Sinh viên và 20/11
Không giống như thời cấp ba khi mà thầy cô đứng lớp đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giảng viên đại học giữ vai trò đứng quan sát và định hướng nhiều hơn vì bây giờ các bạn đã lớn, và cũng chính vì lẽ đó mà sự kết nối giữa thầy cô và sinh viên có phần lỏng lẻo khi một tháng chỉ họp lớp mỗi một lần. Do vậy, nên ngày Nhà Gíao 20/11 của sinh viên có rất nhiều chuyện buồn vui.
Khi 20/11 là dịp tụ tập bạn bè
Nhóm của M.Toàn (ĐH Huflit) gồm bảy thành viên cả nam lẫn nữ chọn luôn ngày 20/11 là ngày…kỷ niệm thành lập nhóm. “Trước đây bọn tớ học chung, giờ phân ra mỗi đứa một chuyên ngành, giờ giấc tréo ngoe. Sẵn dịp lễ 20/11 được nghỉ nên tụ tập nhau đi chơi luôn. Năm nay có lẽ cả bọn sẽ đi Vũng Tàu” – T.Hiền kể.
“Bọn mình thì được nghỉ một ngày, nên rủ nhau ra ngoại ô cắm trại và chụp ảnh. Năm nay còn có phần hoá trang, chắc sẽ rất vui!” – T.Tâm (CĐ VHNT) hớn hở khoe.
Đúng là những kế hoạch định ra rất lý thú và nhiều hứa hẹn, nhưng bạn có thể dời nó sang 364 ngày còn lại của năm và dành trọn ngày 20/11 để chia vui với thầy cô mà, phải không?
Khi 20/11 là để quay về trường cũ
“Bọn mình hẹn nhau ngày này trở về trường cấp ba để thăm thầy cô. Thầy cô cấp ba lo lắng và yêu thương bọn mình lắm” -H.Duy (ĐH CNTT) nói. Lễ 20/11 cũng là dịp để các bạn sinh viên quay về trường cũ của mình. Không có gì sai, nhưng hãy nhớ ơn tới cả những người đang là thầy cô cuả mình ở thì hiện tại nhé! Vì thầy cô đại học không kiểm soát thì đâu có nghĩa là không yêu thương bạn, chỉ đơn giản đó là cách quan tâm dành cho những người đã trưởng thành mà thôi!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Khi 20/11 là được nghỉ học và không cần tới trường
Lý lẽ này là do những nhân mang bệnh lười hoặc không hoà đồng, khi chọn ngày Nhà Gíao là ngày được nghỉ để ở nhà ngủ và chơi game, lướt net. “Cũng giống như tháng này được cộng thêm một ngày chủ nhật mà thôi!” – M.Cường (ĐH KT) nhún vai nhận xét. Thật tệ khi bạn không hề nhớ tới người đưa mình từ ấu thơ đến trưởng thành, khai trí mình với muôn ngàn tiên đề định lý và dìu dắt đưa mình qua sông. Hãy là một người sống biết ơn, bạn nhé!
Nhưng cũng có những ngày 20/11 rất ý nghĩa và đong đầy những niềm vui
“Đừng tưởng thầy cô đại học không hoà đồng nhé. Tụi tớ được nghỉ 20/11, kéo qua rủ thầy đi hát karaoke, rồi cùng nhau đi ăn uống và nói chuyện. Mọi hiểu lầm được xoá tan, khoảng cách không còn, và những ý kiến góp ý được nêu ra. Lúc đó mới thấy thầy của mình tuy nhìn nghiêm khắc nhưng rất teen nhá!” – T.Loan (CĐ DLSG) hí hửng kể.
“Hôm đó, mới sáng sớm cả đám sinh viên do cô chủ nhiệm kéo nhau tới tỉ tê rủ đi chơi. Thế là cả cô trò cùng nhau đi ra ngoại thành chơi và câu cá, cuối ngày cả đám còn mang ra tặng cô một cuốn album là những tấm ảnh chụp lúc cô ở trên bục giảng, những lời chúc, ghi chép, tâm sự dành cho cô. Không thể tưởng tượng nổi là các em sinh viên của cô lại đáng yêu đến thế!” – Cô V.Anh (ĐH KT) cười nhận xét.
Thầy cô dù ở bậc học nào cũng là người có công chèo đò đưa bạn cập bờ kiến thức. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Lòng biết ơn hãy luôn hiện diện trong bạn 365 ngày của năm và là mãi mãi, chứ không phải chỉ là một ngày 20/11!
Teen lục đục chuẩn bị cho 20/11
Hằng năm, cứ đến gần ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là các teen của chúng ra lại "rục rịch" chuẩn bi cho ngày lễ đáng nhớ này. Teens bận rộn với công việc học tập và cùng hướng đến tri ân những thầy cô kính yêu, những người lái đò tận tụy. Mọi việc tưởng chừng như "chẳng bao nhiêu" nhưng thực chất lại rất nhiều. Sau đây, chúng ta cùng điểm qua những hoạt động chính nhé.
