Sinh viên viết sai chính tả
Sinh viên viết đơn gửi phòng đào tạo xin “bổ xung” môn học, tốt nghiệp “trướt” thời hạn. Thậm chí, có bạn mở đầu bằng… “kính dâng lên phòng đào tạo”. Ngoài việc sai chính tả, giảng viên cũng than phiền có bài thi của sinh viên “đọc xong chẳng hiểu gì cả”.
Gần 20 năm dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên, cô Nguyễn Lan Dung – hiện là nhân viên phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – đã “sưu tầm” những đơn thư, bài thi của sinh viên viết sai chính tả, ngữ nghĩa.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đọc nhiều, viết nhiều sẽ nâng cao kỹ năng viết của sinh viên. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ tự học. (Ảnh: Như Hùng)
Sinh tại “Tiềng Giang”
Trong “bộ sưu tập” của cô Dung, có thể dẫn chứng những lỗi chính tả sinh viên mắc phải như: kho “tàn” văn học; một phụ nữ “sinh” đẹp; khuyên “răng” con người sống tốt hơn; gia đình có việc đột “suất” nên em phải về quê; “buột” phải dừng lại; “sửa chửa tính nhút nhác”; mạnh “dạng”; “vướn” mắc; không “sử” lý được; “bản” điểm; cố “gắn” hỗ trợ hết sức… Trong đó, một bạn viết nơi sinh của mình là “Tiềng Giang”.
Cô Dung kể một sinh viên đến phòng đào tạo nhận bằng tốt nghiệp. Bạn bị mất thẻ sinh viên nên phải làm giấy cam đoan. Trong giấy này, bạn viết: “Tôi cam đoan sẽ chịu trách nhiệm gì? khi mất thẻ sinh viên”. Bị sai đề thi, sinh viên viết đơn mong “bài thi của tôi được chấm đúng quy luật như những bài thi khác”. Trong bài thi tiếng Việt thực hành, một sinh viên viết: “Tiếng Việt là loại chữ tượng vần, nghĩa là các vần của chữ cái a, ă, â… ghép lại rồi đánh vần tạo thành tiếng Việt”. Bạn khác lại viết: “Dân tộc ta với bề dày hơn 3.000 năm dựng nước và giữ nước”
Video đang HOT
“Vào đầu năm học, tôi thường yêu cầu sinh viên viết về suy nghĩ, hoài bão của bản thân. Có em cứ ngồi trơ ra. Hỏi sao em không viết thì được trả lời em không biết viết thế nào” – cô Dung nói. Theo cô Dung, lỗi sinh viên thường mắc phải nhất khi viết là chính tả, không hiểu được nghĩa của từ, sai về dấu câu và “thích đâu chấm phẩy đấy”. “Nhiều bạn không thể hiện được nội dung mình muốn đề cập và thiếu kỹ năng trình bày văn bản. Thậm chí có bạn viết lời cảm ơn trong luận văn tốt nghiệp mà câu không ra câu, nghĩa không ra nghĩa” – cô Dung nói thêm.
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho hay nhiều đơn thư sinh viên gởi đến phòng không thể giải quyết vì không rõ về nội dung. Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Quế Diệu (giảng viên Trường ĐH Nguyễn Huệ) cũng cho biết khi ông chấm bài thi của sinh viên, nhiều bạn viết cả đoạn dài mà không thấy chấm, phẩy, câu cú lủng củng. “Điều này gây ra khó khăn cho giảng viên khi chấm bài” – ông Diệu kết luận.
Chưa xem trọng
Nhiều ý kiến cho rằng việc sinh viên viết yếu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa xem trọng kỹ năng viết. “Bản thân sinh viên không nghĩ viết là quan trọng nên các bạn không đầu tư. Các bạn thường sai chính tả, nội dung viết không rành mạch khiến người đọc không hiểu hết ý các bạn đề cập” – thạc sĩ Nguyễn Duy Hai, giảng viên một trường ĐH, nhìn nhận.
