Sinh viên “trưng” thời trang phản cảm ở giảng đường
Diện quần đùi ngang bẹn như đồ trong, mặc những chiếc áo xuyên thấu, không kín đáo, phản cảm… không còn là hình ảnh khó bắt gặp ở các giảng đường đại học.
Mới đây, sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing, TPHCM phản ứng nội dung học đường của nhà trường khi cho rằng trường đang gián tiếp cấm sinh viên mặc áo thun không cổ. Nội định này có thể khá “ máy móc” so với môi trường học đường ở bậc ĐH nhưng lần nữa lại dấy lên quan tâm về thời trang ở học đường.
“Đỏ con mắt” ở giảng đường
Vào nhiều trường đại học, kể các những ngôi trường chuyên đào tạo những ngành nghề truyền thống vốn được xem là chuẩn mực, không quá khó để nhìn thấy những hình ảnh thời trang từ dị hợm đến phản cảm của sinh viên.
Mốt áo dài hơn quần gây phản cảm ở môi trường học đường
Có những sinh viên bận đồ như đồ ngủ đến lớp với những chiếc áo quá cũ cũ, nhăm nhúm nhưng cũng không “nặng mắt” bằng những bộ trang phục hớ hênh mà ngay trên các sàn diễn còn khó nhìn thấy.
Có những nữ sinh diện quần đùi, quần jean thiết kế đúng theo chuẩn “đồ trong”, “chó nhảy mấy bước cũng không cắn nổi gấu”. Và nhiều khi chỉ có thể nhìn thấy tà áo sơ mi che lấp quần lơ lở hở nửa vòng mông.
Thời trang áo hai dây, ba lỗ để đi chơi, đi tập cũng được một số bạn nữ tận dụng làm trang phục tới trường. Hay nhức mát hơn nữa, có dạo nổi lên những chiếc áo mỏng tanh, nhìn xuyên thấu phía trong vàng xanh đỏ lá cẩm hay những chiếc áo cổ rộng khoét sâu lộ trước hở sau cũng “di động” ngay ở khuôn viên các trường đại học, trên giảng đường. Không ít giảng viên khi lên lớp cũng phải quay mặt, lắc đầu trước những trang phục quá lố của sinh viên.
Video đang HOT
Giảng viên một trường Sư phạm ở TPHCM kể, lên lớp rất nhiều người thầy tâm huyết dễ bị “tụt hứng” trước thái độ học tập không nghiêm túc, thái độ thiếu tôn trọng người khác của sinh viên, trong đó thể hiện qua cả cách ăn mặc của các bạn. Hầu hết các trường ĐH không có quy định “cấm” với sinh viên về việc trang phục, nhiều bạn mặc đồ rất nhố nhăng nhưng giảng viên cũng rất khó để nhắc nhở.
Một TS mỹ học chuyên giảng dạy về các môn nghệ thuật, mỹ học ở một số trường ĐH ở TPHCM cũng chia sẻ, cách đây 10 – 15 năm trước, ông từng nói, sinh viên một số trường rất thiếu gu thẩm mỹ, không thể hiện được nét đẹp, cá tính của tuổi trẻ.
Nhưng gần đây, ông lại phải giật mình trước một bộ phận sinh viên ăn mặc quá “lố” lên giảng đường. Các bạn chạy theo các trào lưu mốt kiểu cắp vá, nửa vời không những không đẹp mà còn phản cảm, ảnh hưởng đến môi trường học đường, có những bộ trang phục mà đến đi chơi cũng đừng nên mặc.
Tùy thuộc vào thẩm mỹ, nhận thức của sinh viên
Đại diện Trường ĐH Văn Lang cho hay, trường có quy định về trang phục đối với nhân viên, giảng viên như áo dài, đồ vét, đeo thẻ… Nhưng với sinh viên thì chỉ có quy định chung chứ không có yêu cầu hay nội dung nào cụ thể. Thế nên sinh viên khá thoải mái trong trang phục, nhiều sinh viên có thể mặc quần đùi đến trường. Việc thời trang tùy thuộc rất nhiều vào gu thẩm mỹ và nhận thức của chính người học.
Một bức ảnh nữ sinh mặc áo xuyên thấu đến trường được chia sẻ trên mạng xã hội
Mới đây, sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing, TPHCM phản ứng nội dung học đường của nhà trường khi cho rằng trường đang gián tiếp cấm sinh viên mặc áo thun không cổ. Trường yêu cầu, SV khi đến trường mặc áo sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục truyền thống của trường, mặc quần tây hoặc quần jean lịch sự, váy dài đến gối, đi giày hoặc dép có quai hậu.
TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, quy định này mang tính khuyến cáo, lưu ý sinh viên nên chú ý ăn mặc lịch sự khi đến trường chứ không cứng nhắc cấm mặc áo không khổ. Trường ban này nội quy này xuất phát từ thực tế có nhiều SV đến trường ăn mặc phản cảm, áo thun khoét cổ sâu, thiếu kín đáo không phù hợp với môi trường sư phạm.
