Sleep Mode trong Windows rất tiện lợi, và đây là 4 gợi ý thiết lập Sleep Mode hữu ích mà bạn nên biết
Sleep Mode trong Windows được xem là tính năng thường được sử dụng nhiều nhất trên laptop.
Nếu sử dụng Windows, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với Sleep Mode (hay “Chế độ ngủ”). Tính năng này đôi khi được gọi là chế độ chờ hoặc chế độ tạm ngừng, nó giúp tiết kiệm năng lượng, dừng tất cả các hoạt động trên máy tính. Mọi tài liệu và ứng dụng, phần mềm đang mở sẽ được chuyển vào bộ nhớ RAM và máy tính chuyển sang trạng thái sử dụng năng lượng thấp ở mức tối thiểu.
Điều này cũng tương tự như việc bạn tạm dừng (PAUSE) một đĩa phim DVD. Theo đó, máy tính của bạn vẫn được bật nguồn nhưng sẽ sử dụng nguồn điện thấp, các thành phần khác của máy tính như màn hình cũng sẽ được chuyển sang chế độ Sleep để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Trên thực tế, Sleep Mode có khá nhiều ưu điểm và mang đến nhiều sự tiện dụng cho người dùng. Điển hình khi bạn thiết lập máy tính ở chế độ này, công việc của bạn gần như sẽ được khôi phục ngay lập tức. Bởi vì mọi hoạt động của bạn sẽ được lưu trữ vào RAM nên bạn sẽ không cần lo lắng việc dữ liệu sẽ bị mất khi mở lại máy. Hơn nữa thì việc dùng chế độ ngủ thường xuyên không gây nhiều tác hại cho máy tính của bạn.
Những gợi ý thiết lập Sleep Mode hữu ích mà bạn nên biết trên Windows
1. Thiết lập thời gian trước khi máy tính Windows tự động chuyển sang Sleep Mode
Được xem là thiết lập cần thiết đầu tiên bạn cần làm với Sleep Mode. Thiết lập này cho phép bạn điều chỉnh máy tính tự động chuyển sang Sleep Mode sau một khoảng thời gian “rỗi” cố định. Và thiết lập này có sẳn đối với trường hợp bạn sử dụng điện trực tiếp hay pin.
Để thiết lập thời gian trước khi máy tính Windows tự động chuyển sang Sleep Mode, bạn hãy làm như sau.
Mở Settings lên và truy cập vào System> Power & sleep.
Video đang HOT
Mặc định, Sleep Mode sẽ tự động kích hoạt sau 15 phút máy tính đang ở trạng thái “rỗi” trong phần “On battery power, PC goes to sleep after” (với laptop) và “When plugged in, PC goes to sleep after”.
Bạn có thể tiến hành điều chỉnh lại thiết lập này tùy theo ý muốn. Thay đổi sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Trường hợp nếu bạn không muốn hệ thống tự động chuyển qua Sleep Mode, bạn có thể chọn “Never” để vô hiệu hóa thiết lập này.
2. Ngăn chặn việc sử dụng chuột để thoát Sleep Mode
Theo mặc định, khi Sleep Mode đang được kích hoạt thì bạn có thể sử dụng chuột hay bàn phím để “đánh thức” máy tính khỏi Sleep Mode. Tuy nhiên, vì lí do nào đó mà bạn không muốn sử dụng chuột để thoát Sleep Mode thì có thể thiết lập như sau.
Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Device Manager.
Trong cửa sổ Device Manager, hãy tìm đến “Mice and other pointing devices” và nhấn vào mũi tên phía trước nó.
Nhấn phải chuột vào một trong các thiết bị trong danh sách và chọn Properties.
Nhấp vào tab Power Management và hủy bỏ đánh dấu ở tùy chọn “Allow this device to wake the computer”, sau đó nhấn OK để lưu lại.
3. Kích hoạt Sleep Mode theo cách thủ công
Không thích chờ đợi khi muốn thực hiện Sleep Mode cho máy tính? Bạn có thể thiết lập kích hoạt Sleep Mode theo cách thủ công thông qua nút nguồn (Power) bằng cách như sau.
Mở Settings lên và truy cập vào System> Power & sleep, nhấn vào dòng tùy chọn “Additional power settings” ở phần bên phải của cửa sổ.
Cửa sổ Power Options hiện ra, bạn hãy nhấp vào dòng “Choose what the power button does”.
Tại đây, Windows sẽ cung cấp cho bạn các tùy chọn để xác định chức năng của nút nguồn khi bạn nhấn vào nó. Bạn thậm chí có thể chọn những gì nó hoạt động khi laptop của bạn đang sử dụng pin hoặc được cắm sạc.
Đừng quên nhấn “Save changes” để lưu lại.
4. Thiết lập Laptop tự động chuyển sang Sleep Mode mỗi khi gập máy
Vơi laptop, trường hợp bạn muốn tạm ngưng công việc đang thực hiện và chuyển máy sang Sleep Mode ngay lập tức thì Windows có sẳn tùy chọn, cho phép bạn thiết lập tự động chuyển sang Sleep Mode mỗi khi gập máy như sau.
Vẫn trong cửa sổ tùy chọn “Choose what the power button does” ở trên, bạn hãy chọn “Sleep” cho cả tùy chọn On battery và Plugged in.
Rất đơn giản phải không?
20% lượng máy tính đang chạy Windows 11
Số liệu báo cáo trong tháng 2 của AdDuplex cho thấy Windows 11 đang tiếp tục phát triển khi hệ điều hành này nhanh chóng đạt được 20% lượng người dùng, có nghĩa khoảng 1/5 PC hiện chạy Windows 11.
Theo Neowin, phiên bản công khai của Windows 11, còn gọi là Windows 11 21H2, hiện chiếm 19,3%. Trong khi đó, thành viên sử dụng các phiên bản Windows 11 Insiders khác nhau ở mức 0,3%. Điều này đưa tổng thị phần của Windows 11 lên 19,6%, và đến tháng 3, tỷ lệ phần trăm này có thể lên trên 20%.
Tỷ lệ phân chia của các phiên bản Windows 10 và Windows 11 hiện nay
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Windows 11 đã chậm dần bất chấp những nỗ lực gần đây của Microsoft để thúc đẩy tỷ lệ chấp nhận Windows 11. Điều này bao gồm cả việc công ty không đặt nặng vấn đề cài đặt được thực hiện qua Windows 11 ISO nhằm cho phép người dùng tải xuống và cài đặt Windows 11 trên phần cứng không được hỗ trợ.
Cảnh giác với các trò chơi giả mạo độc hại trong Microsoft Store Người dùng được cảnh báo cẩn thận khi tải xuống trò chơi cho Windows từ Microsoft Store vì có phần mềm độc hại ẩn trong các bản sao của một số trò chơi phổ biến. Theo Howtogeek, trước khi tải xuống bất cứ thứ gì, người dùng cần đảm bảo đó là ứng dụng chính hãng chứ không phải là giả mạo. Điều...