Thi đua hoa điểm mười
Đây là hình thức thi đua giữa các thành viên trong lớp. Rộng hơn, đây là hình thức thi đua giữa các học sinh trong một khối. Trong suốt tháng 11 này, các teen của chúng ta không chỉ bận rộn với công việc chuẩn bị cho ngày lễ mà còn "vắt chân lên cổ học" để cùng thi đua nhau xem "ai sẽ là người đạt nhiều điểm mười nhất".
Thường vào thời điểm này là thời điểm chuẩn bi học để thi cuối HK1, các thầy cô sẽ kiểm tra và trả bài rất nhiều. Nên áp lực học tập sẽ rất căng thẳng. Nhưng bù vào đó, nếu teens chịu khó và "siêng học một chút" thì việc vác những con mười về sẽ ngon ơ. Bởi đa số các thầy cô đều muốn khuyến khích học sinh của mình tích cực hơn và cũng để giảm bớt áp lực căng thẳng cho các học sinh thân thương ở thời điểm này.
Đây là hoạt động vừa thúc đẩy việc học, vừa là một món quà ý nghĩa cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo. Thử nghĩ, có thầy cô nào không vui khi vào lớp dạy học, các học sinh của mình đều học bài và đều chuẩn bị bài tốt. Những con mười nhiều nghĩa là niềm vui ấy cũng thêm nhiều.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sổ đầu bài A ( )
Một số trường xếp lại điểm theo A,B,C,D. Một số khác lại chấm theo thang điểm mười. Nhưng nhìn chung, đây là cuộc thi giữa các lớp xem lớp nào "ngoan" trong các tiết học ở tất cả các môn nhất. Phong trào này tiến hành song song với "Hoa điểm mười". Có thể nói, đây là một phong trào đòi hỏi tính đoàn kết giữa các lớp cao. Nó không chỉ thúc đẩy tinh thần cố gắng và phấn đấu giữa các lớp, mà nó còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết.
Một tiết học muốn đạt tiêu chuẩn "ngoan" để đạt điểm A cần rất nhiều yếu tốt. Những yếu tố cơ bản như : Lớp chuẩn bị và và học bài tốt, các học sinh tham gia tích cực vào giờ học không thụ động, tiết học được tiến hành có trật tự và quy củ và điều quan trọng nhất, là không xuất hiện những "gương mặt vàng" làm thầy cô phải "hét lên".
Báo tường tri ân
Báo tường là sản phẩm độc đáo "made by teens" cho ngày 20/11. Đây thường là phong trào phát động nhưng được các lớp hưởng ứng tham gia rất nhiều. Để làm ra một tờ báo tường chẳng phải đơn giản. Nó đòi hỏi thời gian và cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết, cố gắng rất nhiều.
Những nhân tài hội hoa, thi ca, chữ đẹp trong lớp đa phần được tận dụng hết. Mỗi người đều có những nhiệm vụ khác nhau, không ai kém ai cả. Người thì viết, người thì trang trí, người khác vẽ vời. Dù thời đại kĩ thuật số có lên cao, nhưng những đường nét thủ công mộc mạc trên đó có những lời tâm tình chân thành được viết nắn nót bằng tay cũng "không bao giờ là cũ".
Để hoàn thành một tờ báo tường đòi hỏi một chăng đường khá gian nan. Những bài được viết lên tờ báo tường đều được chọn lọc một cách kĩ lưỡng. Vì thế cho nên, bạn nào có bài được chọn để đăng lên thường rất tự hào.
Và một điều ắt hẳn, khi sản phẩm hoàn thành, ai cũng dồn sức nâng niu. Thậm chí, thành viên của các lớp "lân bang" cũng thi nhau qua "dòm ngó", rồi về bàn tán và chỉnh sửa. Những mong sản phẩm của mình trở thành tuyệt nhất.
Những buổi tập "diễn" cho ngày Nhà Giáo
Cứ mỗi lần đến ngày Nhà Giáo là không khí văn nghệ giữa các lớp lại nổi lên. Thường, mỗi lớp đều chuẩn bị cho mình từ một đến hai tiết mục văn nghệ để biểu diễm trong ngay nhà giáo. Những nhân tài về ca múa được tận dụng triệt để trong thời điểm này.
Không chỉ có những tiết mục ca hát, những vở kịch thú vị cũng là một món quà đầy ý nghĩa cho thầy cô. Để có được những tiết mục văn nghệ thu hút "lòng người" và để thể hiện được tấm lòng tri ân sâu sắc với thầy cô, cũng cần đòi hỏi một công đoạn chuẩn bị kĩ càng và sự đầu tư "khá lớn".
Những món quà nho nhỏ
Vào dịp này, các teens thường chuẩn bị những món quà mang tính chất kỉ niệm để bày tỏ sự yêu kính đối với những người dẫn đường tận tụy. Đây là một hoạt động tự nguyện và không mang tính chất bắt buộc, nhưng các teens thường rất chu đáo trong khâu chuẩn bị này.
Một món quà ý nghĩa không cần phải có giá trị lớn. Điều quan trọng là nó dồn nén và chất chứa những tình cảm chân thành của "đứa học trò thân yêu", với thầy cô của mình.