Sinh viên Việt ở Úc: ‘Tự nấu ăn, tôi tiết kiệm được vài chục triệu/tháng’
Kiều Yến chia sẻ, khi đi du học, cô thường tự nấu ăn ở nhà. Nhờ vậy, mỗi tháng, cô tiết kiệm được 20 – 30 triệu đồng.
Mấy năm trở lại đây, việc chi tiêu của giới trẻ Việt Nam là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thế hệ trước luôn giữ tư tưởng: tiết kiệm hết mức. Nay, một bộ phận giới trẻ có quan điểm, chi tiêu xả láng là cách để yêu chiều bản thân. Họ có mặt tại các điểm du lịch đắt đỏ, mua sắm hàng hiệu hay bỏ ra hàng chục triệu để sở hữu chiếc điện thoại đời mới.
Chưa kể nhiều người còn sẵn sàng vay mượn để tiêu xài, bất chấp thu nhập chỉ vài triệu/tháng hay đang ăn bám bố mẹ. Việc tiết kiệm với một số bạn trẻ là vấn đề xa vời.
Vậy, với những người Việt đang học tập và lao động tại nước ngoài thì sao? Họ đối mặt với vấn đề chi tiêu ra sao?
Theo Hoàng Kiều Yến (SN 2000, quê Quảng Bình), một du học sinh ở Australia: “Trong suy nghĩ của nhiều người, du học gắn liền với cuộc sống hào nhoáng, tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế lại trái ngược với tưởng tượng”.
Nữ du học sinh Hoàng Kiều Yến.
Chi tiêu tiết kiệm là cách để trưởng thành
Kiều Yến khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, được nhắc đến là nhân vật trong hội con nhà giàu Việt Nam. Cô sang Australia du học được 2 năm.
Cô chia sẻ, với du học sinh tự túc, ngoài tiền học, hàng tháng họ phải chi trả một khoản tiền ăn uống, thuê nhà và sinh hoạt phí.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu, bạn có thể rơi vào cảnh “méo mặt” vì chưa hết tháng đã hết tiền. Ở Việt Nam, bạn dễ dàng vay mượn ai đó nhưng ở nước ngoài, việc vay mượn gần như không có.
Bản thân Kiều Yến cũng phải học cách lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân, cân đối tiền bạc sao cho hợp lý…
Cô sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển.
Thời gian đầu mới sang, Kiều Yến nói, cô chưa ý thức được việc tiết kiệm, đến bữa thường gọi đồ ăn nhanh hoặc đi ăn hàng. Mỗi lần mua sắm là thoải mái quẹt thẻ không cần nghĩ ngợi.
Nhưng dần dần Kiều Yến nhận ra, mình đang chi tiêu quá hoang phí khi chưa làm ra tiền, còn phụ thuộc bố mẹ.
Cô ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều người bạn bản địa đã có kế hoạch tiết kiệm tiền bạc, phục vụ cho mục đích đầu tư tài chính, đóng quỹ bảo hiểm hưu trí từ năm mới 18, 19 tuổi.
Video đang HOT
Những người này, dù là con nhà khá giả hay đã đi làm, có thu nhập cao cũng hiếm khi vào các nhà hàng đắt tiền. Họ dành từ 50%-60% thu nhập để tiết kiệm và lập quỹ đề phòng rủi ro cho cá nhân.
Điều đó đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của Yến. Sau một thời gian, quen với cuộc sống xa nhà, Kiều Yến bắt đầu biết tiết chế chi tiêu.
“Đầu tiên, tôi đi chợ mua đồ về nấu ăn thay vì ra nhà hàng. Ba ngày/lần, tôi lại ra khu chợ Việt Nam, cách nhà khoảng 500m mua thực phẩm”, Yến kể.
Từ không biết nấu ăn, cô gái trẻ giờ đây khá thành thạo việc bếp núc. Cô có thể nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam, đồ Âu… Ngoài món ăn, Kiều Yến tự học làm bánh ngọt.
Việc tự nấu nướng tại nhà giúp Kiều Yến để dành được 20 – 30 triệu đồng/tháng.
Kiều Yến thay đổi nếp sống từ khi va chạm với thực tế cuộc sống ở nước ngoài.
Trước đây, tại Việt Nam, cô thường xuyên mua quần áo, phụ kiện, túi xách…
Hai năm học xa nhà, cô dần thay đổi cách ăn mặc và mua sắm của mình. Chi phí cho mua sắm quần áo được hạn chế. Đôi khi cô còn mua đồ giảm giá.
“Tôi nghĩ đồ giảm giá hay đồ bình dân cũng đẹp, nếu mình khéo léo kết hợp, chúng cũng tôn được nét đẹp của bản thân”, du học sinh này chia sẻ thêm.
Cô nêu quan điểm, việc tiết kiệm tiền bạc và quản lý tài chính theo kế hoạch là cách để trưởng thành.
“Chi tiêu hoang phí, chạy theo lối sống ảo không giúp tương lai tốt hơn mà khiến bản thân bị thụt lùi. Đôi giày 10 triệu hay 100 nghìn đồng cũng chỉ là đồ phục vụ con người.
Cuộc sống còn nhiều điều phải lo. Liệu bạn có đeo đuổi những thứ phù phiếm được cả đời hay không?”, Yến bày tỏ.
Du học không phải thiên đường
Kiều Yến cho hay, du học sinh Việt Nam thường chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 là con nhà giàu, dư dả tiền bạc.
Nhóm thứ 2 là con nhà bình thường. Nhiều bạn trong nhóm 2 phải hạn chế chi tiêu của bản thân, nhằm giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
“Ai quen tiêu xài “vung tay”, chắc chắn sẽ bị sốc. Bởi vậy, khi sang đây, tiêu chí tiết kiệm được đặt lên đầu tiên”, Yến nói.
Sinh viên Việt Nam lựa chọn đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí. Ảnh: VietNamNet
Nhiều du học sinh chấp nhận sống chật chội, chung tiền thuê căn phòng rộng khoảng 10m2 cho 4 người.
Những nhu cầu đơn giản như cắt tóc cũng được hạn chế. Chi phí cho dịch vụ làm đẹp này ở nước ngoài cao nên nhiều bạn nữ chọn cách tự gội và cắt ở nhà. Chỉ khi nào thực sự cần thiết, họ mới ra quán.
Bên cạnh đưa ra các chính sách tiết kiệm, du học sinh Việt thường lựa chọn làm thêm.
“Việc làm thêm trong thời gian du học khá phổ biến. Bạn tôi còn làm 2 công việc. Một công việc ở trung tâm mua sắm, thời gian cố định. Một công việc lưu động”, Kiều Yến kể.
Cô khẳng định, đi làm thêm là cơ hội cho du học sinh trải nghiệm thực tế cuộc sống, biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được. Sắp tới, cô sẽ tìm việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành mình đang học.
“Tôi chỉ học trên trường 2 ngày, còn lại là thời gian tự nghiên cứu ở thư viện. Thời gian học không quá nặng nề nên cũng dễ sắp xếp để đi làm”, cô gái sinh năm 2000 nói thêm.
Kiều Yến chia sẻ, phần lớn các sinh viên Việt đi làm thêm đều phải lao động chân tay như: Chạy bàn, phụ bếp, bán hàng, cắt cỏ, giao báo, trông trẻ theo giờ… Người nào may mắn, mới kiếm được công việc nhẹ nhàng.
Cuộc sống của du học sinh bên nước ngoài không phải toàn màu hồng. Ảnh: VietNamNet.
Yến tiết lộ, ở Australia có quy định cụ thể về giờ giấc làm thêm cho sinh viên. Mỗi tuần, một sinh viên chỉ được làm 20 tiếng và làm vào kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, để kiếm tiền, họ chấp nhận rủi ro, đi làm chui. Một số người làm theo ca, kéo dài từ tối đến đêm hoặc từ đêm đến sáng nhưng đồng lương bèo bọt nên tìm cách xoay nhiều công việc khác nhau.
“Tình huống xấu nhất, nếu bị nhà chức trách phát hiện, họ có thể bị đuổi về nước”, Yến nói.
Từ đứa trẻ bán kẹo dạo đến 'ngôi sao' có 5 triệu follower và doanh thu hơn 1 triệu USD ở tuổi 18
Ryan Shakes cũng thường xuyên nhận được những hợp đồng trị giá hàng chục nghìn USD.
Nhiều Tiktoker trên thế giới đã kiếm được hàng triệu USD mỗi năm thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này. Trên thực tế, việc có hàng triệu người theo dõi không xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi ai cũng phải trải qua quá trình xây dựng không hề đơn giản.
Ryan Shakes là một Tiktoker 18 tuổi đến từ Nam Florida với tài khoản có hơn 5 triệu người theo dõi. Chàng trai trẻ cho biết anh đã bán được hơn 1 triệu USD giá trị sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình trong năm nay.
Tiktoker trẻ này cũng thường xuyên nhận được những hợp đồng trị giá hàng chục nghìn USD. Anh từng kiếm được 5.000 USD chỉ trong 2 giờ livestream trên Tiktok nhờ những món quà ảo (có thể đổi thành tiền mặt) mà người hâm mộ gửi cho anh.
Sự thành công đến thời điểm hiện tại của Ryan không phải do may mắn mà do nỗ lực của bản thân. Anh sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả. Khi học trung học, anh tiết kiệm được một chút tiền tiêu vặt và đến Walmart mua lượng lớn kẹo dẻo rồi bán lại cho các bạn cùng lớp.
Sau gần 1 năm, Ryan tiết kiệm đủ tiền để mua một chiếc iPad. Ban đầu, anh dùng nó để làm video YouTube. Đến năm 2015, anh biết đến Musical.ly (ứng dụng được Bytedance mua lại và trở thành nền tảng toàn cầu có tên Tiktok vào tháng 8/2018).
Ryan đã tham gia ngay từ thời gian đầu và tích cực nghĩ ra ý tưởng video trên Tiktok để có được 5 triệu người theo dõi như ngày nay. Theo Ryan, bất cứ ai cũng có thể trở thành "người ảnh hưởng" trên Tiktok nếu họ đủ nỗ lực.
Ryan ăn mừng 1 triệu người theo dõi trên Tiktok.
Đối với anh, mọi thứ liên quan đến 3 chiến lược cốt lõi dưới đây:
1. Tạo video nhiều nhất có thể
Có một câu nói phổ biến giữa các YouTuber nối tiếng là bạn phải tạo ra 100 video dở trước khi có một video đủ tốt. Điều này cũng đúng với Tiktok. Bạn sẽ chẳng biết khi nào ý tưởng của mình sẽ trở nên viral, chính vì vậy, hãy hiện thực hóa nhiều ý tưởng nhất có thể. Khi dùng Musical.ly, Ryan đã đăng từ 20-30 video mỗi ngày để trau dồi kỹ năng của mình. Anh biết rằng cách tốt nhất để mọi thứ có hiệu quả là thực hành.
Mỗi tối, Ryan ngồi phân tích những gì đã đăng, ghi lại điều đã học được, những điều khán giả thích và sau đó áp dụng cho các video tiếp theo của mình. Cải thiện qua từng video theo thời gian chính là chìa khóa quan trọng giúp anh phát triển.
2. Nắm bắt xu hướng
Theo Ryan, nếu không sử dụng những bản nhạc đang thịnh hành, bạn sẽ khó lòng tiếp cận được với nhiều người dùng trên nền tảng. Trước khi làm video, anh thường tìm kiếm các bản nhạc đang "hot" rồi lên ý tưởng phù hợp. Bằng cách đó, video của Ryan dễ trở nên "viral" hơn.
3. Hợp tác
Đến năm cuối trung học, Ryan đã có hơn nửa triệu người theo dõi. Sau đó, anh chuyển đến một ngôi trường mới nơi có nhiều người bạn cũng thích làm video YouTube và Tiktok. Họ thường tụ tập vào bữa trưa hoặc cuối tuần để quay video. Thậm chí đôi khi nhóm còn "cúp" học để làm video.
Công sức của nhóm đã đem lại kết quả tốt. Hầu hết nhóm bạn ban đầu chỉ có vài nghìn người theo dõi nay đã có hàng trăm nghìn và hàng triệu người theo dõi. Những người bạn của Ryan cũng đang kiếm được khoản tiền đáng kể từ Tiktok và coi đây là công việc toàn thời gian.
Tuy là người có lượng theo dõi nhiều nhất nhóm nhưng Ryan vẫn cộng tác với nhóm bạn trên bởi việc quảng cáo chéo sẽ mang lại lợi ích cho các bên. Mọi người có thể tiếp xúc với khán giả mới và thúc đẩy sự phát triển của tài khoản.
Hành trình của Ryan cũng như hành trình của bất kỳ doanh nhân nào: Thoát khỏi vòng an toàn, nỗ lực và gặt hái thành công.
Mọi người đều bắt đầu từ con số 0. Những người có ảnh hưởng nhất đã đăng nội dung trong nhiều năm trước khi nền tảng trở nên phổ biến. Họ sẵn sàng đối mặt với sự soi mói và chế giễu, theo đuổi đam mê mà không có sự đảm bảo chắc chắn nào rằng mình sẽ thành công.
Trong trường hợp của Ryan, những nỗ lực không ngừng nghỉ của chàng thanh niên này đã được đền đáp xứng đáng. Từ một đứa trẻ bán kẹo dẻo, giờ đây anh đã trở thành người ảnh hưởng có hơn 5 triệu người theo dõi và doanh thu 7 con số chỉ trong 1 năm, điều mà không phải thanh niên 18 tuổi nào cũng làm được.
Chồng đưa vẻn vẹn 20 nghìn đi chợ và mắng "khéo co thì ấm" tới khi nhìn mâm cơm vợ nấu "cực chất" mà anh đứng hình "Sáng qua đi chợ, trong ví không còn đồng nào, em nhắc chồng đưa thêm mà anh cằn nhằn lên lớp mắng vợ đàn bà phải biết chi tiêu...", người vợ kể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân là vấn đề kinh tế tài chính. Khi hai vợ chồng không thống nhất chuyện quản lý kinh tế, phân...