Sinh viên… U60: Cha con cùng đến trường

Theo dõi VGT trên

Học ĐH một phần vì con, phần vì quyết tâm theo học đến cùng chứ không phải để chơi hay thể hiện mình là tâm sự của ông Hoàng Văn Toán (53 tuổ.i) – người vừa thi đậu vào Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa).

Trong kỳ thi ĐH, CĐ đợt 2 năm 2013, tại Hội đồng thi Trường ĐH Hồng Đức xuất hiện một thí sinh rất đặc biệt là ông Hoàng Văn Toán (ngụ thôn Tào Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Dù đã bước qua tuổ.i ngũ tuần nhưng ông vẫn quyết tâm đi thi ĐH và đậu vào Khoa Sư phạm lịch sử của trường với số điểm là 22.

Học khối A, đậu khối C

Tìm đến lớp K16, Khoa Sư phạm lịch sử Trường ĐH Hồng Đức, không khó để nhận ra sinh viên Hoàng Văn Toán bởi mái tóc hoa râm và khuôn mặt đã xuất hiện những nếp nhăn. Trong lớp học với hơn 40 sinh viên, ở tuổ.i đáng bậc cha chú, ông Toán vẫn miệt mài nghe cô giáo giảng bài và nhiệt tình trao đổi bài vở với các bạn học.

Chia sẻ về lý do và động lực đến với giảng đường ĐH, ông Toán cho hay chuyện học hành của ông và con trai đầu còn dang dở nên quyết tâm đi thi để cha con cùng đến trường.

Sinh viên... U60: Cha con cùng đến trường - Hình 1

Ông Hoàng Văn Toán, sinh viên 53 tuổ.i của Trường ĐH Hồng Đức

“Con trai đầu của tôi là đứa học giỏi nhất nhà nhưng cho đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Năm đầu tiên, nó thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa với 27 điểm, học được 2 năm thì bỏ rồi thi vào Học viện Quân y. Học được một thời gian lại bỏ giữa chừng. Thấy con học hành chẳng đến nơi đến chốn, nhiều người khuyên tôi cho nó ở nhà đi làm nghề gì đó nhưng thấy con sức khỏe yếu, làm nghề nặng nhọc sẽ vất vả nên chẳng đành lòng. Vì vậy, trong kỳ thi ĐH vừa qua, tôi đã động viên con đi thi lại. Hai cha con đăng ký thi vào Trường ĐH Hồng Đức. Hôm nó lên mạng xem điểm, biết 2 cha con cùng đậu, cả nhà ai cũng vui” – ông Toán kể.

Điều đặc biệt là dù học khối A nhưng ông Toán lại dự thi khối C và đậu với điểm số rất cao là 22 (sử 8,5; địa 7; văn 6,5) và đứng trong nhóm 50 người có điểm cao nhất Khoa Sư phạm lịch sử. Về điều này, ông Toán giải thích: “Tôi rất thích các môn xã hội, đặc biệt sử, nên đã mua nhiều sách về học rồi bổ túc thêm kiến thức từ sách báo, truyền hình. Học khối C không khó, quan trọng là phải nhớ được kiến thức cơ bản và say mê tìm tòi học hỏi thì sẽ đạt kết quả cao”.

Sinh viên Lục Văn Diệu, lớp trưởng lớp K16, cho biết từ ngày đi học đến nay, ông Toán hầu như chưa nghỉ buổi nào. Là người ham học hỏi, môn gì ông cũng hay đặt ra những câu hỏi mà mình chưa hiểu hay không biết để trao đổi với giảng viên.

“Có bác Toán trong lớp, chúng tôi như được tiếp thêm động lực để học. Những lúc rảnh rỗi, bác thường kể chuyện cho lớp nghe, ai cũng thấy vui và xem bác là tấm gương để vươn lên trong học tập. Dù không phải đi học quân sự, được miễn các buổi sinh hoạt ngoại khóa hay các phong trào của lớp nhưng bác Toán vẫn nhiệt tình tham gia, không ngại khó, ngại khổ” – Diệu nói.

Video đang HOT

Trụ cột gia đình

Là trụ cột trong gia đình có 3 con đang tuổ.i ăn học và người mẹ già, ông Hoàng Văn Toán vẫn ngày ngày cùng con trai đầu đi xe máy gần 30 km đến trường. Hôm nào học cả ngày thì 2 cha con ở lại trường vào buổi trưa. Nếu chỉ học 1 buổi, ông Toán đều cố gắng về nhà sớm để lo cho xưởng mộc của mình.

Thời gian gần đây, con trai đầu của ông làm gia sư ở TP Thanh Hóa và lịch học cũng khác nhau nên cha con ông ít đi học cùng nhau. “Nó đã ham học trở lại, điều này làm tôi rất vui. Tôi sẽ cố gắng theo học đến cùng để 2 cha con cùng lấy bằng ĐH” – ông Toán chia sẻ.

Dù rất bận với công việc ở xưởng mộc nhưng ông Toán vẫn cố gắng thu xếp để không ảnh hưởng đến việc học. Tối về, ông còn dạy kèm cho một số con em trong làng, xã ôn thi ĐH. “Đi học bây giờ, ngoài kiến thức của thầy cô giảng trên lớp, sinh viên phải tự học qua sách báo, internet… thì mới có thể thành tài. Chương trình và phương pháp học cũng không nặng lắm, tôi thấy mình vẫn có thể đáp ứng được” – ông Toán tự tin.

Sinh viên... U60: Cha con cùng đến trường - Hình 2

Ông Hoàng Văn Toán thi ĐH để khuyến khích con trở lại giảng đường

Từ ngày chồng và con đi học ĐH, bà Hoàng Thị Toan (SN 1963, vợ ông Toán) vất vả hơn. Bà phải dậy từ tinh mơ lo cơm nước, quần áo cho 2 cha con đi học rồi mới ra đồng. Dù vậy, bà không trách móc nửa lời mà còn động viên chồng.

“Một số người “độc miệng” thì bảo chồng tôi dở hơi, tuổ.i đó còn bày đặt đi học; còn người hiểu biết thì thông cảm, nể phục. Bà con trong xóm thương 2 cha con cùng đi học nên đề nghị chính quyền xếp gia đình tôi vào hộ cận nghèo nhưng chồng tôi kiên quyết không nhận vì cho rằng còn nhiều gia đình khó khăn hơn mình” – bà Toan nói.

Sinh viên cao tuổ.i nhất

TS Hoàng Văn Thi, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Hồng Đức, cho biết lúc đầu, nhà trường cứ tưởng ông Toán đi thi cho biết. Sau đó, thấy sinh viên đặc biệt này cũng đến nhập học và đi học đều đặn nên rất mừng. “Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Toán được đi học như các sinh viên khác” – TS Thi khẳng định. Theo TS Thi, từ trước đến nay, Trường ĐH Hồng Đức chưa có sinh viên nào ở tuổ.i cao đến thế. Cách đây khoảng 10 năm, nhà trường cũng có một người đậu ĐH ở tuổ.i 35 nhưng so với ông Toán thì còn kém xa.

Kỳ tới: Học vi nông dân

Theo TNO

Sinh viên... U60

Có 2 bằng ĐH đối với 1 chủ cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa đủ. Người đàn ông 54 tuổ.i này vẫn hằng đêm chạy xe hơn 40 km học cao học.

Ông là Võ Minh Hùng, chủ cửa hàng vật tư phân bón Tám Hùng ở xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông Hùng đã tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, ngành luật tổng hợp Trường ĐH Luật TP HCM và tiếp tục học lên cao học luật của trường này.

Lận đận vẫn không bỏ cuộc

Sinh ra trong gia đình nghèo nên ông Hùng phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thế nhưng, nỗi nhớ trường, nhớ chữ cứ níu chân ông trở lại. Một buổi đến trường, buổi còn lại lên rừng hái củi về bán nhưng "chú tiều phu" vẫn cứ học giỏi và là một trong số ít học sinh tốt nghiệp loại khá ở Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Ninh Hòa) năm 1979.

Sinh viên... U60 - Hình 1

Ông Võ Minh Hùng học cao học luật ở tuổ.i 54

Đầu năm 1980, ông trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường đến chiến trường Tây Nam. Những ngày làm lính tình nguyện ở nước bạn Campuchia, ông vẫn nuôi hy vọng được học ĐH.

Năm 1984, xuất ngũ, về quê, ông Hùng liền nộp đơn dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng không đậu nên ông theo học Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa. Sau 3 năm học, đến năm 1987, ông tốt nghiệp và về làm việc ở Công ty Vật tư Tổng hợp Khánh Hòa. Tuy nhiên, chưa đến 1 năm, ông đã nghỉ. "Hồi đấy, tôi còn nhớ lương của tôi chỉ 21.000 đồng/tháng, chưa bằng tiề.n tôi đi hái củi 2 ngày. Không đủ sống nên tôi ở nhà vác búa làm tiều phu" - ông Hùng cười chua chát.

