay trong hôm nay mà phải chờ đàm phán trong tương lai”. Theo ông, các bên nên ký một thỏa thuận ba bên, trong đó bên thứ ba sẽ nhận khí đốt tại biên giới Nga – Ukraine và tiếp tục vận chuyển đến Liên minh châu Âu (EU).
Hamas nhất trí với thỏa thuận khung về việc trao trả 50 con tin
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn thông tin truyền thông khu vực cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã nhất trí một thỏa thuận khung với Israel về việc sẽ trao trả 50 con tin để đổi lấy một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza trong 3 ngày.
Ông Abu Ubaida (giữa) - phát ngôn viên Lữ đoàn Al-Qassam - cánh vũ trang của phong trào Hồi giáo Hamas đang kiểm soát Dải Gaza, phát biểu tại thị trấn Rafah, Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo Jerusalem Post, do phía Israel vẫn chưa nhất trí với thỏa thuận nên Qatar đang tiếp tục các nỗ lực trung gian đàm phán với sự phối hợp của Mỹ.
Theo nội dung thỏa thuận, bên cạnh ngừng bắn, phía Israel cũng sẽ phóng thích một số tù nhân là phụ nữ và trẻ em người Palestine đang bị giam giữ tại nước này đồng thời cho phép thêm hàng nhân đạo được chuyển vào Dải Gaza.
Trong khi đó, hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn thạo tin cho biết đây là thỏa thuận trao trả con tin số lượng lớn nhất kể từ khi xung đột bùng phát. Quy mô các cuộc đàm phán do Qatar chủ trì đã thay đổi đáng kể trong những tuần gần đây. Dù vậy, trước đây chưa từng có việc thảo luận để trao trả 50 con tin là dân thường để đổi lấy 3 ngày ngừng bắn và việc Hamas chấp thuận các ý chính của thỏa thuận.
Trước đó, đề xuất đàm phán là Hamas trao trả tối đa 15 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn tối đa 3 ngày. Theo nguồn tin này, trong thỏa thuận mới có điều khoản yêu cầu phong trào Hamas gửi danh sách đầy đủ những con tin là dân thường đang bị giam giữ ở Dải Gaza. Hiện các bên không có kế hoạch thảo luận về việc trao trả toàn bộ con tin.
Qatar đóng vai trò trung gian đàm phán nhờ duy trì liên lạc trực tiếp với cả Hamas và Israel. Các bên tham gia đàm phán chưa bình luận chính thức về thông tin này. Tuy nhiên, 2 nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết đến nay, Israel mới chỉ nhất trí về việc tạm dừng tấn công ở một số khu vực trên Dải Gaza và vẫn lưỡng lự trước những đề nghị ngừng bắn khác ở quy mô rộng hơn song cũng đã có những dấu hiệu cho thấy đến ngày 14/11, có vẻ Israel đang dần nghiêng hơn về giải pháp này.
Slovakia nêu lý do không duyệt hơn 40 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine Thủ tướng mới của Slovakia khẳng định sẽ không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine, bởi "thà đàm phán hòa bình 10 năm còn hơn giao chiến với nhau 10 năm mà không có kết quả". Thủ tướng Slovakia Robert Fico tham dự lễ nhậm chức nội các mới, tại Phủ Tổng thống ở Bratislava, ngày 25/10/2023. Ảnh: Reuters Theo hãng...