Sinh viên vùng khó vật lộn với học online

Theo dõi VGT trên

Chủ trương của ngành giáo dục: Tạm dừng đến trường, không dừng việc học để phòng tránh dịch COVID-19, đang được thực hiện bằng hình thức đào tạo từ xa. Nhưng với điều kiện sống không đồng đều, hình thức học trực tuyến đang trở thành áp lực đối với sinh viên.

Sinh viên vùng khó vật lộn với học online - Hình 1

Sinh viên Lầu Mí Xá dựng lều bên sườn núi để bắt sóng học online

Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều hình ảnh những em học sinh, sinh viên vùng khó phải tự tìm chỗ có sóng wifi để dựng lán học online. Có thể thấy tinh thần vượt khó vươn lên học tập của họ. Tuy nhiên, điều kiện học tập của học sinh, sinh viên trên cả nước có sự chênh lệch rất lớn. Và việc học online đang gây nên rất nhiều khó khăn cho những học sinh, sinh viên ở những khu vực khó khăn.

Trên diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Hồng Bàng, các bạn cho biết, hằng ngày vẫn lên mạng học online nhưng một buổi học bị trục trặc rất nhiều lần vì mạng yếu. Một sinh viên khác cho hay, ở quê em điện bị cúp từ 6h sáng đến 17h chiều nên không thể học theo lịch của trường. Phải nhờ bạn xin phép thầy cô điểm danh rồi sau đó tối có điện vào nghe lại bài giảng.

Tuy nhiên, có lẽ hình ảnh gây ấn tượng mạnh nhất về chuyện học trực tuyến thời COVID-19 là chàng sinh viên Lầu Mí Xá về nhà ở bản Sủng Của, xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, cách thành phố Hà Giang 120 km.

Khi trường tổ chức học trực tuyến, Xá tưởng như mình sẽ phải bảo lưu học kỳ này bởi điểm trường Sủng Của, nơi có kết nối internet duy nhất của thôn, cách nhà Mí Xá 1 km đã thành điểm cách ly tập trung cho những người đi làm ăn từ Trung Quốc về.

Cậu sinh viên này đã thử leo lên ngọn núi cao sau nhà “bắt internet” nhưng sóng chập chờn, kết nối bị ngắt quãng. Một lần tình cờ đi qua đoạn đường ở nương ngô, thấy bắt được 4G nên em quyết dựng lán ở đây để theo học lâu dài.

Không chỉ Mí Xá, ở Thái Nguyên, vùng giáp ranh với Lạng Sơn, n.ữ s.inh Ma Thị Tươi ( dân tộc Tày) sinh viên khoá K54 Khoa Khách sạn Du lịch, Trường Đại học Thương mại cũng dựng lán giữa đỉnh đồi bắt sóng internet để học và làm bài kiểm tra trực tuyến.

Trường ĐH Thương mại đã quyết định hỗ trợ hoàn toàn gói cước 3G, 4G cao nhất cho sinh viên nhưng đối với một số em, về quê không có sóng wifi, không có đường dây internet hay thậm chí không có điện thì sự hỗ trợ này cũng trở thành vô ích. Để có thể theo kịp lịch học, theo kịp với cách học mới, rất nhiều sinh viên đang phải tự xoay xở tìm cách khắc phục.

Học không hiệu quả, sinh viên phản đối thi online

Cũng trên diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Hồng Bàng, khi biết tin trường sẽ tổ chức thi trực tuyến, một số sinh viên đã không đồng tình. Một sinh viên nói, học trực tuyến khiến họ rất mệt mỏi vì ngồi học trên máy tính cả ngày; không chỉ riêng việc học, sinh viên còn phải soạn bài trước, tìm tài liệu ít nhất cũng hơn 2 tiếng/ngày.

Một sinh viên cho biết, do quê ở vùng sâu nên để có thể học trực tuyến, em đã phải ở lại thành phố thuê trọ. Tuy nhiên, khi học trên giảng đường, thầy cô giảng 10 phần thì ít nhất em nắm 6-7 phần kiến thức. Tuy nhiên, khi học trực tuyến, em chỉ nắm 4-5 phần. “Mà không phải lúc nào cũng học được trơn tru.

