Thủ tướng Israel trình bày kế hoạch hậu xung đột Gaza và phản ứng của Palestine
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đề xuất một kế hoạch cho Gaza thời hậu chiến, tuy nhiên Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lập tức bác bỏ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trình bày kế hoạch hậu chiến với Hamas cho nội các. Ảnh: MW
Truyền thông Israel đưa tin ngày 23/2 cho biết Israel muốn duy trì quyền kiểm soát an ninh với tất cả vùng đất phía Tây Jordan, bao gồm Bờ Tây và Dải Gaza.
Trong các mục tiêu dài hạn được liệt kê, Thủ tướng Netanyahu bác bỏ việc “đơn phương công nhận” nhà nước Palestine.
Ông nhấn mạnh, một thỏa thuận với người Palestine sẽ chỉ đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên.
Video đang HOT
Tại Gaza, Thủ tướng Netanyahu coi phi quân sự hóa và phi cực đoan hóa là những mục tiêu cần đạt được trong trung hạn.
Ông không nói rõ thời điểm bắt đầu kế hoạch trung hạn và kéo dài bao lâu nhưng đặt điều kiện cho việc khôi phục Dải Gaza dựa trên việc phi quân sự hóa hoàn toàn.
Israel sẽ hợp tác với Ai Cập và Mỹ để ngăn chặn hành vi buôn lậu trong khu vực, bao gồm tại cửa khẩu Rafah của Gaza.
Tờ Times of Israel đã trích dẫn các yếu tố chính trong kế hoạch của ông Netanyahu cho biết hiện tại Gaza đang nằm dưới sự kiểm soát của Hamas, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, ông Netanyahu gợi ý các vấn đề dân sự của Gaza sẽ được điều hành bởi các quan chức địa phương có kinh nghiệm hành chính và những người không liên quan đến các quốc gia hoặc tổ chức hỗ trợ khủn.g b.ố.
Theo kế hoạch, ngay cả sau chiến tranh, quân đội Israel sẽ có “quyền tự do vô thời hạn” để hoạt động trên khắp Gaza nhằm ngăn chặn bất kỳ hoạt động khủn.g b.ố nào tái diễn.
Một yếu tố quan trọng của kế hoạch này là việc giải tán cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) và thay thế cơ quan này bằng các nhóm viện trợ quốc tế khác.
Những biện pháp đó bao gồm việc giải tán Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine, đồng thời đảm bảo thả tất cả các con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza.
Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeineh, khẳng định với báo giới rằng đề xuất nêu trên của Thủ tướng Netanyahu “chắc chắn sẽ thất bại”, tương tự mọi kế hoạch của Israel nhằm thay đổi thực tế địa lý và nhân khẩu học ở Gaza.
“Nếu thực sự quan tâm đến thiết lập an ninh và ổn định trong khu vực, thế giới phải chấm dứt việc Israel chiếm đóng đất của người Palestine và công nhận một nhà nước Palestine độc lập với Jerusalem là thủ đô” – ông Rudeineh nhấn mạnh.
Tổng thống Palestine kêu gọi Hamas đồng ý với thỏa thuận ngừng bắ.n
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 14/2, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi phong trào Hồi giáo Hamas chấp nhận đề xuất về thỏa thuận ngừng bắ.n tạm thời, nhằm tránh xảy ra thêm thảm họa đối với người dân ở Dải Gaza.
Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 12/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng tin chính thức WAFA của Chính quyền Palestine (PA), hiện đang quản lý Bờ Tây, dẫn lời ông Abbas nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi phong trào Hamas nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù nhân, để tránh cho người dân Palestine khỏi thảm họa nữa với các hậu quả nghiêm trọng, không khác gì sự kiện Nakba 1948". Nakba trong tiếng Arab nghĩa là "thảm họa", nhằm chỉ cuộc khủng hoảng nhân đạo trong đó khoảng 760.000 người Palestine đã phải đi trốn chạy chiến tranh.
Lời kêu gọi của nhà lãnh đạo PA được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán thỏa thuận ngừng bắ.n do Qatar làm trung gian không đạt bước tiến đáng kể nào và dư luận thế giới đang phản đối mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Israel tấ.n côn.g vào Rafah ở Dải Gaza.
Binh sĩ Israel tuần tra tại khu vực biên giới với Dải Gaza. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cùng ngày 14/2, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo chiến dịch tấ.n côn.g của Israel tại thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, có thể gây ra "thảm họa không thể đo đếm" và đẩy hệ thống y tế của dải đất này gần hơn nữa tới tình trạng sụp đổ. Đại diện WHO tại các vùng lãnh thổ Dải Gaza và Bờ Tây, ông Richard Peeperkorn, cho rằng các hoạt động quân sự ở khu vực có mật độ dân số dày đặc này chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa không thể đo lường... và sẽ đẩy thảm kịch nhân đạo đi xa hơn nữa ngoài sức tưởng tượng. Ông Peeperkorn cho biết thêm hiện các hoạt động cứu trợ y tế của tổ chức này bị cản trở do chỉ có 40% yêu cầu vận chuyển trang thiết bị y tế vào Gaza được phía Israel chấp nhận.
Ước tính có khoảng 1,5 triệu người dân ở Gaza chạy trốn chiến tranh đã tìm đến Rafah, thành phố phía Nam giáp với Ai Cập, được cho là tương đối an toàn. Mới đây, quân đội Israel đã ra thông báo sơ tán tới người dân tại đây để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự mới và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
Hamas tái khẳng định yêu cầu ngừng bắ.n tại Gaza Ngày 17/2, người đứng đầu phong trào Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh đã tái khẳng định yêu cầu của lực lượng này về một lệnh ngừng bắ.n hoàn toàn tại Dải Gaza. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 14/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trong tuyên bố, ông Haniyeh nhấn mạnh các yêu cầu...