Sinh viên vẫn còn chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Thời gian qua, sinh viên (SV) ở các khu ký túc xá mắc bệnh sốt xuất huyết khá nhiều, tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn chủ quan trong việc phòng bệnh này.
Lê Thị Minh Hằng nằm điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện – ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN
“Đợi” 10 ngày sau mới đi trạm y tế
Đã chuẩn bị đồ đạc đầy đủ để xuất viện, nhưng Lê Thị Minh Hằng, 20 tuổi, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vẫn còn mệt mỏi vì phải nằm trên giường gần 5 ngày vì căn bệnh sốt xuất huyết. Hằng thở dài cho biết lúc đầu cũng ngại đến bệnh viện do sợ nơi đông người vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến khá phức tạp.
Phiếu xét nghiệm nhiễm sốt xuất huyết của Tsằn Thị Mỹ Phụng – ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN
“Chỉ vì chủ quan nên mình để cơ thể mệt mỏi khá lâu. Cho đến khi cảm thấy ớn lạnh trong người, sốt cao thì mới nhờ bạn cùng phòng đưa đến bệnh viện”, Hằng nói.
Bạn cùng phòng với Lê Thị Minh Hằng là Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 23 tuổi, ngụ tại KTX Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau đó một tuần khi xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi.
Tuyết Nhung cho biết bản thân cảm thấy rất lo lắng khi có những biểu hiện giống người bị nhiễm dịch Covid-19, nhưng sau khi được xét nghiệm sơ bộ thì được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và phải ở lại viện điều trị trong vòng 1 tuần. Ngày 24.8, Tuyết Nhung xuất viện nhưng vẫn chưa hết “ám ảnh” vì chuỗi ngày bị tiêm đủ loại thuốc. Tuyết Nhung bày tỏ: “Trước khi nhập viện, phòng em có phun thuốc diệt muỗi, nhưng em ỷ lại không ngủ màn nên mới bị bệnh như thế”.
Video đang HOT
Trong khi đó, mặc dù may mắn không phải ở lại bệnh viện điều trị nhưng Trần Thị Mỹ Phụng, 21 tuổi, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vẫn tỏ ra hối hận vì đã chủ quan trong vấn đề sức khỏe của mình.
Mỹ Phụng kể: “Trước đó em có dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, nhưng 10 ngày sau em mới đi ra trạm y tế Q.11, TP.HCM, để khám. Tại đây, em được bác sĩ làm xét nghiệm và được chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết nhẹ nên đã kê thuốc, điều trị tại nhà.
Sinh viên cần ý thức hơn
Bác sĩ Nguyễn Thị Trọng, công tác tại Trạm y tế TTQL KTX ĐHQG HCM, cho biết tại KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến ngày 3.9.2020, KTX ĐHQG TP.HCM ghi nhận 9 bệnh nhân bị sốt xuất huyết (có kết quả xét nghiệm tại cơ sở y tế tuyến trên), trong đó tập trung chủ yếu từ đầu tháng 8.2020 đến nay, có 8 trường hợp sức khỏe bình thường, thời điểm hiện tại có một bạn điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Trọng, song song với các biện pháp phòng dịch Covid-19, từ đầu tháng 6.2020 đến nay, KTX đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết như: Triển khai kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng, muỗi tại khuôn viên, khu vực tầng hầm, lang cang, cầu thang, tòa nhà; tổ chức liên tục phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, vệ sinh môi trường; tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh.
“SV cần dọn dẹp, vệ sinh phòng ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không sinh sản. Hằng tuần phải thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy ở các khu vực nước đọng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông… không để muỗi cư trú. Ngủ màn (mùng), mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày”, bác sĩ Trọng chia sẻ.
Đừng tự mua thuốc điều trị
ẢNH: NVCC
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên bộ môn tai mũi họng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, cho biết bệnh sốt xuất huyết xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11, cao điểm là tháng 9, do thời điểm này mưa nhiều, tầng suất sinh sản của muỗi cao.