Vấn đề sinh viên ăn mặc phản cảm cũng từng được đặt ra tại nhiều hội thảo, tọa đàm về ứng xử của người trẻ nơi công cộng, ở môi trường học đường. Vấn đề lớn nhất theo ý kiến nhiều người nằm ở nhận thức văn hóa, gu thẩm mỹ, nhiều SV ngộ nhận về thời trang, về cái đẹp hoặc “chơi trội” để thể hiện cái tôi, cá nhân một cách sa đà.
“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, trang phục chưa chắc thể hiện bạn giàu nghèo, sang hèn nhưng trang phục lại có thể “lên tiếng” về cốt cách, văn hóa, nhận thức của mỗi người. Chưa cần đến các quy định thì không gian, môi trường nào cũng sẽ có những nguyên tắc cơ bản cho mỗi người về cách ứng xử, ăn mặc.
Nhiều người nói với nhau đừng tủ quần áo của mình nghèo đến nỗi mặc đồ công sở đi chơi thì có lẽ cũng cần nhắc đừng để gu thẩm mỹ và nhận thức của mình tệ đến nỗi mặc đồ đi chơi, đi bơi… lên giảng đường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Có nên đưa hoạt động mại dâm vào quy chế của học sinh, sinh viên!?
Bộ GD-ĐT vừa công khai để lấy ý kiến dự thảo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy.
Theo dự thảo quy chế, sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học - MÃ PHONG
Trong mục lục một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên (HS-SV) của dự thảo này có nêu nhiều nội dung vi phạm kèm các hình thức xử lý. Đáng chú ý là mục 16 về vi phạm chứa chấp, môi giới mại dâm, quy định khi bị phát hiện lần 1 sẽ giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật. Ở mục 17, hoạt động mại dâm có 4 mức xử lý cụ thể gồm: lần thứ 1: khiển trách, lần thứ 2: cảnh cáo, lần thứ 3: đình chỉ có thời hạn, lần thứ 4: buộc thôi học.
Với dự thảo này, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên cân nhắc việc đưa nội dung này vào trong quy chế.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng hoạt động mại dâm nếu bị phát hiện là một hành vi vi phạm pháp luật. Khi có kết luận của cơ quan chức năng về vi phạm nặng thì phải đình chỉ học tập, buộc thôi học chứ không thể khiển trách hay cảnh cáo. Thạc sĩ Cường còn nói, bản thân SV phải chịu trách nhiệm công dân trước quy định pháp luật. Vì vậy không nhất thiết phải đưa nội dung này vào trong quy chế, nếu đưa cần phải có hình thức xử lý nặng nhất ngay trong lần đầu vi phạm vì môi trường giáo dục cần phải nghiêm túc.
Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bày tỏ sự "lấn cấn" về nội dung của dự thảo. Ông Phước nói: "Quy đồng một số hình thức kỷ luật khác so với hoạt động mại dâm thì chưa chuẩn lắm. Trong môi trường học đường thì vi phạm này không thể chấp nhận. Nếu bị phát hiện cần xử lý mạnh tay ngay lần đầu phát hiện chứ không nên để tới lần thứ 4".
Thạc sĩ Trần Thiện Duy, Chánh văn phòng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trong 20 năm làm công tác SV chưa từng thấy SV nào bị xử lý vì tham gia hoạt động mại dâm. Ông Duy cho rằng Bộ GD-ĐT nên cân nhắc kỹ và lắng nghe ý kiến các trường khi đưa nội dung này vào quy chế HS-SV. Theo ông Duy việc xử lý vi phạm này với các trường học là rất khó khăn vì đòi hỏi phải có chứng cứ rõ ràng. Bản thân trường học không thể tự phát hiện và xử lý mà thường phải dựa vào kết luận của cơ quan chức năng. Trong khi đó, các SV đều từ 18 tuổi trở lên, đều đủ tuổi công dân và phải tuân thủ quy định pháp luật, có thể xử lý theo quy định pháp luật.
"Bản thân các trường, đứng trước các kết luận của cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của SV đều có biện pháp xử lý phù hợp. Do vậy cái gốc của vấn đề vẫn là quy định pháp luật với sự tham gia xử lý của cơ quan chức năng nên có thể không nhất thiết đưa vào quy chế này", ông Duy nhấn mạnh.
Đã có quy định trong luật
PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng các ý kiến đề xuất không nên đưa nội dung này vào quy chế HS-SV là đúng đắn. "Chúng ta đã có quy định trong luật về tội này. SV cũng chính là một công dân thì nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật đó. Nếu có một quy định khác cũng liên quan đến nội dung này, dù nặng hơn hay nhẹ hơn cũng đều không cần thiết và có thể khiến các văn bản luật mâu thuẫn với nhau", ông Hải nói.
Theo thanhnien
Cô giáo dạy trẻ khuyết tật ở Bắc Ninh: Sống như những đóa hoa "Sống như những đóa hoa, tỏa ngát hương thơm cho đời", lời bài hát ấy thật đúng với cô giáo trẻ Đỗ Thị Nhị - người vừa được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam tiêu biểu 2018. Nhị đang là giáo viên cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh (Bắc Ninh) - nơi dìu dắt, giúp đỡ hàng trăm trẻ tự...