Mạng internet lúc mạnh, lúc yếu; tài liệu tìm được không biết có chính xác không; rồi bài giảng dài, có những môn còn không có tương tác qua lại. Vì vậy, ngay cả việc tiếp thu được 4-5 phần kiến thức cũng là khó”, sinh viên này nêu thực tế. Vì những khó khăn đó mà sinh viên lo thi trực tuyến nguy cơ trượt rất cao. Nếu thi lại, hay học lại, các em sẽ thêm một khoản phát sinh chi phí không nhỏ.

Ý kiến này đã nhận được hàng trăm phản hồi của các sinh viên khác. Nhiều sinh viên cho rằng, học online là biện pháp tạm thời, thi trực tuyến chắc chắn sẽ trượt.

Một số sinh viên đề nghị xem xét lại việc thi giữa kỳ và cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến. “Chúng em học khối ngành sức khỏe liên quan tính mạng con người. Dù rất cố gắng khi nhà trường tổ chức học trực tuyến nhưng kiến thức nhận được chắc chắn sẽ không bằng so với học trực tiếp với thầy cô ở trường được”, một sinh viên nói.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có sinh viên nói có thể học và thi trực tuyến bình thường. Vì do ảnh hưởng của dịch thì ai cũng vất vả. Vấn đề là bản thân mỗi sinh viên phải cố gắng để vượt qua. Mặc dù vậy, nhiều trường ĐH thừa nhận dạy trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, không thể thay thế được hình thức học tập trung đối với sinh viên.

Video đang HOT

Trường ĐH Thương mại đã quyết định hỗ trợ hoàn toàn gói cước 3G, 4G cao nhất cho sinh viên nhưng đối với một số em, về quê không có sóng wifi, không có đường dây internet hay thậm chí không có điện thì sự hỗ trợ này cũng trở thành vô ích. Để có thể theo kịp lịch học, theo kịp với cách học mới, rất nhiều sinh viên đang phải tự xoay xở tìm cách khắc phục.

Nghiêm Huê

Chật vật với học trực tuyến

Câu chuyện chàng sinh viên dân tộc Mông Lầu Mí Xá ở Hà Giang phải ra đường dựng lán dò sóng 4G để học online không phải là độc nhất vô nhị. Không cần nói ở đâu xa, nhiều học sinh, sinh viên ở ngay TP.HCM cũng chật vật khi học online.

Chật vật với học trực tuyến - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch học trực tuyến tại quán cà phê khi chưa có yêu cầu cách ly xã hội - Ảnh: ANH KHÔI

Rất nhiều sinh viên ở các trường ĐH như Y dược TP.HCM, Văn Lang, Kinh tế TP.HCM, Hồng Bàng, Ngoại ngữ tin học TP.HCM, Mở TP.HCM... bày tỏ lo ngại về chất lượng dạy học trực tuyến cũng như việc thi cử trong học kỳ này.

Thậm chí không ít sinh viên còn đề nghị dừng dạy trực tuyến, "thà ra trường trễ còn hơn hổng kiến thức".

Như phim Cô dâu 8 t.uổi

Trường ĐH Y dược TP.HCM mới triển khai dạy học trực tuyến chưa lâu. Một số sinh viên cho biết việc học quá nhiều, có môn học liên tục 3-4 tiếng khiến mình bị bão hòa, không thể tiếp thu một bài học nào hoàn chỉnh.

Đó là chưa kể nhiều khi mạng bị rớt, sinh viên bị đẩy ra khỏi lớp học khiến việc tiếp thu bài giảng bị gián đoạn.

Không những vậy, đôi khi mạng quá yếu, giảng viên nói sinh viên không nghe được, màn hình liên tục quay chậm như phim Cô dâu 8 t.uổi, lúc có tiếng thì không có hình và ngược lại. Bên cạnh đó, tạp âm thường xuyên chen vào do sinh viên mở mic khiến việc học bị gián đoạn.

Không chỉ các yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc học trực tuyến, ngay cả việc bố trí giờ học, số lượng môn học cũng khiến sinh viên khổ sở.

"Ngày nào tôi cũng ngồi trước máy tính từ 7h đến tận 17h, từ thứ hai đến thứ sáu, đuối hơn cả học trên lớp. Tối còn phải làm bài tập của môn học ngày hôm đó.