“Sốt xuất huyết không phải bệnh nhiễm virus cấp tính thông thường. Bệnh thường diễn biến nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn (gây lây nhiễm virus Dengue), với các triệu chứng như: Sốt cao, lên đến 40,5 độ C (thậm chí 41 độ C), nhức đầu; đau phía sau mắt; đau khớp và cơ; buồn nôn và ói mửa. Vào ngày thứ 5, cơn sốt có thể sẽ giảm xuống, thậm chí hạ sốt đột ngột. Tuy nhiên điều này cũng rất nguy hiểm bởi vì nó đang bắt đầu vào giai đoạn thứ hai đó là “xuất huyết”. Ở giai đoạn này sẽ có những biểu hiện tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, ra máu cam, ra máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Minh cho biết.
Vị bác sĩ này còn khuyến cáo triệu chứng sốt cao của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với sốt Covid-19 và các bệnh nhiễm virus khác. Tuy nhiên sốt của sốt xuất huyết sẽ cao liên tục trong những ngày phát đầu. Sốt của dịch Covid-19 vẫn cao nhưng kèm theo triệu chứng hô hấp như ho liên tục, kéo dài khó thở (biển hiện không có ở bệnh sốt xuất huyết).
“Khi phát hiện dấu hiệu sốt từ những ngày đầu, gia đình đừng tự mua thuốc điều trị mà nên đưa người thân sớm đến cơ quan y tế để được thăm khám và chuẩn đoán”, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh nói.
Hải Dương ghi nhận 26 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết
Ngày 8/9, Sở Y tế tỉnh Hải Dương thông tin, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 26 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó 15 người mắc từ nơi khác trở về và 11 trường hợp ở địa phương.
Hải Dương xuất hiện hàng chục ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Internet
Hai vợ chồng ở Hải Dương cùng bị sốt xuất huyết
Sở Y tế đánh giá, số ca mắc xuất hiện lẻ tẻ ở những tháng đầu năm và xuất hiện nhiều trong tháng 8, đầu tháng 9 với 18 ca mắc hoặc nghi mắc. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy 13 mẫu xét nghiệm Elisa, kết quả 8 mẫu dương tính với sốt xuất huyết.
Thành phố Hải Dương là địa bàn có người mắc dương tính cao nhất với 7 trường hợp. Các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng, Gia Lộc cũng đã ghi nhận những bệnh nhân mắc hoặc nghi mắc sốt xuất huyết.
Đáng chú ý, ngày 4/9, Trung tâm y tế huyện Kim Thành ghi nhận 2 trường hợp ông B.Đ.S và bà N.T.L (vợ ông S, cùng ở thị trấn Phú Thái). Qua xác minh ban đầu, vợ chồng ông S đi khám bệnh tại Hà Nội về nhà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi nên đã vào trung tâm y tế điều trị. Ngày 5/9, sức khỏe của vợ chồng ông S. đã ổn định, sốt trên 38 độ C, ban đỏ xuất hiện và tiểu cầu giảm.
Sở Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động phối hợp phòng bệnh. Tăng cường giám sát dịch tại cơ sở y tế và cộng đồng dân cư. Đặc biệt chú ý đến các khu vực có nguy cơ cao, mật độ muỗi nhiều và những nơi đã từng xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết.
Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các địa phương thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và bọ gậy. Các cơ sở điều trị tập huấn nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Thực hiện phân tuyến điều trị cho từng loại dịch bệnh để tránh quá tải và lây nhiễm chéo.
Sở Y tế Hải Dương tổ chức các trung tâm y tế, địa phương phòng chống sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có đặc trưng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày, sau đó xuất hiện đột ngột sốt cao (kéo dài từ 2 -7 ngày). Người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hố mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), có thể kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Sốt sẽ giảm vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 và kèm theo có xuất huyết nhẹ như: chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết, ra máu chân răng hoặc ra máu mũi hoặc cả 2.
Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, thận), kinh nguyệt kéo dài, rong kinh (phụ nữ) và có thể bị sốc. Xuất huyết ở da dạng ban, dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Sốt xuất huyết thể nhẹ, trung bình không bị sốc hoặc bị sốc nhưng được điều trị thoát sốc tốt, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục...
Cảnh báo tình trạng tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà Năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kì năm ngoái. Người dân vì thế xuất hiện tâm lý chủ quan, cộng thêm tình hình dịch Covid-19 khó lường nên đã có nhiều trường hợp quyết định tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Người bị sốt xuất huyết cần...