Trong khi đó, PGS.TS ngôn ngữ học Nguyễn Công Đức – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho rằng sinh viên viết “yếu quá” là do các bạn ít đọc. Thế hệ trước viết ít sai là vì thường đọc, viết. “Có bài thi mình đọc xong chẳng hiểu gì cả – ông Đức nói – Các bạn ít đọc nên âm thế nào viết thế ấy. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp, đồ án bán đầy trên mạng chỉ việc mua, tải về cũng thủ tiêu việc đọc – nghĩ của sinh viên. Hạn chế của đọc, viết ở sinh viên dẫn đến thui chột tư duy nên viết sai. Và cái sai khá rõ là thể hiện trên bề mặt chữ viết”. Ông Đức cũng cho rằng trước đây đã có một số giải pháp được đưa ra đề nghị nhằm khắc phục hiện tượng viết sai chính tả trong giới sinh viên, song cho đến nay hình như thực trạng này còn trầm trọng hơn.
Ở một góc độ khác, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng dẫn ra một số nguyên nhân khiến kỹ năng viết của sinh viên “bị mai một dần dần” như: khi đánh giá kết quả thi của sinh viên, có giảng viên hầu như chỉ chú ý chuyên môn mà bỏ qua chính tả, văn phong, cách diễn đạt… khiến sinh viên chưa chăm chút lắm cho bài viết của mình. “Việc lạm dụng hình thức thi trắc nghiệm; một số giảng viên chỉ sử dụng máy chiếu (ứng dụng công nghệ thông tin) mà quên giảng bài bằng bảng, phấn truyền thống… cũng làm hạn chế các kỹ năng đọc, viết của sinh viên” – ông Tùng nhấn mạnh.
Còn PGS.TS Bùi Xuân Lâm – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM – cho rằng sự phát triển của công nghệ, sự “ sáng tạo” của người trẻ khi giao tiếp bằng ngôn ngữ viết qua công nghệ cũng góp thêm nguyên nhân vào vấn đề nêu trên… “Không phải ngẫu nhiên mà hiện nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên viết tay đơn xin việc chứ không theo mẫu. Do đó, bên cạnh việc xem lại, đẩy mạnh dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên tất cả các ngành cũng nên lồng ghép thêm vào chương trình học các kỹ năng soạn thảo văn bản, cách viết các loại đơn từ… cho sinh viên” – ông Lâm đề xuất.
Theo Tuổi Trẻ
Không thể "làm hỏng" tiếng Việt
Ngôn ngữ "chat" của giới trẻ mới thật... kinh dị và kì cục. Ví dụ như viết là "chời" thay vì "trời", "cái zị zậy ta" thay vì "cái gì vậy ta?".
ThS. Đào Hồng Điện (Trường ĐH Văn hóa TP. Hồ Chí Minh) trong tham luận tại hội thảo khoa học toàn quốc "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay", đã cho rằng chính thái độ tùy tiện của người sử dụng chữ viết là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt dần mất đi tính trong sáng.
GS.TS, NGND Bùi Khánh Thế (Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.Hồ Chí Minh) bức xúc cho rằng: đã đến lúc phải hình thành Luật Ngôn ngữ, bởi theo ông, tiếng Việt đang bị tổn thương, bị xâm hại, bị méo mó... Nếu có luật này chúng ta mới có cơ sở, căn cứ pháp lý, đủ sức bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.
Những dòng chữ lộn xộn xuất hiện hằng ngày trên đường thông qua các hình thức quảng cáo.
