Sinh viên và du học sinh tại Hàn Quốc bức xúc vì hàng loạt trường đại học đột nhiên tăng học phí
Lý do được các trường đưa ra là họ phải trả nhiều chi phí hơn các đối tượng các du học sinh tại Hàn Quốc, trong khi đó về phía các du học sinh đang rất bức xúc vì học phí tăng nhưng chất lượng lại có dấu hiệu đi lùi.
Cụ thể theo thông tin tờ The Korea Times đã đưa, gần đây có rất nhiều du học sinh tại các trường đại học ở Hàn Quốc đã bày tỏ bức xúc của mình về việc bị thu học phí cao hơn các sinh viên trong nước. Trong khi các trường biện minh bằng cách cho rằng sinh viên quốc tế khiến ngân sách thu chi của họ tăng lên thì chính các sinh viên này chỉ ra rằng dù học phí tăng thế nhưng chất lượng giáo dục lại không được cải thiện.
Theo số liệu thống kê từ trang web về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, các trường đại học lớn của quốc gia này đã bắt đầu tăng học phí đối với sinh viên nước ngoài từ năm nay. Điển hình như Đại học Kyung Hee tăng 8,8%, còn các trường đại học Sungkyunkwan, Hanyang và Yonsei tăng 5%.
Gánh nặng học phí với các du học sinh tại Hàn Quốc.
Được biết, đại học Kyung Hee tăng học phí nhằm tăng thêm các lớp nói tiếng Anh và cải thiện các cơ sở sinh hoạt cho sinh viên nước ngoài. Còn Đại học Sogang có kế hoạch chi tiền nhằm xây dựng trung tâm giáo dục cho nhóm sinh viên này.
Một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Sungkyunkwan chia sẻ rằng các sinh viên nước ngoài và Hàn Quốc đều học cùng lớp nên việc trả học phí cao thấp khác nhau là không công bằng: “ Nhiều sinh viên Trung Quốc thắc mắc và nhà trường giải thích rằng họ phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho sinh viên quốc tế như thị thực và dịch vụ dạy thêm nên chúng tôi phải trả nhiều hơn“.
Một sinh viên Mông Cổ tại Đại học Hàn Quốc cũng bày tỏ sự bất ngờ vì trường thông báo tăng học phí 4% và không đồng ý với quyết định này.
Còn tại Đại học Yonsei, một sinh viên Nhật bức xúc vì nhà trường không thông báo trước. Nhiều sinh viên quốc tế cũng cho biết chất lượng giảng dạy không cải thiện thêm dù học phí tăng. Bên cạnh đó, sinh viên Leonardo Ferreira tại Đại học Quốc gia Seoul cho rằng sinh viên quốc tế có ít cơ hội nhận học bổng hơn so với bạn bè người Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, các trường không tăng học phí đối với sinh viên trong nước nhằm tuân thủ chính sách của chính phủ. Năm ngoái, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho phép các trường tăng học phí 2,25% nếu không tham gia chương trình học bổng do nhà nước tài trợ với tổng trị giá 1.200 tỉ won (24.570 tỉ đồng) hằng năm. Tuy nhiên, chính sách này không áp dụng đối với sinh viên quốc tế.
Do sự bất mãn ngày càng tăng từ các sinh viên quốc tế, khoảng 100 sinh viên Trung Quốc tại Đại học Sogang đã gửi email đến trường để phản đối việc tăng học phí trong tháng Hai vừa qua. Để giảm bớt sự bức xúc của các du học sinh, nhiều trường trong đó có hội đồng sinh viên của Đại học Hàn Quốc đã áp dụng mức tăng 4% học phí trong năm nay, giảm so với kế hoạch ban đầu là 5%.
Hiện nay, dân số Hàn Quốc đang có xu hướng giảm bởi tỷ lệ sinh ở mức thấp, vì vậy các trường đại học đang cố gắng thu hút sinh viên nước ngoài. Năm ngoái, Hàn Quốc có 99.714 sinh viên nước ngoài, sau khi tăng liên tục từ con số 57.675 sinh viên vào năm 2014.
Theo Helino
Du học sinh Việt làm gì khi Pháp tăng học phí 16 lần?
Từ tháng 9-2019, sinh viên ngoài khối châu Âu du học Pháp, trong đó có Việt Nam, sẽ phải đóng mức học phí cao gấp gần 16 lần mức phí trước đây.
Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM Vicent Floreani cùng du học sinh Việt Nam từng có thời gian học tập tại Pháp - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Phần lớn người học đang phản đối quyết định bất ngờ này, tuy nhiên không ít du học sinh cho rằng đây là hành động có thể thông cảm trong bối cảnh hiện tại.
2.770 euro/năm hệ cử nhân
Theo tờ Le Monde, Chính phủ Pháp đang tiến hành các bước đi cuối cùng nhằm tăng học phí ĐH với các sinh viên ngoài khối châu Âu. Cụ thể, từ tháng 9-2019, học phí của sinh viên quốc tế theo học hệ ĐH ở nước này là 2.770 euro/năm so với mức cũ 170 euro/năm, hệ cao học là 3.770 euro/năm so với 243 euro/năm như trước đây.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho rằng việc sinh viên nước ngoài giàu có đang trả cùng mức học phí với sinh viên nghèo ở Pháp - những người cha mẹ đã sống, làm việc và đóng thuế cho nước Pháp nhiều năm trời - là không công bằng.