Sau 2 năm ở nhà hái củi, ông tích góp ít vốn lập gia đình rồi mở điểm bán vật tư, phân bón nhỏ ở quê. Đến năm 2001, khi kinh tế gia đình bớt chật vật, ông mới dám nói với vợ nỗi khát khao được học ĐH của mình.

"Khi anh Hùng đi học, gia đình vẫn còn khó khăn. Cả 3 cha con đi học, nhà một mình tôi xoay xở nhưng thấy anh ham quá, mình cũng không nỡ cản" - bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông, tâm sự. Năm ấy, ông dự thi và đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP HCM khi đã 42 tuổ.i.

Khi nào không thấy chữ thì nghỉ!

Không còn lên rừng đốn củi nhưng ông Hùng vẫn có suy nghĩ của một tiều phu dù là về việc học. "Đường học như con đường vào rừng. Càng đi sâu, càng thấy rừng rậm rạp, lại càng thấy mình nhỏ bé. Học lên cao khiến tôi thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức" - ông Hùng nhìn nhận.

Khi đang học năm thứ 3 Trường ĐH Kinh tế TP HCM, "đụng" nhiều bài học về tranh chấp kinh tế - thương mại, ông lại thấy mình hổng kiến thức về mặt pháp lý. Vậy là ông dự thi và đậu tiếp vào Trường ĐH Luật TP HCM. Cùng lúc học 2 trường ĐH, những ngày ở TP HCM, ông xoay như chong chóng. "Mấy cậu bạn chung lớp đáng tuổ.i con thấy tôi chạy sô cũng ớn, cứ theo hỏi: Ở tỉnh, chú làm bí thư hay chủ tịch mà học dữ vậy. Tôi tức cười quá! Mình chỉ học cho thỏa niềm ham học mà không ai tin" - ông Hùng cười.

Sinh viên... U60 - Hình 2

Sau buổi học ở lớp, ông Võ Minh Hùng bán thuố.c trừ sâu tại nhà

Đến giờ, ông Hùng vẫn nghĩ rằng học tập nhằm mở mang kiến thức chứ không phải để vươn đến một vị trí nào đó trong xã hội. Bởi vậy, tốt nghiệp 2 trường ĐH xong, ông lại trở về nhà lui cui bán phân bón, bán thuố.c ở cửa hiệu.

Nghe tin ông học ĐH luật, người dân trong xã bắt đầu đến nhờ tư vấn mỗi khi có tranh chấp, khiếu nại. "Ở ĐH, tôi học luật tổng hợp, không được chuyên sâu nên nhiều khi bà con nhờ, mình bí thật nhưng bà con không tin, cứ nghĩ mình làm cao. Khổ thế!" - ông Hùng giãi bày. Thế là ông lại học. Đầu năm 2013, ông dự thi vào lớp cao học luật do Trường ĐH Luật TP HCM mở tại TP Nha Trang. Trong số 850 thí sinh dự thi để chọn ra 192 người, lại có tên ông. "Hai đứa con thấy tôi ham học cũng trở nên chăm hơn. Cả 2 đứa đang học ĐH ở TP HCM đều rất giỏi" - ông Hùng khoe.

Để đạt thành tích ấy, nhiều khi ông Hùng phải cười ra nước mắt. Ông kể về buổi học đầu tiên ở lớp cao học. Hôm ấy, vì phải vượt đường xa hơn 40 km nên ông đến lớp muộn, khi cả lớp gần như đã đông đủ, chỉ còn thiếu giảng viên. Ông mang cặp đen vội bước vào lớp thì bất ngờ cả lớp đứng dậy... chào thầy. "Tôi ngượng chín người, cứ luống cuống không biết nói sao. Sau đó, mỗi khi thảo luận vấn đề nào khó, các bạn trong lớp lại mời... "thầy" Hùng" - ông Hùng kể. Cũng sau lần ấy, ông thay chiếc cặp đen bằng chiếc ba-lô.

Chỉ mới học cao học được gần 3 tháng nhưng ông Hùng đã nghĩ mình không dừng việc học ở đây. "Tôi nghĩ sau này, tôi sẽ học tiếp 1 khóa học mới. Mình cứ học vậy thôi, chừng nào mắt không còn thấy chữ nữa thì nghỉ" - ông Hùng bộc bạch.