Đất nước trải qua ngàn năm Bắc thuộc, gần một thế kỷ thực dân đô hộ nhưng tiếng Việt vẫn trường tồn, vẫn lung linh tỏa sáng bằng chính sự dung dị của mình. Tiếng Việt đã không bị bẻ cong, không bị biến mất trước tiếng Hán, tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ khác khi xâm nhập vào Việt Nam theo con đường của kẻ mạnh. Nhưng đến nay, người ta thấy sự "lai căng" xuất hiện với tần suất rất lớn trong tiếng Việt, trong giao tiếp hằng ngày đã đành chúng còn nghiễm nhiên tồn tại trong các văn bản. Đó là sự "lạm phát" sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. Một giáo viên dạy tiếng Anh trong một trường THPT ở Hải Phòng kể: anh đã rất ngạc nhiên khi đi đặt phòng nghỉ giúp cho một người bạn từ xa tới, cô lễ tân báo còn phòng rồi nói thêm: "Anh nhớ "cần phơm" cho em nhé". Dù là người dạy tiếng Anh nhưng anh không hiểu, những tưởng cô gái này nói đùa điều gì đó. Nhưng khi anh đưa bạn đến, thì cô lễ tân trả lời: "Em không thấy anh "cần phơm" nên cho thuê phòng rồi". Hóa ra, cái "cần phơm"- confirm của cô lễ tân là bảo khách phải xác nhận lại chính thức. Thật là dở khóc dở cười với chính một thầy giáo dạy tiếng Anh lại bị "chơi" một vố tiếng Anh bồi không đỡ nổi. "Không thể phủ nhận việc giao thoa ngôn ngữ trong một thế giới phẳng, tiếng Việt cũng giàu có thêm nhờ tiếp nhận vào mình và Việt hóa một số từ của ngôn ngữ khác. Nhưng sử dụng tràn lan các từ ngoại lai khi mà tiếng mẹ đẻ đã có là rất không nên".
Ngôn ngữ "chat" của giới trẻ mới thật... kinh dị và kì cục. Ví dụ như viết là "chời" thay vì "trời", "cái zị zậy ta" thay vì "cái gì vậy ta?". ThS. Đào Hồng Điện (Trường ĐH Văn hóa TP. Hồ Chí Minh) trong tham luận tại hội thảo khoa học toàn quốc "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay", đã cho rằng chính thái độ tùy tiện của người sử dụng chữ viết là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt dần mất đi tính trong sáng.
Chuyện chính tả cũng không khỏi buồn lòng. Cách đây chưa lâu, ngay trong đề kiểm tra dành cho học sinh lớp 7 môn Ngữ văn tại một tỉnh nọ, với đề bài về bài thơ Lượm của Tố Hữu, đáp án và hướng dẫn chấm lại viết là "Chú bé loắc choắc" trong khi đúng ra phải là "Chú bé loắt choắt"...
Nhiều khi đi đường, mọi người cảm thấy rất bực mình khi thấy các biển hiệu sai chính tả quá nhiều. Ví dụ, Tẩm quất thư dãn/ thư rãn (giãn) Lấy dáy (ráy) tai Cấm kinh doanh, dịch vụ, bày bán hàng dong (rong) trên vỉa hè Sôi (xôi) thịt bánh bao hoa quả rầm (dầm), bánh trưng (chưng)...
GS.Trần Văn Khê từng kể rằng: năm 1957 khi ông sang Anh, gặp một học trò cũ và anh ta ngỏ ý muốn ghi âm những bài dân ca do ông biểu diễn. Anh này nói: "Thưa thầy, em xin phép được record thầy hát những bài folksong. Nhưng em không có tape mới. Thầy chịu khó chờ đợi em wipe lại tape cũ rồi em sẽ record thầy". Từ đó, ông lấy làm tiếc việc Tây hóa ngôn ngữ Việt là do giới trẻ chưa biết cách tôn trọng tiếng Việt như là một nét văn hóa. Ông nhấn mạnh: "Theo tôi, muốn giữ cho tiếng Việt được thuần chất thì mỗi người Việt cần phải thương yêu tiếng mẹ đẻ của mình và đặc biệt là những người có trách nhiệm trong giới truyền thông đại chúng, người dẫn chương trình truyền thanh, truyền hình, những người viết báo, viết sách nên cẩn thận vì thính giả và độc giả dễ bị ảnh hưởng. Tất nhiên, gia đình và nhà trường phải có bổn phận giúp các em sử dụng tiếng Việt một cách đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc.
Theo Hoàng Hà Ngọc Điệp
Đại Đoàn Kết
Xây dựng chuẩn chính tả tiếng Việt "Sau gần 400 năm phát triển và đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, nay chính tả tiếng Việt cần được xem xét lại dưới cả 2 góc độ khoa học ngôn ngữ và xã hội nhằm thống nhất chính tả trong cả nước, tránh việc trong một nước thống nhất lại có đến 2-3 hình thức chính tả khác...