Sinh viên và nạn ‘cắt, dán’ mùa thi
Mùa thi, tình trạng sinh viên dùng chiêu thức “cắt” và “dán” trong các bài thi làm tiểu luận, bài tập lớn ngày càng nở rộ.
Mùa thi thành mùa luyện “cắt” và “dán”
Xu hướng kết thúc môn học bằng cách làm tiểu luận hay bài tập lớn đang ngày càng phổ biến. Cách làm này được các giảng viên ủng hộ và sinh viên hưởng ứng nhiệt tình vì tính chất mở của đề tài và cách chấm điểm.
Ngoài việc làm tiểu luận hay bài tập lớn sẽ giúp sinh viên có thể phát huy tối đa lượng kiến thức và kĩ năng tư duy của mình thì hình thức thi này đã vô tình làm cho mùa thi trở thành mùa “cắt” và “dán”.
Kho tài liệu khổng lồ trên Internet trở thành nơi các sinh viên thực hiện kĩ năng “cắt” “dán” chuyên nghiệp. Nhiều sinh viên chỉ mất mấy giờ để làm xong một tiểu luận dài tới cả mấy chục trang. Tất cả là nhờ những thủ thuật biến của người thành của mình để che mắt các thầy cô giáo.
Video đang HOT
Điều này sẽ không có gì đáng nói nếu như những tiểu luận hay bài tập lớn làm theo kiểu này được điểm thấp hoặc trung bình. Thế nhưng hàng loạt tiểu luận vẫn cứ đạt điểm khá, điểm giỏi mặc dù hoàn toàn mang tính chất “đạo”…
Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát nhỏ sinh viên nhiều trường đại học ở Hà Nội: Đại học Sư Phạm, Đại học Bách Khoa, Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học Quốc gia… Hầu hết các bạn đều cho rằng “Sinh viên bây giờ coi chuyện cắt, dán đã trở thành chuyện thường. Cắt dán mà điểm cao thì việc gì phải động não đến nát đầu để làm gì”.
Nói về mốt “ copy” “paste” vào mùa thi lại nở rộ, bạn Bạch Văn Viên, sinh viên năm 3 trường ĐH Bách khoa Hà Nội có chia sẻ thế này “thời đại bùng nổ thông tin, chỉ cần một từ khóa gõ trên google ra hàng triệu kết quả mà chọn lựa cắt dán vào tiểu luận. Sinh viên bây giờ ai cũng thế chứ không phải riêng mình”.
Với sinh viên trường Học viện Báo chí tuyên truyền thì các môn chủ nghĩa xã hội, văn học, nhập môn báo in, truyền hình, lịch sử báo chí…chủ yếu thi với hình thức tiểu luận mà việc cắt dán đã quá trở thành truyền thống “xưa như trời đất”.
Chia sẻ về điều này Vũ Kiều Linh, sinh viên năm 3, HV Báo chí tuyên truyền có nói “chẳng biết các thầy cô có đọc hay không chứ có cắt dán thoải mái vẫn được 7, 8 điểm. Đôi khi chỉ cần đẹp và dài là được điểm cao”.
Biến của người thành của mình
Đó là câu chuyện của rất nhiều các giáo viên, giảng viên kể lại khi chấm bài của các học sinh, sinh viên. Tình trạng copy đến 99% còn 1 % thêm mắm, thêm muối cho khỏi đụng hàng rất phổ biến. Có sinh viên còn bạo gan lấy cả bài luận của các nhà khoa học lớn rồi đề tên vào. Học hành làng nhàng, bỏ bê mà điểm các tiểu luận vẫn cao “7, 8 là chuyện thường” là có thật trong đời sống giáo dục hiện nay.
Internet giúp sinh viên cắt dán tiểu luận nhanh hơn
Thạc sĩ Nguyễn Bích Điệp, một cô giáo dạy văn của trường Yên Hòa (Cầu Giấy, HN) người mà rất hay ra đề tài làm bài luận cho học sinh có nhận xét “tình trạng học sinh dùng chiêu thức cắt, dán để làm bài khá phổ biến. Có những bài trùng nhau đến 99% mà không biết phân xử thế nào. Hỏi ra mới biết các em ấy chép từ cùng một nguồn trên Internet…”.
