SIPRI: Israel nâng cấp plutonium trong lò phản ứng hạt nhân Dimona
Israel không công khai thừa nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi SIPRI dự đoán nước này có khoảng 90 đầu đạn hạt nhân.
Quang cảnh lò phản ứng hạt nhân ở Dimona, miền Nam Israel. Ảnh: Sputnik/AFP
Tờ Bưu điện Jerusalem (Israel) ngày 18/6 dẫn báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) về vũ khí hạt nhân cho biết, Israel đang nâng cấp plutonium cho lò phản ứng tại cơ sở nghiên cứu hạt nhân ở Dimona.
Các nhà nghiên cứu lưu ý trong báo cáo của họ rằng Israel không công khai thừa nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng nói thêm rằng Israel đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình bằng cách nâng cấp plutonium.
Báo cáo của SIPRI xếp Israel xếp thứ tám với 90 đầu đạn, đứng trước Triều Tiên, quốc gia ước tính có 50 đầu đạn. Vị trí số 1 là Nga với 4.380 đầu đạn hạt nhân, tiếp theo là Mỹ với 3.708, không thay đổi so với năm 2023. Trung Quốc ở vị trí thứ ba với 500 đầu đạn, tăng so với 410 đầu đạn vào năm 2023.
Video đang HOT
Cũng theo SIPRI, vai trò của vũ khí hạt nhân đã trở nên nổi bật hơn và các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang hiện đại hóa kho vũ khí khi quan hệ địa chính trị xấu đi.
SIPRI chỉ ra rằng các nỗ lực ngoại giao nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân gặp phải những trở ngại lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế căng thẳng vì xung đột ở Ukraine và Gaza.
Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình Vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI, nêu rõ trong một tuyên bố: “Chúng tôi chưa thấy vũ khí hạt nhân đóng vai trò nổi bật như vậy trong quan hệ quốc tế kể từ Chiến tranh Lạnh”.
SIPRI ước tính khoảng 2.100 đầu đạn được triển khai được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao đối với tên lửa đạn đạo và gần như tất cả đều thuộc về Nga hoặc Mỹ. Tuy nhiên, họ nói rằng Trung Quốc cũng được cho là lần đầu tiên có một số đầu đạn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Dan Smith, Giám đốc SIPRI, lưu ý: “Đáng tiếc là chúng ta tiếp tục chứng kiến số lượng đầu đạn hạt nhân hoạt động tăng lên hàng năm”, nhấn mạnh rằng xu hướng này có thể sẽ tăng tốc trong những năm tới “và cực kỳ đáng lo ngại”.
'Khoảng lặng trước cơn bão': Căng thẳng Israel - Iran sẽ leo thang?
Các cuộc giao tranh giảm ở mặt trận Gaza và Liban xảy ra khi căng thẳng Iran-Israel gia tăng.
Xe quân sự Israel di chuyển gần biên giới với Dải Gaza ngày 7/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 16/4, cuộc tấn công của Iran vào Israel đêm 13 rạng sáng 14/4 không chỉ có sự tham gia của Iran mà còn có cả các lực lượng thân nước này như Hezbollah ở Liban và lực lượng Houthi ở Yemen.
Tuy nhiên, sau vụ tấn công, khu vực này đã có hai ngày tương đối yên tĩnh. Israel cũng đang thực hiện các hoạt động hạn chế ở Gaza. Nhìn chung, mặt trận Gaza khá yên tĩnh kể từ khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) rút hầu hết quân, chỉ để lại một Sư đoàn ở Gaza.
Ở mặt trận phía bắc, Hezbollah cũng đang cân nhắc các động thái tiếp theo và đã giảm hỏa lực sau khi phóng khoảng 150 quả tên lửa trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 14/4, nhắm vào các căn cứ của Israel ở Golan.
IDF tuyên bố vào ngày 15/4 rằng "các máy bay chiến đấu của IDF đã tấn công lực lượng Hezbollah trong một khu quân sự ở Meiss El Jabal, cũng như một khu quân sự dự phòng của Hezbollah ở Tayr Harfa phía nam Liban".
Cũng trong ngày 15/4, sau tiếng còi báo động vang lên ở khu vực Hanita phía bắc Israel, khoảng 5 vụ phóng được xác định phóng từ Liban và rơi xuống các khu vực không có người ở nên không gây thương vong, IDF cho biết và xác nhận rằng họ đã tấn công vào nơi đã thực hiện vụ phóng. IDF cũng nhắm mục tiêu vào các địa điểm của Hezbollah ở Markaba, Jabal Blat, Al-Hamra và Majdal Zoun, miền nam Liban.
Ngoài ra, IDF đã chặn hai thiết bị bay không người lái vào đêm 14 và sáng ngày 15/4. Các mối đe dọa từ thiết bị không người lái, từ Yemen hoặc Iraq, vẫn tiếp tục diễn ra.
Trong khi đó, Hamas đã bác bỏ thỏa thuận ngừng bắn mới nhất của Israel và Hezbollah dường như chưa sẵn sàng rút khỏi khu vực biên giới với Israel.
Có thể nói, các cuộc tấn công mới nhất của Iran nhằm vào Israel đã mở màn cho một giai đoạn mới trên. Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là "khoảng lặng trước cơn bão" tiếp theo hay liệu một trạng thái bình thường mới đã hình thành có thể dẫn đến sự xuống thang căng thẳng hay không.
Cũng giống như khi mọi thứ "quá yên tĩnh", IDF đang phải cảnh giác cao độ trước nguy cơ một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra.
Chuyên gia Nga nhận định về khả năng Israel đáp trả cuộc tấn công của Iran Cuộc tấn công vào các lực lượng thân Iran ở các nước thứ ba sẽ có nguy cơ leo thang thấp nhất, trong khi các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân trên lãnh thổ Iran có rủi ro cao nhất. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ trì cuộc họp Nội các chiến tranh tại Tel Aviv sáng 14/4/2024, sau cuộc...