Sinh viên vác ghế đánh nhau trên giảng đường
Một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vác ghế đánh nhau ngay trên giảng đường. Nhà trường đã mời Công an phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) làm rõ sự việc.
Chiều 30/11, trên mạng xã hội xuất hiện clip quay cảnh ẩu đả của nhóm sinh viên. Hai người dùng gậy và ghế đánh, chửi những bạn còn lại, bất chấp lời khuyên can.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Trưởng phòng Công tác Học sinh Sinh viên, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, xác nhận, những sinh viên đánh nhau thuộc lớp Chế biến của trường.
Hình ảnh được cắt từ clip.
Ông Ngọc cho biết, vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa hai tiết học buổi chiều, không có giảng viên. Những sinh viên trên thừa nhận đánh nhau do mâu thuẫn từ trước, may mắn không ai bị thương.
Theo vị đại diện Cao đẳng Du lịch Hà Nội, nhà trường đã mời Công an phường Cổ Nhuế 1 đến làm việc.
“Hiện tại, trường chưa xác định được số lượng sinh viên liên quan, ai là người quay và phát tán clip, cũng như hình thức xử lý. Tùy mức độ vi phạm của sinh viên, trường sẽ đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp”, ông Ngọc nói.
Theo Zing
Trường đại học sẽ không được đào tạo trình độ cao đẳng?
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là điểm mới quan trọng của dự thảo thông tư, sẽ có tác động mạnh đến hoạt động đào tạo của nhiều trường.
Video đang HOT
Quy định này được đặt ra trong dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học (sẽ thay thế thông tư 57 về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và thông tư 20 về sửa đổi, bổ sung thông tư 57) được Bộ GD&ĐT công bố ngày 16/11.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là điểm mới quan trọng của dự thảo thông tư, sẽ có tác động mạnh đến hoạt động đào tạo của nhiều trường vì số lượng trường đại học hiện đào tạo trình độ cao đẳng tương đối lớn.
Sinh viên năm 1 hệ cao đẳng chính quy sư phạm, Đại học Sài Gòn trong giờ thảo luận nhóm. Ảnh: Tuổi Trẻ.
140 trường phải giảm chỉ tiêu cao đẳng từ năm 2016
Ông Nguyễn Văn Áng - Phó vụ trưởng Vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GD&ĐT - cho biết, trước khi quy định này vào dự thảo, Bộ GD&ĐT đã rà soát số các trường ĐH đang đào tạo CĐ. Kết quả, trong hơn 200 trường đại học hiện có đến 140 trường đang đào tạo cao đẳng.
Trong đó, nhiều trường đại học có chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng "khủng", lấn át chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cao đẳng cùng nhóm ngành nghề.
Theo Vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GD&ĐT, năm học 2014 - 2015 quy mô sinh viên cao đẳng chính quy của Đại học Công nghiệp Hà Nội lên đến hơn 10.000, Đại học Công nghiệp TP HCM có hơn 6.700 sinh viên cao đẳng...
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, số sinh viên cao đẳng trong các trường đại học hiện chiếm đến 35% tổng số sinh viên cao đẳng chính quy toàn hệ thống.
Theo ông Áng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư với một số trường đại học, với Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Phần đông ý kiến đều đồng thuận với chủ trương cần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, hạn chế số lượng sau thời kỳ "tăng trưởng nóng".
Song cũng có trường lo ngại về lộ trình thực hiện nên Bộ GD&ĐT giãn tiến độ, dự kiến trường đại học chấm dứt tuyển sinh cao đẳng trước năm 2020. Tuy nhiên, theo dự thảo, các trường đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để bắt kịp lộ trình chung.
Lãnh đạo các trường cao đẳng đều cho rằng, đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng băn khoăn chính sách này có thể khiến các trường đại học phản ứng. Vì suy cho cùng việc dừng tuyển sinh cao đẳng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường đại học lâu nay vẫn hút thí sinh học cao đẳng... chờ cơ hội liên thông!
Cùng với quy định các trường đại học không được đào tạo cao đẳng, trước đó Bộ GD&ĐT đã ra quy định yêu cầu các trường đại học dừng tuyển sinh hệ trung cấp trước năm 2017.
Tuy nhiên, theo ông Áng, quy định này sẽ không áp dụng cho các trường thuộc khối ngành nghệ thuật và các trường đại học địa phương thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp khối ngành khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên.
Trường đại học không được quá 15.000 sinh viên chính quy
Theo ông Áng, dự thảo đặt ra mức khống chế chung về quy mô đào tạo các trường đại học theo khối ngành nhằm khắc phục mặt còn hạn chế của quy định xác định chỉ tiêu trước đó.
"Thông tư 57 yêu cầu các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh (thông qua hai tiêu chí: số lượng giảng viên và diện tích sàn trực tiếp phục vụ đào tạo tính trên một sinh viên) mới chỉ giúp kiểm soát đảm bảo chất lượng đào tạo tối thiểu. Còn trong quản lý vĩ mô vẫn chưa có tiêu chí để kiểm soát được quy mô đào tạo, tiềm ẩn nguy cơ đào tạo vượt nhu cầu của nền kinh tế - xã hội" - ông Áng nhấn mạnh.
