Slovakia gửi xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để đổi lấy xe tăng Đức
Thỏa thuận xe tăng với Đức cũng bao gồm đạn dược, huấn luyện và phụ tùng thay thế.
Xe tăng Leopard-2 của Đức. Ảnh: AFP
Theo trang tin EURACTIV.sk ( Slovakia) ngày 24/8, Slovakia sẽ gửi 30 xe chiến đấu bộ binh BVP từ thời Liên Xô tới Ukraine để đổi lấy 15 xe tăng Leopard-2 của Đức trong một thỏa thuận được ký kết giữa Bratislava và Berlin hôm 23/8.
Thỏa thuận giữa Đức và Slovakia đã được đàm phán trong nhiều tháng. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Naď cho biết lô xe tăng đầu tiên sẽ được chuyển đến từ Đức vào cuối năm nay nhưng không cho biết khi nào Kiev sẽ nhận được xe chiến đấu bộ binh từ Bratislava.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nêu rõ trong một tuyên bố: “Tôi rất vui vì với thỏa thuận mới giữa Đức – Slovakia, chúng tôi đang đạt được tiến bộ khi thực hiện các thỏa thuận hoán đổi liên quan đến Ukraine”.
Video đang HOT
Chính quyền Đức trước đây đã biện minh cho cách tiếp cận gián tiếp này vì nhiều vũ khí hạng nặng hiện đại của Đức sẽ khó vận hành đối với binh sĩ Ukraine, những người vốn được huấn luyện với các thiết bị thời Liên Xô.
Trước đây, Slovakia được cho là sẽ chuyển xe tăng T-72 cho Ukraine, nhưng quân đội Slovakia hiện vẫn giữ những chiếc xe tăng này. Đầu mùa Hè, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Slovakia giải thích rằng thỏa thuận này đang gặp nguy hiểm vì Slovakia cho rằng đề nghị nhận 15 chiếc Leopard để đổi lấy 30 chiếc xe tăng T-72 là không thỏa đáng.
“Các quốc gia khác sẽ chuyển giao xe tăng hoặc các phương tiện chiến đấu cho Ukraine, và đổi lại, họ sẽ nhận được một nửa trong số đó từ Đức. Slovakia sở hữu 30 xe tăng T-72. Vì vậy, 15 xe tăng Leopard không phải là một lựa chọn cho chúng tôi, vì chúng tôi cần 30 xe tăng để biên chế cho tiểu đoàn xe tăng”, người phát ngôn trên nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia cho rằng thỏa thuận mới với Đức là có lợi cho Slovakia vì “Leopard là loại xe tăng hiệu quả hơn T-72″. “Những chiếc xe tăng đó (Leopard) có giá trị đáng kể. Đây là một khoản đầu tư lớn của Đức trong việc củng cố quốc phòng của chúng tôi”, ông Jaroslav Naď nói.
Đức 'mất uy tín' do không giao xe tăng
Các nước ở Trung và Đông Âu thất vọng vì Berlin đã trì hoãn thực hiện cam kết của mình liên quan đến việc hoán đổi xe tăng cho Ba Lan.
Một chiếc xe tăng chiến đấu Marder của lực lượng vũ trang Đức. Ảnh: AFP
Theo bình luận của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, vấn đề này đang cho thấy "sự bất lực" của chính phủ Đức, và đặc biệt là của Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo, trong việc giải quyết vấn đề mang tính nhạy cảm đối với lợi ích của các quốc gia Trung và Đông Âu.
Là một phần của cơ chế trao đổi vòng tròn, Ba Lan được cho là sẽ nhận từ đối tác NATO là Đức để thay thế 200 xe tăng do Liên Xô thiết kế mà nước này đã gửi đến Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hậu trường dường như đã đổ vỡ. Chính Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Szymon Szynkowski vel Sek đã công khai điều này với tạp chí hàng tuần Der Spiegel của Đức gần đây.
Ông vel Sek cho rằng Đức đang rất chậm trong việc thay thế các xe tăng Ba Lan giao cho Ukraine, vì vậy Ba Lan cảm thấy "bị lừa dối" và trông chờ vào sự giúp đỡ của các đối tác NATO khác. Ông vel Sek nói: "Những lời hứa của Đức về việc hoán đổi xe tăng hóa ra chỉ là những lời lừa bịp. Hiện Ba Lan muốn nói chuyện với các đối tác NATO khác, những nước thực sự sẵn sàng giúp đỡ về vấn đề này".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cũng cho rằng Đức đã "lừa dối" Ba Lan khi đề nghị thay thế một số xe tăng T-72 từ thời Liên Xô mà Ba Lan chuyển giao cho Ukraine. Theo ông Blaszczak, Ba Lan đã tính đến ít nhất 44 xe tăng Leopard phiên bản 2A4 tương thích với các phương tiện mà quân đội Ba Lan đã sử dụng.
Bộ trưởng Blaszczak giải thích: "Sau khi chúng tôi chuyển xe tăng của mình tới Ukraine, tôi đã nói chuyện với người đồng cấp Đức Christine Lambrech, đề nghị giúp lấp đầy khoảng trống trên với Leopards 2A4, đó là xe tăng mà Ba Lan đã có, không phải phiên bản mới nhất. Một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở Đức, đã viết sau đó rằng chúng tôi muốn có những chiếc xe tăng mới nhất. Điều đó không đúng".
Ông Blaszczak nói: "Chúng tôi bắt đầu bị lừa và được thông báo rằng đó không phải là vấn đề cấp bách, mà cần phải phân tích", đồng thời phàn nàn rằng đề xuất mới nhất của Đức là chỉ chuyển giao 20 xe tăng Leopard 2A4 khiến chúng không đủ để đưa vào biên chế".
"Tôi đã trả lời rằng chúng tôi xác định ít nhất một tiểu đoàn xe tăng, theo tiêu chuẩn của phương Tây là 44 xe tăng và theo tiêu chuẩn của Ba Lan là 58. 20 chiếc xe tăng trong tình trạng như vậy không có ích lợi gì cho chúng tôi", ông Blaszczak nêu rõ.
Trước đó không lâu, Bộ Quốc phòng Đức đã thừa nhận với nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức rằng vẫn chưa có thỏa thuận chuyển giao xe tăng thay thế cho các quốc gia khác theo những cuộc trao đổi vòng tròn tương tự, chẳng hạn như với Séc và Slovakia.
Như vậy, đã hơn ba tháng kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht và Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra cam kết của mình, việc hoán đổi xe tăng vẫn chưa thể diễn ra. Vì lý do giữ bí mật, chắc chắn sẽ phải mất một thời gian trước khi tất cả các chi tiết về thất bại này được công bố rộng rãi.
Tờ Deutsche Welle cho rằng Đức có một lịch sử "đánh mất uy tín" của chính mình ở Trung và Đông Âu. Và giờ đây nước này đang rơi vào tình trạng tương tự tại thời điểm hết sức nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước láng giềng ở phía Đông.
Giá khí đốt châu Âu chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2022 Theo dữ liệu trên Sàn giao dịch London ICE, giá khí đốt châu Âu trong phiên giao dịch ngày 27/7 đã lần đầu tiên tăng lên 2.300 USD/1.000 m3 kể từ ngày 8/3, giữa bối cảnh lượng khí đốt bơm qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị cắt giảm 50%. Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại...