Nguyên nhân Iraq muốn chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về sự leo thang liên quan đến những cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở quốc gia Trung Đông này.

Nguyên nhân Iraq muốn chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ - Hình 1
Có khoảng 2.500 lính Mỹ được triển khai ở Iraq trong khuôn khổ liên minh chống Israel. Ảnh: NYT

Iraq và Mỹ ngày 27/1 đã bắt đầu đàm phán về tương lai của quân đội Mỹ cùng các nước khác tại quốc gia Trung Đông này khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng buộc họ phải rời đi.

Văn phòng Thủ tướng Iraq đã công bố bức ảnh cho thấy ông Al Sudani chủ trì một cuộc họp gồm các quan chức cấp cao của lực lượng vũ trang Iraq và liên minh quốc tế do Washington thành lập để chống IS. Chú thích ảnh cho biết Thủ tướng Al Sudani đang chủ trì “vòng đối thoại song phương đầu tiên giữa Iraq và Mỹ nhằm chấm dứt sứ mệnh của liên minh quân sự nước ngoài ở Iraq”.

Các cuộc đàm phán đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng, diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở Iraq và trong khu vực liên quan đến cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas, làm dấy lên làn sóng tấn công vào Mỹ và các lực lượng của liên minh do Washington đứng đầu.

Đã có hơn 150 cuộc tấn công vào quân đội liên minh nước ngoài kể từ giữa tháng 10 năm ngoái, nhiều cuộc trong số đó được thực hiện bởi Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq, một liên minh lỏng lẻo gồm các nhóm liên kết với Iran phản đối sự hỗ trợ của Mỹ cho Israel trong cuộc xung đột ở Gaza.

Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tấn công để trả đũa, gây áp lực lên ông Al Sudani, người lãnh đạo chính phủ dựa vào sự hỗ trợ của các đảng liên kết với Iran, để kêu gọi liên minh rút khỏi Iraq.

Bạo lực leo thang đã khiến Thủ tướng Iraq kêu gọi lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu nhanh chóng rút khỏi nước này thông qua đàm phán, một quá trình bắt đầu được khởi xướng vào năm ngoái nhưng bị đình trệ khi xung đột Israel – Hamas nổ ra.

Các quan chức Iraq phàn nàn rằng những cuộc tấn công của Mỹ vi phạm chủ quyền của nước này. Hôm 23/1, sau đợt không kích của Mỹ ở Iraq, người phát ngôn của Thủ tướng Al Sudani cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công này “làm suy yếu các thỏa thuận và các lĩnh vực hợp tác an ninh chung” khi hai nước đang nỗ lực “định hình lại mối quan hệ trong tương lai”.

Mỹ đã không sẵn lòng đàm phán về khả năng rút quân khi đang bị chỉ trích vì lo ngại điều đó dường như bị ép buộc, từ đó khuyến khích các đối thủ trong khu vực, bao gồm cả Iran. Nhưng tính toán đã thay đổi trong bối cảnh Mỹ nhận ra rằng các cuộc tấn công có thể sẽ không dừng lại và tình hình đang dẫn đến leo thang.

Video đang HOT

Washington trước đó cho biết họ đã đồng ý với Baghdad về việc thành lập “các nhóm chuyên gia làm việc gồm các chuyên gia quân sự và quốc phòng” như một phần của Ủy ban Quân sự cấp cao được thành lập theo thỏa thuận với Baghdad.

Nhóm làm việc sẽ xem xét “ba yếu tố chính”: “mối đe dọa từ IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng); các yêu cầu về hoạt động cũng như năng lực của Lực lượng An ninh Iraq”.

Phó phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh hôm 25/1 cho biết sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq “chắc chắn sẽ là một phần của các cuộc thảo luận sau này”.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Iraq thông báo các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến việc xây dựng “một mốc thời gian cụ thể và rõ ràng, cùng với việc bắt đầu cắt giảm dần” số cố vấn liên minh quân sự ở Iraq.

Trong một tuyên bố đăng trên Telegram ngày 26/1, Lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq cáo buộc Mỹ lợi dụng các cuộc đàm phán để “điều chỉnh chính sách và câu giờ”.

“Phản ứng của Lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq sẽ là tiếp tục các hoạt động chống lại sự hiện diện của nước ngoài cho đến khi ý định thực sự của họ và mức độ nghiêm túc trong cam kết rút lực lượng của họ được chứng minh”, tuyên bố của lực lượng trên nêu rõ.

Có khoảng 2.500 lính Mỹ được triển khai ở Iraq và khoảng 900 lính Mỹ ở Syria trong khuôn khổ liên minh chống IS được thành lập vào năm 2014 – năm mà nhóm cực đoan này chiếm lĩnh khoảng 1/3 lãnh thổ Iraq.

Iraq tuyên bố IS đã bị đ.ánh bại vào cuối năm 2017 sau khi quân đội của họ, được liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu hậu thuẫn và lực lượng dân quân người Shiite ở Iraq được Iran hậu thuẫn, đã giành lại toàn bộ lãnh thổ bị chiếm giữ, nhưng nhóm này vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công không thường xuyên thông qua các hoạt động bí mật.

Các lựa chọn của giới lãnh đạo Arab về phản ứng với xung đột ở Gaza

Tình hình nhân đạo ở Gaza cũng như sự phẫn nộ của công chúng trong nước đang gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Arab để có hành động với Israel.

Một số biện pháp đã được đề xuất như lệnh cấm vận dầu mỏ. Vậy các quốc gia Arab thực sự có những lựa chọn nào?

Các lựa chọn của giới lãnh đạo Arab về phản ứng với xung đột ở Gaza - Hình 1
Người dân sử dụng ngựa trên đường phố thủ đô Amsterdam (Hà Lan) trong khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Ảnh: Getty Images

Đầu những năm 1970, các quốc gia Arab quyết định áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ và một số nước khác, trong đó có Hà Lan và Bồ Đào Nha, vì ủng hộ Israel. Tháng 10/1973, Syria và Ai Cập tiến hành các cuộc tấn công vào Israel trong nỗ lực chiếm lại lãnh thổ, bao gồm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan mà Tel Aviv đã chiếm đóng sau cuộc giao tranh giữa Israel và Arab năm 1967. Khi đó, các quốc gia Arab khác, như Saudi Arabia, ủng hộ sử dụng "vũ khí dầu mỏ".

Lệnh cấm vận dầu mỏ kéo dài đến năm 1974 và gây hậu quả nặng nề. Giá "vàng đen" toàn cầu tăng 300%, kéo theo lạm phát cao, gây tình trạng thiếu xăng, khiến công chúng Mỹ phẫn nộ. Nhưng lệnh cấm vận cũng buộc các nhà ngoại giao Mỹ can thiệp và đưa Ai Cập cùng Israel, những nước lúc đó đang xung đột, vào bàn đàm phán.

Kênh DW (Đức) cho biết câu hỏi đặt ra là tại sao không sử dụng lại "vũ khí dầu mỏ" ở thời điểm này?

Cố vấn an ninh năng lượng Nhà Trắng Amos Hochstein vào tháng 11/2023 chia sẻ với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Kể từ khi trở thành một mặt hàng được giao dịch, dầu mỏ đôi khi bị vũ khí hóa. Vì vậy, chúng tôi luôn lo lắng và nỗ lực chống lại điều đó, nhưng tôi nghĩ cho đến nay thì điều đó vẫn chưa xảy ra".

Tại cuộc họp tháng 11/2023 ở Saudi Arabia, nơi các nhà lãnh đạo Arab thảo luận về cách họ nên phản ứng với cuộc xung đột ở Gaza, một số quốc gia, bao gồm Algeria và Lebanon, đã đề xuất ngưng cung cấp dầu cho Israel và các đồng minh. Ý tưởng này nhanh chóng bị bác bỏ.

Ông Khaled Elgindy tại Viện Trung Đông có trụ sở ởWashington nhận định rằng khi nói đến việc phản ứng với xung đột Israel-Hamas, các quốc gia Arab phải đối mặt với một số câu hỏi hóc búa.