Có những môn phải học hơn 100 slide cho một buổi, hoặc học hai bài cũng khá dài nên có rất ít thời gian để sinh viên hỏi những thắc mắc cũng như tiếp thu kiến thức. Bài giảng thì chập chờn do mạng..." - một sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nói.

Không chỉ vậy, việc thiếu tài liệu tham khảo còn khiến sinh viên vất vả hơn. Nhiều sinh viên cho biết mình ở tỉnh không thể mua giáo trình, các tiệm photocopy đóng cửa nên không thể photo tài liệu học tập.

"Tôi không theo kịp bài giảng vì không có giáo trình, nghe thao thao bất tuyệt trực tuyến như nước đổ đầu vịt vậy. Học trực tiếp trên trường có giáo trình, có bạn bè trao đổi hẳn hoi còn thấy chưa đủ, huống chi học trực tuyến như vậy.

Tôi mong trường suy nghĩ lại về việc dừng học online. Sinh viên có thể ra trường trễ, nhưng không thể học cho kịp với cái đầu rỗng" - một sinh viên thẳng thắn chia sẻ.

Lo ngại thi online

Cuối tháng 3, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có quyết định về việc sẽ tổ chức thi kết thúc môn bằng hình thức online được áp dụng từ tháng 4-2020 cho các hệ, bậc đào tạo của trường.

Có năm hình thức thi online gồm: trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, tiểu luận có thuyết trình và tiểu luận không thuyết trình.

Trường cũng đưa ra các giải pháp và đơn vị hỗ trợ trong trường hợp sinh viên gặp trục trặc về máy tính, đường truyền, micro, webcam trong quá trình thi.

Tuy nhiên, sinh viên vẫn rất lo lắng với hình thức thi này và kiến nghị trường dừng thi online. "Nhà tôi không có máy tính, mạng thì chập chờn. Tiệm Internet thì đóng cửa mùa dịch. Tôi thi online bằng cách nào?" - sinh viên P.N. băn khoăn.

Cùng ý kiến này, một sinh viên khác cho biết chỉ việc học, thuyết trình online đã gặp đủ chuyện trục trặc, thi online sẽ còn nhiều vấn đề hơn nữa.

Liệu tất cả sinh viên đều có đầy đủ các thiết bị cần cho việc thi online hay không? Có trường cho rằng sinh viên ra tiệm Internet, nhưng trong thời điểm dịch bệnh như thế này liệu tiệm nào mở cho sinh viên không? Mong trường sẽ thay đổi kế hoạch.

Tương tự, một sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đề nghị trường xem xét lại việc thi giữa kỳ và cuối kỳ bằng hình thức online: "Sinh viên học khối ngành sức khỏe liên quan đến tính mạng con người, việc học online chúng tôi rất cố gắng, nhưng kiến thức nhận được chắc chắn không bằng khi được học trực tiếp với thầy cô giảng viên ở trường được.

Là sinh viên năm cuối, tôi luôn trong tâm thế cố gắng để được ra trường đúng hạn với nguồn kiến thức chắc chắn, chứ không lờ mờ như bây giờ. Học online thì cứ tiếp tục, còn thi cử để đến khi nào hết dịch, sinh viên trở lại trường hãy thi".

Không có tài liệu vì... bản quyền

Nhiều sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết phải học "chay" do không có tài liệu.

Theo các sinh viên, giảng viên nói vì lý do bản quyền nên không thể gửi file sách tham khảo cho sinh viên trong khi cũng không thể photo hay mua nên việc học, tự học cũng như tham khảo tài liệu rất khó khăn.

Chưa có quy định về thi online

PGS.TS Nguyễn Minh Hà - hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM - cho biết chưa có quy định nào về việc thi kết thúc môn học bằng hình thức online. Ngay cả hệ đào tạo trực tuyến của trường cũng dự thi trên lớp, không thi trực tuyến.

Với hệ đào tạo chính quy, trường tổ chức dạy trực tuyến nhưng kéo dài thời gian học của học kỳ 2 hơn một tháng rưỡi so với trước đây.