Cùng một đề tài mà có tới 4, 5 “bộ óc” làm bài giống nhau không còn là chuyện hiếm thấy thậm chí khi hỏi các giáo viên các bộ môn thì tình trạng này “môn nào, kì thi nào cũng có”. Hầu hết sinh viên làm tiểu luận chỉ mang tính chất để cho có bài, ý tưởng nghèo nàn, copy của người này một ít, người kia một đoạn thế là có một “tiểu luận hỗn hợp”.
Bạn Nguyễn Thị Thủy, sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế quốc dân có chia sẻ: “mình rất thích thú với việc làm tiểu luận và bài tập lớn vì có nhiều thời gian chuẩn bị và có thể đào sâu tìm tòi, mổ xẻ vấn đề. Nếu thực sự làm bằng công sức mình bỏ ra thì sẽ được đánh giá rất cao”.
Tuy nhiên, cũng theo Thủy tâm sự “thật đáng buồn vì có những tiểu luận, bài tập lớn ngay cả là luận văn đạo đến 99% nhưng điểm vẫn khá, giỏi. Mình rất buồn vì tâm lí các thầy cô đều thương tình các sinh viên mất công nên vô tình đã làm cho việc ăn cắp ý tưởng trở thành phong trào của mùa thi “Và như vậy, các sinh viên cứ vô tư cắt, dán, biến cái của người khác thành của mình mà vẫn cứ điểm cao và tự hào…
Theo Vietnamnet
Khi giáo viên dùng 'thủ thuật" để ép học thêm
Cầm bài thi môn Lý của cô con gi, ch H. cay trch mc: "Sao lại c 5 im vậy con?". Phụng phu mặ, cô công cha nhỏrả li: "Đề cô ra nằm phần kin thứy lớm. Mẹ cho coâu...".
Li chia sẻhành thực của cô con gi ang học tại mộ trng THCS kh nổi ting quận Đống Đa (Hà Nội) khin ch H. buông ting th dài: "Cho com thìải màng cho...".
Rơio tình cảnh tơng , ch K. coang học tại mộ trng tiu học quận Cầu Giấy cũng mu mm sự: "Năm trớc cho coim luôn kh giỏi. Năm nay thấy ngành ang chủrơng giảm tải nên cũng "nh lu"ng cho com nữi chu học 2 buổi/ngày vấ vả rồi hậu im thi của cu cậu chẳng bao gi c im kh".
Ch K. cũng cho biế, mộ lần tình c kim tra v bài kim tra mới phán ra những câu hỏi rơio phần kin thức con ch cha c học trêp. Bức xc với với "chiêu bài" của gio viên (GV), ch K. ang xc tin trin khai cho con chuyn trng. Tuy nhiên khi c hỏi liệu trng chuyn cói diễn tình trạngy hayng ch chỉ trả li với nm tin mong manh: "Mình hi vọng sẽ kh hơ.
Là mộ ngi từng sánh với ngành gio dục nhu năm, nhà bo N.T.P coang học mộ trng tiu học quận Long Biên cay ắng tâm sự: "Mộ lầnh a com nhà côhì c hay tuầny ổi sang ngày khc. Hỏi mới biế, hôm sau ngày thi. Mục ích củacmy do cô sc chu lơ, quên kin thức nên phải ạo ngay buổi tối hôm trớc. Đ cho khch quan, nhu trng tiu học hoổi GV coi thi chấm thi. Dẫu vậy, mộ số câu hỏi troề kim tra vẫn giông giống với bài tập lớm. Dĩ nhiênc chu ềuc vì c ôn ngay êm hôm trớc".
Khảo sát tiếng Anh: Giáo viên lo thi trượt Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TPHCM, giáo viên tiếng Anh các cấp sẽ trải qua kỳ sát hạnh kiểm tra năng lực. Điều này làm không ít giáo viên lo lắng nếu mình thi "trượt chuẩn" thì sẽ thế nào? Hôm qua 16/10, tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (Q.1, TPHCM), 756 giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học trên...