Ông nói với DW: "Họ đang cố gắng cân bằng các lợi ích cạnh tranh khác nhau. Một mặt, họ muốn chứng minh cho công chúng của mình, những người đang bất bình với cả Israel và Mỹ, rằng họ ủng hộ người Palestine. Mặt khác, họ không muốn làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho các mối quan hệ, đặc biệt là với Mỹ, dẫn đến gia tăng bạo lực trong khu vực hoặc gây bất ổn cho chính quyền của họ". Ông Elgindy cho biết lệnh cấm vận dầu sẽ dẫn đến đối đầu trực tiếp với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác, đó là lý nó khó xảy ra.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Arab đang chịu áp lực ngày càng tăng phải hành động. Theo cơ quan y tế Gaza, số người t.ử v.ong ở dải đất này đã tăng lên hơn 25.000 trường hợp. Liên hợp quốc cũng cảnh báo người dân Gaza có nguy cơ c.hết đói và mắc nhiều bệnh tật bởi lệnh phong tỏa Israel đang áp dụng. Một số nhà lãnh đạo Arab, bao gồm cả các chính trị gia Qatar và Jordan, đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh khu vực và tình trạng cực đoan hóa ngày càng gia tăng trong chính người dân của họ.

Các lựa chọn của giới lãnh đạo Arab về phản ứng với xung đột ở Gaza - Hình 2
Người dân xếp hàng chờ nhận thức ăn cứu trợ tại Dải Gaza ngày 15/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Liên đoàn Arab (AL) đã ban hành nghị quyết sau cuộc họp ở Cairo (Ai Cập) ngày 22/1, nhấn mạnh rằng các nước Arab "sẽ áp dụng mọi bước đi pháp lý, ngoại giao và kinh tế để ngăn chặn sự di dời của người dân Palestine". Một ủy ban đã được thành lập để nghiên cứu về những bước đi đó.

Theo ông Elgindy, những bước mà các nhà lãnh đạo Arab có thể thực hiện là trục xuất đại sứ Israel, cung cấp viện trợ mà không tuân theo các quy định của Israel, ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí của Mỹ tới Israel... Nhưng ông cũng lưu ý rằng việc không có quốc gia Arab nào chính thức tham gia vụ Nam Phi kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là điều đáng chú ý. Động thái như vậy chắc chắn sẽ khiến Mỹ tức giận và làm phức tạp thêm mối quan hệ với Israel.

Ông Adel Abdel Ghafar tại Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở ở Qatar đ.ánh giá khó xuất hiện phản ứng phối hợp hoặc hữu hình nào từ các quốc gia Arab. Ông giải thích rằng mỗi quốc gia Arab đều có những tính toán chính sách đối ngoại riêng và ngay cả các quốc gia vùng Vịnh cũng bị chia rẽ về một số vấn đề. Ông bổ sung rằng một số quốc gia Arab đã thể hiện đồng lòng qua hợp tác ở các tổ chức đa phương như Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng như hợp tác với các cường quốc ngoài phương Tây, bao gồm cả Trung Quốc và Nga.

Các lựa chọn của giới lãnh đạo Arab về phản ứng với xung đột ở Gaza - Hình 3
Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit phát biểu tại cuộc họp Ngoại trưởng AL ở Cairo, Ai Cập, ngày 11/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Hiện tại, áp lực lớn nhất là rủi ro chấm dứt bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab. Một kế hoạch hòa bình do Arab ủng hộ gần đây đã được đề xuất nhằm gắn kết lợi ích của mối quan hệ Israel- Saudi Arabia được cải thiện với tiến bộ thực sự hướng tới một nhà nước Palestine và giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.

Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan nói với kênh truyền hình CNN của Mỹ hôm 21/1: "Hòa bình thực sự trong khu vực sẽ đến thông qua tiến trình đáng tin cậy, không thể đảo ngược hướng tới một nhà nước Palestine. Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng, không chỉ với tư cách là Saudi Arabia, mà còn với tư cách là các quốc gia Arab, tham gia vào cuộc đối thoại đó". Ngoại trưởng bin Farhan cũng đề cập rằng nếu Israel không đồng ý, đề nghị sẽ không còn nữa.

Về phần Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng thành lập nhà nước Palestine.

Bà Dina Esfandiary, cố vấn cấp cao của International Crisis Group, phân tích với hãng tin Bloomberg rằng Các quốc gia Arab hiểu Israel có thể sẽ không chấp nhận những điều như vậy nếu không có áp lực đáng kể.

Tuy nhiên, ông Abdel Ghafar cho rằng việc đạt được bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia là lựa chọn duy nhất vào lúc này của Tel Aviv, chủ yếu vì có vẻ như Thủ tướng Netanyahu hiện chịu tác động bởi những mối bận tâm trong nước và việc duy trì quyền lực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump chưa nắm quyền mà đã khiến nhiều người lo lắng
08:47:22 25/07/2024
Hàng nghìn người kẹt trong bão Gaemi, liệu các siêu đô thị Philippines đã đạt đến giới hạn?
21:27:31 25/07/2024
'Phó tướng' của ông Trump phá kỷ lục theo cách tồi tệ nhất
06:49:21 26/07/2024
Siêu bão Gaemi khiến các nhà khí tượng ngạc nhiên, quần thảo Đài Loan (Trung Quốc)
09:24:38 25/07/2024
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
10:19:28 25/07/2024
Cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
20:33:15 25/07/2024
Philippines chạy đua với thời gian để ngăn sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử
06:46:59 26/07/2024
Tổng thống Biden sẽ làm gì trong thời gian cuối ở Nhà Trắng
08:56:42 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
3 phim ngôn tình Hoa ngữ "xịn sò" sắp chiếu: "Đệ nhất mỹ nhân Bắc Kinh" tái xuất?
06:05:30 27/07/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức không ai dám theo đuổi
06:25:53 27/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
01:00:39 27/07/2024
Lisa (BLACKPINK) gặp chuỗi thị phi, vết nhơ sự nghiệp khó xóa, chấn động dư luận
07:10:25 27/07/2024

Tin mới nhất

Truyền thông Cuba dành nhiều không gian tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:46:14 27/07/2024
Cuba là nước đầu tiên tuyên bố dành 3 ngày tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là minh chứng cho tình anh em đặc biệt giữa hai dân tộc.

Dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Campuchia

05:34:08 27/07/2024
Cùng chung cảm nhận với Đại sứ Việt Nam, Đại tướng Yun Min chia sẻ cảm xúc nghẹn ngào với quân đội và toàn thể nhân dân Việt Nam khi mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1

05:31:24 27/07/2024
Trong khuôn khổ các Hội nghị ASEAN+1, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc có thêm địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

05:26:06 27/07/2024
Các chuyên gia UNESCO đ.ánh giá kiến trúc và kỹ năng của thợ xây khu gò mộ này có thể so sánh với những lăng tẩm của các triều đại Trung Quốc và các kim tự tháp ở Ai Cập.

Israel đưa ra các điều kiện mới cho thỏa thuận ngừng b.ắn ở Gaza

05:23:41 27/07/2024
Tuy nhiên, quan chức giấu tên cho biết Hamas đã bác bỏ điều kiện này. Các nguồn tin nói rằng Israel cũng yêu cầu trao quyền kiểm soát biên giới giữa Gaza và Ai Cập cho quân đội nước này..

Pháp: Cơ quan công tố điều tra vụ phá hoại đường sắt trước thềm Olympic

05:15:06 27/07/2024
Các hành vi ác ý này đã gây gián đoạn nghiêm trọng đối với các tuyến đường sắt Đại Tây Dương, các tuyến miền Bắc và miền Đông nước Pháp.

Mưa lớn gây lũ lụt và lở đất ở Đông Bắc Nhật Bản, ít nhất 2 người t.hiệt m.ạng

05:12:43 27/07/2024
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã hạ cấp độ cảnh báo mưa lớn tại 6 thành phố ở tỉnh Yamagata, nhưng vẫn duy trì cảnh báo nguy cơ lũ lụt và lở đất.

LHQ đưa tu viện ở Gaza vào danh sách di sản đang bị đe dọa

05:08:57 27/07/2024
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo nhấn mạnh rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ tu viện Saint Hilarion khỏi bị phá hủy trong bối cảnh xung đột dai dẳng hiện nay.

Anh và Đức cân nhắc hợp tác chế tạo tên lửa có khả năng tấn công vũ khí hạt nhân của Nga

05:06:36 27/07/2024
Nguồn tin cho biết các tên lửa này dự kiến được triển khai tại Đức, thay thế các tên lửa tầm xa của Mỹ được triển khai tại nước này từ năm 2026, bao gồm SM-6, Tomahawk và các tên lửa siêu thanh đang phát triển.

Australia, New Zealand, Canada kêu gọi lệnh ngừng b.ắn ở Gaza

05:05:12 27/07/2024
Tuy nhiên, tuần trước, Bộ Ngoại giao Israel đã bác bỏ quan điểm trên của ICJ, đồng thời cho rằng giải pháp chính trị trong khu vực chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán.

Nổ mỏ khí đốt gây thương vong ở Nga

05:03:49 27/07/2024
Mỏ khí đốt trên do một công ty thuộc Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosneft của Nga vận hành. Vụ nổ xảy ra khi các nhân viên đang chuẩn bị sửa chữa một số thiết bị.

Nga phản ứng trước việc EU chuyển tài sản đóng băng cho Ukraine

04:59:34 27/07/2024
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết: Hôm nay, chúng tôi chuyển 1,5 tỷ euro từ các tài sản bất động sản của Nga cho Ukraine để tái thiết và phòng thủ .

Có thể bạn quan tâm

Những người nên tránh ăn mận để khỏi 'rước họa vào thân'

Sức khỏe

08:14:33 27/07/2024
Quả mận chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng đáng kể. Nó là một nguồn giàu năng lượng và cung cấp các chất cần thiết cho sức khỏe.

2NE1 ghét BLACKPINK?

Sao châu á

08:11:37 27/07/2024
Chủ đề gây chú ý nhất trên mạng xã hội là nghi vấn 2NE1 không thích BLACKPINK. Bằng chứng được đưa ra là dòng trạng thái của CL khi bị tag vào sản phẩm âm nhạc của Jennie.

Kiểu tóc bết dơ được các người đẹp lăng xê nhiệt tình, tôn vẻ gợi cảm, chị em học theo không khó

Làm đẹp

08:04:51 27/07/2024
Thông thường, mái tóc bết hay ướt được xem là trạng thái tóc chưa sạch của mọi người. Vào những ngày phải hoạt động nhiều hoặc ra ngoài trời thường xuyên, tóc sẽtiết dầutrông khá bết dính và không còn bồng bềnh như khi được gội sạch sẽ.

Diễn biến vụ kiện của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

07:56:36 27/07/2024
Được ví như Taylor Swift Hàn Quốc , IU có hơn 10 năm sự nghiệp đỉnh cao với danh sách đĩa nhạc khủng, toàn hit tự sáng tác. Tại thị trường chuộng nhóm nhạc như Hàn Quốc, IU là cá nhân đặc biệt thành công với tư cách nghệ sĩ solo.

Ba tựa game có thời lượng dài nhất trong lịch sử, người chơi mòn mỏi không phá đảo nổi

Mọt game

07:56:28 27/07/2024
Không có bất kỳ một quy tắc hay hạn chế nào về độ dài của các trò chơi điện tử. Tùy theo mức độ tài chính cũng như chiến lược từ phía các nhà phát triển, những tựagamesẽ được thiết kế với thời lượng nội dung khác nhau.

Bị hỏi thiếu tế nhị về bé Bôm khi đi siêu thị, Quốc Tuấn phản ứng ra sao?

Sao việt

07:48:56 27/07/2024
Có người hỏi cháu bị làm sao vậy. Tôi luôn trả lời rằng cháu không sao hết, bố cháu sẽ chỉnh hình lại cho cháu, không vấn đề gì hết - diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ.

Hoãn phiên xử vụ phó chủ tịch phường biến đất công thành đất cho con trai

Pháp luật

07:38:22 27/07/2024
Phiên tòa xét xử cựu phó chủ tịch phường ở Khánh Hòa tội lạm quyền, biến đất công thành đất của con trai mình tạm hoãn do vắng mặt nhiều người liên quan.

Phạt quán ăn bị tố 'chặt c.hém' 200.000 đồng/suất ở huyện Vạn Ninh 1,5 triệu đồng

Tin nổi bật

07:22:15 27/07/2024
Như PLO đã thông tin, ngày 23-7, tài khoản Facebook có tên Vân Trường đăng nội dung tố quán cơm ở xã Vạn Thắng tính giá suất ăn cao bất thường.

Điểm danh quán bún riêu tóp mỡ ngon chuẩn vị ở TP.HCM

Ẩm thực

06:59:41 27/07/2024
Bún riêu tóp mỡ là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều quán bún riêu tóp mỡ cực ngon Nam tiến vào TP.HCM.

8 outfit phù hợp sáng đi làm, tối đi chơi

Thời trang

06:42:21 27/07/2024
Do đó, chị em có xu hướng lựa chọn những kiểuthời trangđa-zi-năng, giúp hạn chế tối đa việc phải thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Động vật có thể nhận ra mình trong gương

Lạ vui

06:41:32 27/07/2024
Con người là loài duy nhất ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương mỗi ngày nhưng không phải loài duy nhất nhận ra chính mình trên các bề mặt phản chiếu.