Ba-lô đầy sách ra chiến trường

Đầu năm 1980, ông Hùng lên đường nhập ngũ. Trong ba-lô của ông, ngoài bộ quần áo mới mẹ may, còn lại chỉ toàn là sách năm lớp 12. Ba-lô sách ấy được ông giữ cẩn thận để ôn thi lại khi xuất ngũ.

"Giữa sự sống và cái chế.t ở chiến trường, thấy tôi học, ban đầu một số đồng đội trêu cười nhưng về sau, nhiều người cũng muốn học. Thế là tôi rủ thêm 12 chiến sĩ nữa ở cùng tiểu đoàn học chung bộ sách. Sau này, về quê thất lạc nhau nhưng nghe nói trong những đồng đội ấy, một số đã hy sinh nhưng không ít người xuất ngũ được học ĐH, giờ có địa vị trong xã hội, tôi mừng lắm!" - ông Hùng tâm sự.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

KDL Đại Nam "quay xe", người dân chưng hửng bà Phương Hằng, sự thật mới vỡ lẽ
14:52:06 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ
14:05:54 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rầm rộ vụ nhân viên livestream nó.i xấ.u Xoài Non nhưng quên tắt mic, phải xin lỗi trước cả nghìn người

Netizen

20:12:36 03/10/2024
Mới đây, Xoài Non (tên thật: Phạm Thuỳ Trang, SN 2002) lại trở thành tâm điểm chú ý khi cô bị nhân viên chê công khai ngay trên sóng livestream.

Hút trộm dầu của phương tiện thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Pháp luật

20:12:21 03/10/2024
Cơ quan công an đã bắt được nghi phạm hút trộm dầu của các phương tiện thi công để lại qua đêm trên công trường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Sức khỏe

20:10:27 03/10/2024
Sau 9 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, không phải duy trì thuố.c vận mạch, không phải thở ô xy, chức năng gan thận đã tiến triển. Bệnh nhân có thể ra viện trong tuần tới.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải gặp chuyện, Như bị đán.h ghe.n

Phim việt

20:06:41 03/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 47: Như bị chính thất kéo đến tận khu trọ đán.h ghe.n; Chải gặp chuyện sốc tâm lý khiến ông Chiểu hốt hoảng.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

Tin nổi bật

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

'Hand in Hand': Phim chữa lành mùa thu của điện ảnh Nhật

Phim châu á

20:01:02 03/10/2024
Khi bầu trời gặp biển cả, ở giữa là chúng ta (tựa gốc Hand in Hand ), bộ phim mới nhất của đạo diễn Michio Koshikawa mang đến một cảm giác như dòng nước chảy nhẹ, tưới mát tâm hồn người xem.

Lâm Vỹ Dạ lần đầu có động thái gây xôn xao sau khi bị Negav bình phẩm khiếm nhã

Sao việt

19:52:33 03/10/2024
Bất ngờ bị dính líu vào drama, Lâm Vỹ Dạ không đáp trả mà có động thái khá ẩn ý trên trang cá nhân. Động thái không biết vô tình hay cố ý của Lâm Vỹ Dạ khiến cư dân mạng được phen bàn tán.

Mỹ nhân U40 "cưa sừng" đóng học sinh quá đỉnh, netizen tấm tắc "nhan sắc này xứng đáng nổi tiếng hơn"

Hậu trường phim

18:56:11 03/10/2024
Từ một bộ phim bị các nhà đài ghẻ lạnh đến nỗi phải nằm kho hơn 2 năm, chẳng ai có thể ngờ rằng Black Out khi lên sóng lại trở thành hiện tượng của Hàn Quốc và được đón nhận nhiều đến vậy.

Câu hỏi lớn nhất lúc này: Negav có xuất hiện tại đêm concert 2 của Anh Trai Say Hi ko?

Nhạc việt

18:45:08 03/10/2024
Sau đêm concert đầu tiên vào ngày 28/9, Anh Trai Say Hi sẽ tiếp tục tổ chức đêm concert thứ 2 vào ngày 19/10, tại Vạn Phúc City - TP. Thủ Đức.

Nhặt rác về tái chế, người đàn ông bán giá hàng triệu đồng/sản phẩm

Sáng tạo

18:06:40 03/10/2024
Từ những mảnh gỗ vụn và rác thải, người đàn ông tại Hội An đã biến chúng thành những sản phẩm trang trí độc đáo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.