Theo đó, tùy thuộc vào đặc điểm khối ngành của từng cơ sở giáo dục ĐH, quy mô đào tạo sinh viên chính quy được giới hạn tối đa 5.000 - 15.000 sinh viên/trường. Trong đó, các trường thuộc khối ngành nghệ thuật sẽ phải đảm bảo quy mô sinh viên chính quy tối đa ở mức 5.000 sinh viên, trường khối ngành sức khỏe có không quá 8.000 sinh viên và các trường thuộc những khối ngành còn lại duy trì tối đa 15.000 sinh viên chính quy.
Theo nhiều chuyên gia, quy định này sẽ không dễ thực hiện vì nhiều trường ĐH hiện đã có quy mô đào tạo vượt quá 15.000 sinh viên. Chẳng hạn năm học 2014 - 2015, Đại học Bách khoa Hà Nội có quy mô đến hơn 26.000 sinh viên đại học chính quy, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đều có hơn 30.000 sinh viên...
Ông Áng cho biết, kết quả rà soát hiện tại của Bộ GD&ĐT cho thấy có hơn 10 trường đại học đang có quy mô đào tạo sinh viên đại học chính quy ở mức hơn 15.000.
"Những trường này không thể lấy lý do trì hoãn việc giảm quy mô đến sát thời hạn năm 2020 - nếu thông tư được ban hành. Các trường phải có lộ trình bắt đầu ngay từ năm 2016" - ông Áng nói.
* TS Nguyễn Thiên Tuế - Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp TP HCM:
Nếu Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học không đào tạo bậc cao đẳng thì cần phải công bố lộ trình thực hiện việc này. Nếu Bộ thực hiện ngay quy định vào năm sau sẽ gây khó khăn cho các trường, nhất là những trường được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học. Ở các trường này, nếu chấm dứt đột ngột việc đào tạo bậc cao đẳng, nhà trường sẽ không bố trí công việc kịp thời cho đội ngũ giảng viên dạy cao đẳng.
Lộ trình thực hiện nên theo công thức: hằng năm các trường giảm tối thiểu 20% chỉ tiêu cao đẳng so với năm 2015 và sẽ dừng tuyển sinh hoàn toàn bậc cao đẳng trong các trường đại học trước năm 2020. Khi đó, các trường mới có thể sắp xếp đội ngũ giảng viên để nâng chuyển từ cao đẳng lên đại học.
Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 8.500, chúng tôi chỉ dành 500 chỉ tiêu cao đẳng. Chỉ tiêu đào tạo cao đẳng chủ yếu tuyển cho các phân hiệu của trường. Nếu dừng đột ngột việc tuyển sinh bậc cao đẳng thì các phân hiệu của trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay, nhiều trường đại học ở các nước vẫn có mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành để tận dụng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.
* Thạc sĩ Hoàng Hoài Nam - Hiệu trưởng Cao đẳng Giao thông vận tải TP HCM: Lẽ ra nên có quy định sớm hơn
Lẽ ra Bộ GD&ĐT phải đưa ra quy định các trường đại học không được đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) sớm hơn chứ không phải đợi đến bây giờ.
Thực tế học sinh có tâm lý muốn học đại học, hoặc nếu không đủ sức đậu cũng thích học bậc cao đẳng, TCCN trong trường đại học. Đây là một trong những lý do chính khiến các trường cao đẳng, TCCN gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh.
Theo tôi, nếu thực hiện quy định không cho phép các trường đại học tuyển sinh, đào tạo bậc cao đẳng, TCCN nữa sẽ có nhiều mặt tích cực: việc phân luồng học sinh thực hiện thuận lợi hơn, các trường cao đẳng cũng có cơ hội phát triển tốt hơn; các trường đại học tập trung nguồn lực để đào tạo tốt bậc đại học và sau đại học, trong khi các trường cao đẳng có thêm nguồn tuyển.
Các trường cao đẳng có thế mạnh riêng của mình trong đào tạo nghề như: cơ sở thực hành rộng lớn, nhiều thiết bị chuyên dụng mà không phải trường đại học nào cũng có được.
Đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng cũng có thế mạnh về thực hành kỹ năng nghề nghiệp, trong khi giảng viên các trường đại học có thế mạnh nghiên cứu và lý thuyết, nên không đào tạo bậc cao đẳng tốt bằng các trường cao đẳng. Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng ra trường làm việc rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Theo Ngọc Hà/Báo Tuổi trẻ
Dự kiến rút ngắn thời gian thi THPT quốc gia Sáng 13/11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị về thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016. Hội nghị do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TP HCM. Tham dự có đại diện các trường ĐH, CĐ và Sở GD&ĐT các địa phương. Lịch thi THPT quốc gia năm 2016 Kỳ thi dự kiến diễn ra 3...