Sinh viên trường nào học tập vất vả nhất?
Căn cứ độ khó của chương trình học cùng lượng bài tập, nghiên cứu, Công ty Niche đưa ra danh sách những trường buộc sinh viên học tập vất vả nhất tại Mỹ.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng đầu trong danh sách với số điểm tuyệt đối, 100 điểm. “ Việc học tại MIT quả là một thách thức. Nó giúp hiểu ra rằng, bạn không chỉ phải trả lời câu hỏi, tiếp thu kiến thức từ các giáo sư, mà còn phải giải quyết vấn đề, tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của những ý tưởng phức tạp”, một sinh viên năm nhất nhận xét.
Đại học Chicago ở bang Illinois đứng thứ hai với 98,7 điểm. Sinh viên nhận xét về chuyện học tại trường: “Khó khăn, căng thẳng, tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Trường có những sinh viên xuất sắc đến từ các nước trên thế giới”.
Với độ vất vả được đánh giá 98,2 điểm, Đại học Rice ở thành phố Houston, bang Texas, đứng thứ ba trên bảng xếp hạng. “Các giáo sư luôn thử thách chúng tôi. Phần lớn lớp học có quy mô nhỏ cho phép học sinh và giáo sư tương tác thường xuyên. Tại đây, tôi học được rất nhiều thứ, đồng thời có cơ hội khám phá và tham gia những khóa học thú vị, thậm chí khiến tôi nhận ra ngành học phù hợp với bản thân và kịp thời thay đổi”, một sinh viên năm hai nói.
Đại học Carnegie Mellon (CMU) ở thành phố Pittsburgh, Pennsylvania, đứng thứ tư với 96,8 điểm. Mọi người đều có ý thức học tập chăm chỉ và giáo sư luôn khuyến khích điều đó. Họ phấn đấu theo định hướng để đạt mục tiêu. Tuy nhiên, sinh viên luôn biết, quản lý thời gian có khoa học là chìa khóa để thành công tại CMU. Với mỗi khóa học, họ phải làm rất nhiều bài tập nhưng mọi chuyện đều ổn nếu biết sắp xếp thời gian.
Video đang HOT
Là một trong những trường hàng đầu thế giới, Đại học Yale đứng thứ năm về độ vất vả của sinh viên với 96,4 điểm. ‘Tính cạnh tranh cao cùng hệ thống GPA có thể khiến bạn hoang mang nhưng nó luôn mang lại hiệu quả tốt nhất. Sinh viên phải làm lượng bài tập lớn. Các giáo sư cũng sẵn sàng trao đổi với sinh viên.
Với 96,2 điểm, Đại học Princeton đứng thứ sáu. Thật khó để tìm ra nơi nào mà sinh viên có thể tập trung học tập tốt hơn so với Princeton. Trường không có các chương trình đào tạo sau đại học như Luật, Y, Kinh doanh. Các giáo sư cũng chú trọng công tác dạy học hơn nghiên cứu. Tại đây, bạn có cơ hội tham gia vào những lớp học do những giáo sư hàng đầu thế giới giảng dạy.
Đại học Bowdoin ở Brunswick, Maine, đứng thứ bảy với 96,14 điểm. Việc học khá khó nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình không chỉ biết mỗi kiến thức sách vở, mà còn nhiều thứ khác, lợi ích từ chương trình giáo dục đại cương. Giáo sư luôn sẵn sàng trợ giúp sinh viên.
Đại học Columbia đứng vị trí thứ tám với 96,11 điểm. “Giảng viên tuyệt vời, sinh viên năng động, những cơ hội nghiên cứu trong mọi lĩnh vực tốt, Columbia cung cấp cho sinh viên mọi thử thách mà họ luôn tìm kiếm tại trường đại học. Đây là khởi đầu tốt”, một sinh viên năm cuối nói.
Với 96 điểm, Đại học Vanderbilt ở thành phố Nashville, Tennessee, xếp thứ chín. Theo các sinh viên, sự trợ giúp từ giáo sư giúp họ giảm bớt gánh nặng học tập.
Đứng cuối cùng là Đại học William & Mary ở Williamsburg, Virginia, với 95,3 điểm. Hàng năm, trường đào tạo ra hàng trăm sinh viên thông minh, giàu tham vọng.
Theo Zing
Đại học Trung Quốc cấm sinh viên dùng điện thoại trong lớp
Điện thoại mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng khiến giới trẻ phụ thuộc vào công nghệ. Vì thế, một trường đại học ở Trung Quốc cấm sinh viên sử dụng chúng trong lớp học.
Trước tình trạng giới trẻ ngày càng lạm dụng điện thoại di động, ban lãnh đạo Đại học Công nghệ Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cấm sinh viên sử dụng điện thoại trong lớp nhằm giúp họ "cai nghiện công nghệ".
Tân Hoa Xã cho hay, trước giờ vào học, tất cả sinh viên phải ngừng sử dụng điện thoại, tắt chuông và đặt chúng trong những túi được chuẩn bị sẵn tại bàn đầu tiên trong phòng.
Theo một giảng viên tại Đại học Công nghệ Thái Nguyên, ban lãnh đạo trường cấm sinh viên sử dụng điện thoại di động trong lớp nhằm giúp các em tập trung hơn vào nội dung bài học, đồng thời không gây phiền nhiễu tới người khác.
Lệnh cấm này cũng cho thấy mức độ giới trẻ Trung Quốc cuồng điện thoại. Nó không chỉ ảnh hưởng công việc và học tập.
Năm ngoái, một nghiên cứu xã hội chỉ ra rằng, việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều làm mất đi mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên trong gia đình.
Ban lãnh đạo nhà trường hy vọng, quyết định mới không chỉ cải thiện kết quả học tập của sinh viên mà còn tạo cho các em thói quen sử dụng điện thoại một cách khoa học.
Theo Zing
Khám phá ngôi trường lớn nhất thế giới Ngôi trường lớn nhất thế giới City Montessori có số học sinh vượt quá 50.000 nhưng không em nào bị lơ là, gần một nửa trong số họ đạt kết quả từ 90% trong các kỳ thi quốc gia. Trường City Montessori (CMS) ở thành phố Lucknow, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ hiện là ngôi trường lớn nhất thế giới theo Sách Kỷ...