Sau khi sinh viên trở lại trường, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập trực tiếp cho sinh viên nhằm đảm bảo khối lượng kiến thức theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước khi sinh viên dự thi kết thúc môn.

Không phải ai cũng có máy tính, Internet

Tại TP.HCM, hầu như tất cả các trường từ tiểu học đến THPT đều đã triển khai dạy học từ xa thông qua nhiều hình thức khác nhau như dạy trực tuyến bằng các phần mềm, giảng bài rồi ghi hình lại post trên YouTube, trang web của trường, dạy trên truyền hình...

Dù cho nhà trường dạy bằng hình thức nào thì cũng yêu cầu học sinh phải có máy tính hoặc điện thoại có nối mạng Internet. Nhưng trên thực tế, không phải em nào cũng đáp ứng được điều kiện này.

Chật vật với học trực tuyến - Hình 2

Em Nguyễn Phương Anh (học sinh lớp 9/7 Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TP.HCM) học môn tiếng Anh trên truyền hình sáng 25-3 - Ảnh: NH.HÙNG

"Thời gian đầu, cứ đến giờ học là con tôi chạy sang nhà bạn cùng lớp để học ké. Bạn của cháu học trực tuyến bằng điện thoại có nối mạng.

Vì thế, hai đứa cùng dùng chung một màn hình điện thoại để tương tác với giáo viên" - chị Nhung, phụ huynh lớp 10C2 Trường THPT Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết.

Chị kể tiếp: "Thấy học như vậy cực quá, tôi đã xem thời khóa biểu học trực tuyến của con, yêu cầu con tự học hỏi từ bạn để biết cách đăng nhập vào lớp học trực tuyến rồi đưa điện thoại có nối mạng cho con học tập".

"Quận Tân Bình, TP.HCM có một số học sinh ở nhà thuê cùng với cha mẹ, gia đình không có máy tính và cũng không dùng Internet. Thế nên giáo viên chủ nhiệm phải photo bài rồi gửi ở cổng bảo vệ cho phụ huynh chạy tới lấy" - ông Phan Văn Quang, phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, thông tin.

Dĩ nhiên bài photo trên giấy thì rất hạn chế so với bài dạy trực tuyến có tương tác hay bài giảng post sẵn trên mạng.

"Do đó, có thể nói việc dạy học từ xa trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế vì cơ hội học tập đối với học sinh không đồng đều như nhau" - cô N.T.T.T., giáo viên ở quận Tân Bình, nhận định.

"Học sinh lấy lý do là nhà con không có máy tính nối mạng nên không tham gia học. Có em lại cho biết ba má cho con về quê với ông bà để tránh dịch COVID-19.

Ở quê không có mạng Internet nên không học được. Có em thì nói là ở quê có mạng nhưng rất yếu, không xem được bài...

Nhà trường chỉ có cách yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nhắn nhủ, khuyến khích học sinh tham gia học từ xa. Nhưng với những lý do như vậy thì nhà trường đành chịu thua" - ông Huỳnh Thanh Phú (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM) kể.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Sang (hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quang Cơ, quận 12, TP.HCM) phân tích: "Đặc điểm của trường chúng tôi là nằm trong khu vực có đông dân nhập cư.

Trong đó nhiều người làm công nhân, buôn gánh bán bưng. Nhiều phụ huynh bảo ban ngày họ phải đi làm, không ở nhà để mở điện thoại cho con học trực tuyến được.

Giáo viên gửi bài qua Zalo nhờ phụ huynh in ra cho học sinh làm, nhưng phụ huynh nói điện thoại của họ không nối mạng. Thế nên trường chúng tôi chỉ có 60-70% học sinh tham gia học từ xa trong mùa dịch này".