Ông Philippe cho biết mức học phí gần như bằng 0 từ trước đến nay khiến sinh viên nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, đánh giá thấp chất lượng giáo dục ĐH của Pháp, là một trong những nguyên nhân khiến số lượng sinh viên nước ngoài đến Pháp giảm 8,1% trong giai đoạn 2010-2015, trong đó sinh viên Việt Nam tại Pháp năm 2018 là 5.500 người, giảm từ 7.000 người năm 2013.
Tuy nhiên, mức học phí này vẫn còn rất rẻ so với các quốc gia khác ở châu Âu, chẳng hạn sinh viên ngoài khối châu Âu đến Hà Lan phải chi học phí 8.000-13.000 euro/năm hay đến Vương quốc Anh mất đến 11.000-33.000 euro/năm.
Dẫu vậy, nhiều du học sinh Việt Nam trong cộng đồng sinh viên quốc tế vẫn bày tỏ sự không đồng tình với quyết định này. Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp đã vận động ký tên vào một bản kiến nghị chung hi vọng có thể thay đổi về mức học phí trong năm 2019.
Theo đó, hội cho rằng: "Việc tăng học phí không đảm bảo tăng chất lượng giáo dục vì trong khoảng 3 triệu sinh viên toàn nước Pháp thì sinh viên ngoài châu Âu chỉ chiếm 1/30, đóng góp cho khoảng 1/3 chi phí học hằng năm, tức chỉ góp thêm khoảng 1% chi phí đào tạo.
Như vậy, số tiền thu được sẽ không hề lớn, tác động thực tế rất nhỏ nếu Chính phủ Pháp muốn dùng vào đầu tư trang thiết bị, cải cách giáo dục. Nhưng ngược lại số tiền này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cộng đồng sinh viên ngoài châu Âu, đặc biệt là Việt Nam - một trong những nước nghèo nhất trong danh sách".
Rẻ so với chất lượng
Tuy nhiên, theo bạn Phan Ngọc Thùy Dương (23 tuổi), khoản học phí này là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân của ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2018, Dương đang chuẩn bị hồ sơ sang Pháp du học chuyên ngành nghệ thuật giáo dục Trường La Haute École des Arts du Rhin ở Strasbourg.
Dương cho biết học phí rẻ chỉ là một trong nhiều lý do bạn chọn Pháp là điểm đến du học, do đó khi Chính phủ Pháp quyết định tăng học phí thì dù có đôi chút bất ngờ nhưng vẫn không thay đổi quyết định ban đầu.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Chính phủ Pháp cũng đã hỗ trợ nhiều thứ nên khoản học phí vẫn là rất rẻ với một nền giáo dục chất lượng" - Dương chia sẻ.
Phan Đoàn Phú Quốc, cựu sinh viên Trường ĐH Toulouse, đồng tình với việc nâng học phí khi cho rằng khoản phí sẽ giúp các sinh viên Việt Nam chuẩn bị vào học tại Pháp có thể cân nhắc kỹ lưỡng về tương lai ngành học và nghề nghiệp của mình chứ không thể lựa chọn và thay đổi một cách tùy tiện.
"Nước Pháp có hàng ngàn trường với trên dưới 40.000 chương trình đào tạo khác nhau. Sinh viên nên cân nhắc lựa chọn ngành học phù hợp và có khả năng ứng dụng cao" - Quốc chia sẻ
Ý nghĩa tích cực
Theo ông Vicent Floreani - tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, đa số các quốc gia châu Âu đã thực hiện chương trình học phí cho sinh viên ngoài khối châu Âu cao hơn nhiều so với học sinh bản địa. Nhìn ra các nước, du học sinh đến Mỹ đóng góp cho nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều tỉ USD mỗi năm, trong khi đó Chính phủ Pháp lâu nay phải chi trả gần như toàn bộ học phí mọi sinh viên theo học ĐH tại Pháp.
"Do đó theo tôi, quyết định tăng học phí với du học sinh ngoài khối châu Âu là một bước đi mang ý nghĩa tích cực" - ông Floreani nói, đồng thời cho biết Pháp sẽ cung cấp nhiều học bổng hơn cho các sinh viên ngoài châu Âu.
Tăng số lượng học bổng
"Với mức học phí mới, Pháp vẫn phải hỗ trợ khoảng 2/3 chi phí học tập cho sinh viên quốc tế" - Thủ tướng Philippe nói. Số lượng học bổng do các ĐH và Chính phủ Pháp bỏ ra cho sinh viên quốc tế cũng đã tăng lên gấp 3 lần, từ 7.000 lên 21.000, đồng thời hỗ trợ 14.000 khoản trợ cấp cho người học ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, để thu hút sinh viên, Pháp dự kiến sẽ đơn giản hóa quá trình xin visa du học và mở thêm nhiều cơ sở giáo dục ở nước ngoài.
Theo tuoitre
Bạn trẻ xuất sắc ở nước nhà nhưng "trượt dốc" khi du học... Cộng đồng du học sinh chắc hẳn không còn xa lạ với những chia sẻ kể về việc các bạn trẻ đi du học không theo nổi môi trường học mới dù rằng họ là vốn những người đạt điểm rất cao đầu vào. Không ít sinh viên quốc tế bị trầm cảm, căng thẳng dẫn đến lựa chọn tiêu cực như tự...