Sinh viên Việt Nam “chi” 881 triệu USD để du học tại Mỹ
Một báo cáo mới được công bố của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho thấy sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ đã đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế nước này.
Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng năm thứ 17 liên tiếp. Theo báo cáo, trong năm học 2017 – 2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ, với 24.325 sinh viên, tăng 1.887 sinh viên so với năm học 2016 – 2017, tức tăng 8,4%.
Sinh Việt Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho kinh tế Mỹ. Ảnh minh họa
Báo cáo này cũng cho thấy có 1.094.792 sinh viên quốc tế đến Mỹ du học trong năm học 2017 – 2018, tăng 1,5% so với năm trước. Sinh viên quốc tế hiện chiếm 5,5 phần trăm tổng số sinh viên tại Mỹ, tăng nhẹ từ 5,3% năm trước. Sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu đô la cho nền kinh tế Mỹ.
Trong tổng số 24.325 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, 69,6% học đại học, 15,2% sau đại học, 8,6% tham gia thực tập không bắt buộc, và 6,6% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng.
Kỹ thuật, Kinh doanh và Quản trị, Toán và Khoa học Máy tính vẫn là các ngành học được sinh viên quốc tế theo học nhiều nhất trong năm học 2017-18. Toán và Khoa học Máy tính là khối ngành học tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng 11,3% so với năm học 2016-17, tiếp theo là khối ngành Luật và Thực thi pháp luật với mức tăng trưởng 10,4% so với năm học 2016-17.
Các bang có nhiều sinh viên quốc tế du học nhất gồm California, New York, Texas, Massachusetts, Illinois, Pennsylvania, Florida, Ohio, Michigan, và Indiana.
Video đang HOT
Số liệu trong báo cáo cũng cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến quen thuộc hơn của sinh viên Mỹ. Trong năm học 2016-17, Việt Nam đã đón 1.147 sinh viên đến từ Mỹ, tăng 13,3%.
Theo Công an Nhân dân
Cô giáo trẻ nấu cơm cho hàng trăm trò nghèo
Ngoài giờ lên lớp, cô Dung tranh thủ vận động thêm người dân trong xã mỗi người một ít để tổ chức bữa ăn.
Từ lâu, cô Dung đã trở thành người mẹ thứ 2 của những học sinh nghèo
Ngày đầu đứng trên bục giảng cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung đã rớt nước mắt khi chứng kiến những đứa trẻ người Mông, Dao, Sán Chỉ... tới trường bằng đôi chân trần và những nắm cơm trắng ăn cùng muối... Bữa cơm do cô giáo Thùy Dung kêu gọi cộng đồng hỗ trợ học sinh nghèo trong trường đến nay đã được hơn 2 năm.
Mong các em no bụng để theo học cái chữ
"Tùng, tùng... tùng", tiếng trống trường giòn tan, sân trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đang yên ắng bỗng nhộn nhịp, từng nhóm học sinh hò reo, kéo nhau về "căng tin" đối diện cổng trường. Nói là "căng tin" cho sang nhưng đó là mái hiên che tạm nơi nấu cơm trưa cho học sinh xa nhà. Vừa hoàn tất nồi canh rau, cô Dung kéo chiếc ghế lại ngồi chia sẻ: Năm 2010, tốt nghiệp Cao đẳng ở Quy Nhơn, cô nhận công tác tại trường Võ Thị Sáu.
Thời đó, cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, trường chỉ có vài ba lớp học cũ kĩ, sân trường mùa nắng thì bụi, mưa thì lầy lội. Thế nhưng khi nhìn cảnh những đứa trẻ nghèo người Mông, Dao, Sán Chỉ, M'Nông... quần áo hoen ố, chân đất vẫn đến trường tìm kiếm con chữ, cô giáo trẻ thêm quyết tâm, nguyện "kết duyên" ở lại.
Trong năm học 2017-2018, cô Huỳnh Thị Thùy Dung được Chủ tịch UBND huyện Krông Nô tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" vì có thành tích xuất sắc trong năm học. Tháng 10/2017, cô Dung được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo dạy và học".
"Đa số các em là người dân tộc thiểu số ở phía Bắc theo gia đình vào Tây Nguyên lập nghiệp và sống rải rác khắp nơi trong rừng. Vì vậy, để đến được trường học sinh phải lội bộ khoảng 5km. Có em bố mẹ nấu cho nắm cơm trắng gói túi nilon và ít muối hoặc một gói mì tôm, không có thì nhịn đói. Vào lớp nhiều học sinh đói lả nằm trên bàn. Thấy vậy, em chạy đi mua bánh mì ngọt và sữa bịch mang cho các em ăn rồi học tiếp. Từ đó, em mới nghĩ ra bữa cơm để giúp các em xóa cơn đói, có niềm vui theo học chữ", cô Dung cho hay.