Hoàng Hương

MINH GIẢNG

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trấn Thành - Hari Won và hội bạn quyền lực mất hút trong ngày trọng đại của Anh Đức
22:12:26 07/09/2024
Con trai riêng của Huy Khánh và vợ cũ đã 18 t.uổi, điển trai và học giỏi như thế nào?
22:29:38 07/09/2024
11 triệu người phấn khích trước hành động của Lưu Diệc Phi dành cho fan nam
22:08:24 07/09/2024
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Mâu Thuỷ thẳng tay tiễn Hoàng Thuỳ ra về, "phục thù" ấn tượng sau 7 năm!
21:51:28 07/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3
22:35:43 07/09/2024
BABYMONSTER "thảm hại" dưới tay MEOVV, "đàn em Rosé" vừa ra mắt đã xào xáo Kpop
21:34:14 07/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Món chân gà ngâm mà làm theo công thức này thì ngon bất bại, nhâm nhi vào ngày mưa bão hợp vô cùng

Ẩm thực

07:34:32 08/09/2024
Với công thức đơn giản mà thơm ngon, chân gà giòn rụm, vị chua cay hấp dẫn. Hãy thử ngay để có món nhâm nhi ngày mưa bão ngon miệng.

Chuyển cơ quan điều tra nhiều vụ sai phạm về đất đai tại Bạc Liêu

Pháp luật

07:32:04 08/09/2024
Ngày 7/9, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai

Vô tình nghe mẹ chồng tương lai nhắc tên mình, tôi lập tức gọi điện nhờ anh trai đến đón về ngay lúc bão

Góc tâm tình

07:31:46 08/09/2024
Từ giờ mẹ chồng tương lai không phải lo tôi làm khổ con trai bà nữa, bởi tôi sẽ làm đúng như ước nguyện của bà. Ngày này tháng sau tôi sẽ thành cô dâu mọi người ạ.

Giãn cách xã hội do Covid-19 không phải sự kiện bất khả kháng?

Tin nổi bật

07:27:15 08/09/2024
Sau gần 3 năm kết thúc giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhiều tranh chấp và hệ quả phát sinh liên quan trong thời gian này vẫn đang tiếp tục và còn nhiều tranh cãi.

Showbiz 8/9: Kỳ Duyên đáp trả khi b.ị c.hê, Việt Anh lộ diện với gương mặt khác lạ

Sao việt

07:26:59 08/09/2024
Nhiều khán giả nhận xét gương mặt của Kỳ Duyên ngày càng gượng gạo và thiếu cảm xúc so với thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014.

Love Next Door tập 7: Jung Hae In tỏ tình với Jung So Min, phản ứng của nữ chính khiến netizen hồi hộp

Phim châu á

07:17:46 08/09/2024
Tập 7 Love Next Door mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem khi tung hàng loạt tình tiết đôi chính sắp thành khiến khán giả đứng ngồi không yên.

Bom tấn top 1 toàn cầu: Thống trị 61 quốc gia, nữ chính là "thánh hack t.uổi" mãi chẳng chịu già

Phim âu mỹ

07:12:27 08/09/2024
Theo số liệu từ Flix Patrol, The Perfect Couple (tựa Việt: Cặp Đôi Hoàn Hảo) đang là tựa phim thống trị bảng xếp hạng Netflix toàn cầu, đứng top 1 tại 61 quốc gia.

Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

Thế giới

06:53:19 08/09/2024
Ông Peskov trả lời tờ Washington Post (Mỹ): Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Tất nhiên là vô lý. Chúng tôi không can thiệp .

Những thực phẩm giàu collagen tự nhiên

Làm đẹp

06:39:47 08/09/2024
Collagen là một loại protein vô cùng quan trọng, không chỉ giúp duy trì độ đàn hồi, săn chắc cho da mà còn hỗ trợ sức khỏe xương khớp, tóc và móng.

Nhan sắc khó nhận ra của mỹ nhân 2k4 tụt dốc sau loạt "phốt"

Netizen

06:38:59 08/09/2024
Từng được coi là hiện tượng mạng từ năm 17 t.uổi khi nổi lên với loạt video đi làm nương rẫy, Yona Cươn (Đinh Thị Cươn, SN 2004, Bình Định) nhanh chóng trở thành hot TikToker khi sở hữu 6,5 triệu người theo dõi.

Hé lộ nội dung phần tiếp theo của Black Myth: Wukong: Siêu hấp dẫn, rất đáng mong chờ!

Mọt game

06:38:47 08/09/2024
Dự kiến, sắp tới game thủ sẽ sớm được trải nghiệm 2 bản mở rộng (DLC) của siêu phẩm Black Myth: Wukong. Riêng phần 2 của tựa game này thì có lẽ cần thêm nhiều thời gian.