Sinh viên Việt Nam có lợi thế trong ngành blockchain
Mức lương trung bình cho người mới ra trường trong lĩnh vực blockchain có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
Thậm chí, một số sinh viên năm 3 đã được chi trả 30 triệu đồng/tháng.
Blockchain được coi là bước tiến công nghệ to lớn chỉ sau Internet. Ảnh: Linkedin.
Thông tin trên được GS.TS David Tran (Đức Trần), chuyên gia ngành Khoa học Máy tính, ĐH Massachusett ( Boston, Mỹ), đưa ra tại chương trình Ngày hướng nghiệp được tổ chức ngày 30/10 tại khoa Toán – Cơ – Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày hướng nghiệp đã thu hút hơn 1.000 sinh viên, học viên cao học các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng và Tin học từ khoa Toán – Cơ – Tin học và khoa Vật lý, ĐH Khoa học Tự nhiên, cũng như sinh viên từ các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội.
Nhiều việc làm, mức lương cao
Theo GS Trần, hiện nay, đa số mọi người chỉ biết đến blockchain là nền tảng tạo dựng ra bitcoin và các đồng tiền số khác. Tuy nhiên, blockchain đã và đang tác động mạnh mẽ, ứng dụng được trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, vận chuyển hàng hóa, viễn thông, y tế, chính phủ điện tử…
GS.TS David Tran (Đức Trần) là chuyên gia ngành Khoa học Máy tính, ĐH Massachusett (Boston, Mỹ), với trên 20 năm chuyên sâu về “Tính toán phi tập trung” (Decentralized Computing) – một lĩnh vực nền tảng của blockchain. Ông khẳng định blockchain chính là cơ hội rộng mở đối với những sinh viên có hiểu biết về Toán.
Thứ nhất, blockchain vẫn đang mới mẻ, rất nhiều không gian để những người có hiểu biết về Toán nghiên cứu và phát triển. Theo chuyên gia này, dùng các công cụ phần mềm để phát triển một blockchain đơn giản thì dễ, nhưng để xây dựng một giải pháp blockchain tốt cần cần có kiến thức toán bởi nền tảng của blockchain dựa trên các kết quả của toán.
Thứ 2, hiện nay nhu cầu nhân lực về blockchain rất lớn do ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu mong muốn áp dụng blockchain vào lĩnh vực kinh doanh của họ.
Thứ 3, các doanh nghiệp nước ngoài coi Việt Nam là đất nước tiến bộ về công nghệ blockchain, vì vậy họ tìm kiếm nguồn nhân lực blockchain từ Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng nguồn nhân lực không đáp ứng đủ. Đa số các kênh tuyển dụng và các công ty “săn đầu người” vẫn đang tìm kiếm ứng viên theo kiểu “du kích”. Vì vậy, mức lương cho ứng viên làm việc ở lĩnh vực này thường rất cao.
GS Trần cho hay hiện ông đang trả lương 30 triệu đồng/tháng cho một sinh viên đang học năm thứ 3. Với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
GS Trần khẳng định blockchain chính là cơ hội rộng mở đối với những sinh viên có hiểu biết về Toán. Ảnh: Ngọc Bích.
Thách thức với sinh viên Việt Nam
GS Trần đánh giá sinh viên Việt Nam có điểm mạnh ở kiến thức Toán học khi nắm được lượng kiến thức lớn. Chính vì vậy, khi đi vào lĩnh vực đòi hỏi nhiều cơ sở Toán học như blockchain, sinh viên có sự sẵn sàng tốt hơn so với sinh viên nước ngoài GS Trần từng tiếp xúc.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam rất hứng thú và tiếp cận nhanh với các cái mới, blockchain là một ví dụ.
“Sinh viên nước khác có thể mất một thời gian dài để bước vào lĩnh vực mới, nhưng sinh viên Việt Nam thì ngược lại”, GS Trần nhận định.
Cơ hội lớn, tuy nhiên hiện nay, blockchain vẫn không phải môn học bắt buộc, chưa có chuyên ngành đào tạo chính quy tại các trường đại học. Việc đào tạo chỉ được thực hiện dưới hình thức các buổi seminar hoặc các khóa học ngắn bên ngoài, chưa có giáo trình đầy đủ, chưa có đơn vị quản lý chất lượng, thiếu nơi thực hành các kiến thức đã học dẫn đến thiếu hụt nhân lực của ngành này.
Theo GS Trần, không nhất thiết phải có môn học bắt buộc về blockchain ở trong môi trường đại học thì mới làm tốt trong lĩnh vực này. Để có được môn học chính thống tương tự môn học khác đòi hỏi nhiều sự thay đổi liên quan đến nguồn lực giảng dạy, sắp xếp lịch…
Vị chuyên gia gợi ý trước khi đưa blockchain trở thành môn học chính thức, các trường đại học có thể xây dựng những khóa học ngắn hạn hoặc các môn tự chọn để sinh viên được tiếp cận.
Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sinh viên Việt Nam. GS Trần nhận định nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này, cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, bắt buộc sinh viên phải chủ động học hỏi, tìm kiếm kiến thức cả bên ngoài nhà trường.
Sinh viên ngành ngân hàng ra trường phải có đủ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Đó là phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh tại buổi lễ khai giảng năm học mới do Đại học Ngân hàng Tp.HCM tổ chức ngày 24/10.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM cho biết, năm học 2022 -2023 nhà trường đã tuyển sinh đạt chỉ tiêu được giao với số lượng là : 3.880 sinh viên chính qui hệ chất lượng cao, sinh viên chính quy hệ đại trà, sinh viên đại học chính qui quốc tế cấp song bằng, sinh viên đại học chính qui quốc tế do đối tác cấp bằng.
Ngoài ra, để thích ứng với điều kiện mới, nhà trường đã chủ động xây dựng đề án về tự chủ tài chính và đang trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Thời gian qua, trường đã tổ chức thành công nhiều hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu khu vực và trên thế giới, đầu tư nguồn lực ưu tiên cho việc phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường đọc diễn văn khai giảng.
Tại buổi lễ khai giảng, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á đã trao chứng nhận kiểm định chất lượng cho 4 chương trình đào tạo của trường, gồm chương trình thạc sĩ tài chính ngân hàng, cử nhân kinh tế quốc tế, cử nhân kế toán kiểm toán, chương trình cử nhân quản trị kinh doanh.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã biểu dương và đánh giá cao những thành tích của tập thể lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua.
Đồng thời, bày tỏ sự tin tưởng, với truyền thống xây dựng và trưởng thành cùng với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng, thầy và trò nhà trường sẽ vững vàng, tự tin bước vào năm học mới với nhiều thành công hơn nữa.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải biểu chỉ đạo tại lễ khai giảng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Trước tiên cần khẳng định rằng, các em sinh viên có thể tự hào khi được học tập rèn luyện tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, một cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học có bề dày truyền thống, có uy tín, chất lượng đã được khẳng định bởi các nhà tuyển dụng và xã hội. Đây là thành công ban đầu, rất quan trọng và rất đáng khích lệ đối với các em.
Các em đều biết rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng trên nhiều phương diện đời sống kinh tế xã hội, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu. Để phát triển thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp, trình độ nhân lực là yếu tố then chốt, khâu đột phá... Do đó đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành, xã hội, bắt nhịp được với những thay đổi rất nhanh của thực tiễn, sinh viên giỏi có thể làm chủ dẫn dắt sự thay đổi cần thiết theo hướng tích cực".
"Với các em chặng đường phía trước còn dài, với môi trường học tập mới, phương pháp giảng dạy mới, với tri thức mới đòi hỏi các em không ngừng nỗ lực, bền bỉ học tập nghiên cứu và rèn luyện. Các em cần hiểu rõ vai trò sứ mệnh, cũng như mục tiêu phát triển ngành ngân hàng, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng cần hoàn thành trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua đó các em trau dồi cho mình một ý chí, tâm thế vững vàng, hăng say học tập, nghiên cứu, không ngừng trau dồi tư duy phương pháp học tập tiên tiến, rèn luyện hành vi thái độ văn hóa ứng xử, năng động văn minh làm nên những thành công cho các em sau này", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh chia sẻ thêm.
Đại diện các khoa nhận chứng chỉ kiểm định chất từ Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm mà trường cần thực hiện thời gian tới là: Chủ động quy hoạch các cán bộ có có năng lực, kiện toàn cơ cấu tổ chức của trường đúng về thành phần, đủ về số lượng, đảm bảo đúng quy định Pháp luật...Khẩn trương cập nhật, hoàn thiện đề án tự chủ đại học và tự chủ tài chính. Hoàn thành công tác kiểm định đối với cơ sở Giáo dục đại học giai đoạn 2022-2027 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đề ra.
Tiếp tục bồi dưỡng đào tạo giảng viên nghiên cứu viên nâng cao trình độ năng lực cho nghiên cứu viên, giảng viên cũng như đội ngũ quản lý. Bên cạnh công bố nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế nên quan tâm đúng mức đến các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Sinh viên nhận học bổng từ các ngân hàng thương mại.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vụ, cục, ngân hàng để nắm bắt, xây dựng các đề tài thực tiễn, mang đến những sản phẩm nghiên cứu tư vấn hữu ích cho ngành ngân hàng cùng các chuyên ngành liên quan. Tăng cường công tác chuyển đổi số, nghiên cứu xây dựng hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số đến 2025 định hướng đến 2030. Đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động nền tảng cho tiến trình chuyển đổi số của xã hội Việt Nam.
Gần 70% sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra trường đúng hạn Ngày 22 và 23/10, trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp đợt tháng 9/2022 cho sinh viên thuộc các trường, viện và khoa trực thuộc. Trong đợt này, trường ĐH Bách khoa Hà Nội khen thưởng 10 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và 5 thủ khoa đầu ra. Lễ trao bằng tốt nghiệp đợt tháng...