Trong một lần đi chợ, cô Dung tâm sự về hoàn cảnh của những đứa trẻ nghèo đi học, bày tỏ nguyện vọng muốn tìm sự hỗ trợ để các em không phải chịu cảnh bụng đói tới trường. Rất may câu chuyện được các bà các cô trong chợ chia sẻ. Ngay trưa hôm sau, bà chủ tiệm bún mang đến trường một nồi rau xào thịt to góp vào bữa ăn cho cô và trò giữa sân trường.
Ngoài giờ lên lớp, cô Dung tranh thủ vận động thêm người dân trong xã mỗi người một ít để tổ chức bữa ăn.
Gần hai năm trước, bữa cơm đầu tiên do nhóm của cô Dung được cung cấp cho các em học sinh khó khăn trong trường Võ Thị Sáu. Hàng tuần, sẽ có hai bữa cơm trưa, trong đó thứ 2 sẽ phục vụ cho gần 220 em, thứ 5 là hơn 150 em. Tính tới nay, bữa "cơm có thịt" cho học sinh trường Võ Thị Sáu đã duy trì hơn 2 năm.
Bên cạnh đó, cô Dung cũng là người khởi sướng chương trình tặng "áo ấm mùa đông", xe đạp cho những trò nghèo nhà xa. "Mỗi lần đi vận động cực lắm, tụi em phải đi vào buổi tối hoặc sáng sớm vì lúc đó người dân mới có ở nhà", cô Dung chia sẻ.
Cần lắm sự chia sẻ
Cố gắng mang lại niềm vui cho học trò nghèo nhưng sức người có hạn, không ít lần cô Dung ngậm ngùi khi "lực bất tòng tâm". Đơn cử trường hợp học sinh Hờ A Dờ (10 tuổi) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, 10 anh em bấu víu nhau mà sống trong căn nhà tre vách nứa dựng tạm.
Thương trò, cô Dung trực tiếp đi quyên góp tiền sửa lại mái nhà chống thấm dột, sắm thêm vài vật dụng cho anh em Dờ sinh hoạt. "Nhờ kết nối với bạn bè, em đã gửi thông tin của Dờ về chương trình "Cặp lá yêu thương" của Đài Truyền hình Việt Nam mong được giúp đỡ.
Tuy nhiên, khi chương trình chuẩn bị về quay cũng là lúc Dờ được bà con đưa về Bắc. Em gọi điện năn nỉ thuyết phục Dờ quay lại học. Thế nhưng, khi Dờ quay lại đã lỡ chương trình, đó là điều em luyến tiếc nhất", nữ giáo viên tâm sự.
Giờ đây, điều mong muốn nhất của cô Dung và các giáo viên khác là làm sao có được sự hỗ trợ để xây một bếp ăn bán trú ổn định cho học sinh trong trường. "Năm học này có mạnh thường quân hứa hỗ trợ đều tiền ăn cho học sinh. Thế nhưng, các thầy cô lo lắng năm sau không biết có nhận được sự hỗ trợ. Sợ đứt gánh giữa đường tội các em học sinh. Nếu xây dựng được bếp ăn bán trú có sự hỗ trợ của Nhà nước thì đỡ hơn, lâu dài hơn và giúp được các em hơn", cô Dung bày tỏ.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, thày Bùi Văn Út, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Krông Nô cho biết, cô Dung là giáo viên giỏi chuyên môn và nhiệt huyết trong hoạt động giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Cô đã vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh giúp đỡ học sinh bữa cơm trưa có thịt, giúp đỡ quần áo, sách vở, xe đạp... giúp các em vượt qua khó khăn để không bỏ trường, bỏ lớp. "Đời sống của các em học sinh vùng sâu, vùng xa rất khó khăn.
Khi biết cô Dung kêu gọi tổ chức được bữa "cơm có thịt" cho học sinh bản thân tôi đã hết sức ủng hộ. Đối với học sinh vùng khó khăn, bữa cơm giúp các em cố gắng học tập và khẳng định tình thương giữa thầy cô và học sinh", thầy Bùi Văn Út chia sẻ.
Theo 24h.com.vn
Sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng thêm 8,4% trong một năm, đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ, theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ. Các ngành kỹ thuật vẫn được sinh viên quốc tế tại Mỹ chọn - USAID Số liệu rút ra từ báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế...