Sinh viên Trung Quốc trở thành “nạn nhân” trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc
Năm học 2017 – 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con sô cao ân tượng nêu so với con sô 100 nghìn trước đó 1 thâp kỷ.
Quá muốn tận hưởng cuộc sống du học ở Mỹ, cô gái Vivian 19 tuổi người Trung Quốc mới đây đã đi tàu 4 tiếng từ khu vực trung tâm Trung Quốc đến thành phố Quảng Châu ở phía Nam, đó là nơi gần nhất mà cô có thể tham gia phỏng vấn xin visa đi Mỹ tại Lãnh sự quán Mỹ. Thế nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ như cô mong muốn.
Nhân viên phụ trách cấp visa tại lãnh sự quán Mỹ hỏi cô: “Chuyên ngành của bạn là gì?” Sau đó, cô phải tham gia đợt kiểm tra lại các thông tin căn bản.
Đang theo học tại đại học Vũ Hán, sinh viên Vivian muốn tham gia khóa học mùa hè tại đại học California và cô đã được chấp nhận. Thế nhưng việc muốn theo học một ngành học được coi là nhạy cảm đã hạn chế cơ hội của cô.
Cô nói: “Sinh viên tốt nghiệp ngành của tôi thường phải chịu nhiều sự điều tra về thông tin, thế nhưng đây là lần đầu tiên tôi từng biết rằng tham gia khóa học mùa hè cũng phải trải qua một quá trình như vậy. Thậm chí tôi không hề nộp hồ sơ theo học ngành kỹ thuật hàng không tại Mỹ, tôi chỉ muốn tham gia một khóa học máy tính kéo dài 2 tháng”.
Video đang HOT
Cô mất một tháng chờ đợi, đại học phía Mỹ phải gửi thư đảm bảo rằng cô sẽ không được cho phép vào bất kỳ phòng thí nghiệm nào, cuối cùng lãnh sự quán cũng cấp visa cho cô. Cô là một trong những người may mắn, một trong những bạn học của cô muốn học ngành tự động hóa đã bị từ chối visa.
Năm học 2017 – 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Mỹ đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con số cao ấn tượng nếu so với con số 100 nghìn trước đó 1 thập kỷ. Nhóm các sinh viên này và những trường đại học đón nhận họ, giờ đây đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến thương mại của Mỹ chống lại Trung Quốc.
Từ năm ngoái đến hiện tại, Washington đã thắt chặt các quy định về visa, đồng thời tăng cường hận chế các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa hai nước. Cùng lúc đó, tần suất cáo buộc về hoạt động gián điệp và ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ tăng chóng mặt, môi trường nghiên cứu Mỹ vì vậy ngày một trở nên kém thân thiện, đe dọa làm mất đi thành quả của nhiều năm phát triển.
Các bậc cha mẹ Trung Quốc nổi tiếng quan tâm đến học hành của con cái, việc họ giàu lên nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua đã giúp cho nhiều gia đình có điều kiện gửi con đi học nước ngoài. Nghiên cứu vào năm 2015 của Hurun cho thấy rằng triệu phú Trung Quốc sẵn sàng đầu tư đến tài sản của họ vào giáo dục cho con cái. Chỉ tính riêng năm 2017, hơ 600 nghìn sinh viên Trung Quốc đi du học, phần lớn trong số này học kinh doanh, kỹ thuật, toán và khoa học.
Tất nhiên trường đại học trên khắp thế giới đua nhau giành một miếng bánh trên thị trường màu mỡ này. Họ chi tiêu nhiều tiền vào các hội chợ du lịch, các chiến dịch quảng bá và hoạt động hợp tác với các đối tác Trung Quốc.
Học phí học đại học tại Mỹ tiêu tốn trung bình 37 nghìn USD và tại các trường tư, con số này ước tính lên đến 48 nghìn USD – mức học phí cao nhất thế giới. Thế nhưng cho đến nay, nước Mỹ luôn được coi như điểm đến hàng đầu cho sinh viên Trung Quốc bởi chất lượng đào tạo vượt trội tại Mỹ.
Nước Mỹ có sản phẩm giáo dục chất lượng cao mà sinh viên Trung Quốc bằng mọi giá muốn có được; Trung Quốc có lượng học sinh lớn sẵn sàng chi tiền. Thế nhưng yếu tố địa chính trị giờ đây đang làm thay đổi mọi chuyện, chính quyền Tổng thống Trump đẩy cao việc hạn chế doanh nghiệp và sinh viên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng.
Theo bizlive
Sinh viên Trung Quốc tìm kiếm 'giấc mơ ngoài nước Mỹ'
Giữa vòng xoáy của cuộc chiến thương mại với những hành động áp thuế trả đũa lẫn nhau, các sinh viên Trung Quốc cảm thấy không yên tâm khi học tập tại Mỹ và bắt đầu tìm kiếm những điểm đến mới để hiện thực hóa giấc mơ đại học của mình.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, một cảnh báo du lịch của Bắc Kinh trích dẫn 'bạo lực súng đạn và cướp' ở Mỹ cũng khiến sinh viên Trung Quốc lạnh chân. Ảnh: bangkokpost.com
Sinh viên Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ, đem lại nguồn thu lên tới hàng tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Chỉ riêng trong năm 2018, sinh viên Trung Quốc đóng góp 13 tỷ USD, bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt, cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Cơ quan Hải quan và di trú Mỹ cho biết số sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học đã giảm 2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên sụt giảm kể từ năm 2009.
Một số cuộc khảo sát đối với hàng chục phụ huynh và sinh viên Trung Quốc do hãng AFP thực hiện, cho thấy sự trậm trễ trong thủ tục xin thị thực, quan ngại về việc dự án nghiên cứu bị đình chỉ và sự an nguy là những nguyên nhân khiến nhiều sinh việc Trung Quốc không còn ấp ủ giấc mơ học tập tại Mỹ và chuyển hướng sang nước khác cũng có thế mạnh về giáo dục. Hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump điều chỉnh thời hạn thị thực đối với sinh viên học các ngành kỹ thuật và khoa học từ 5 năm xuống 1 năm.
Theo Viện Giáo dục quốc tế tại New York, hơn 30% trong tổng số 360.000 sinh viên tại Mỹ, theo học các ngành STEM - gồm khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán học. Điều chỉnh của Nhà Trắng đã khiến nhiều sinh viên Trung Quốc do dự khi tìm kiếm học bổng tại Mỹ, qua đó ảnh hưởng đến việc chiêu sinh và nguồn thu của các trường đại học. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc hồi tháng 6 cũng đã ra cảnh báo đi lại tới Mỹ với lý do bạo lực súng đạn và trộm cắp, điều này tác động không nhỏ tới tâm lý của các sinh viên và phụ huynh Trung Quốc.
Một khảo sát của hãng New Oriental China cho biết Anh, Australia và Canada là những nước được hưởng lợi nhiều nhất. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc - vốn là những điểm du học truyền thống đối với giới tinh hoa Trung Quốc- và một số nước tại châu Âu, đặc biệt là Đức và các nước Bắc Âu với thế mạnh là các ngành kỹ thuật, cũng được xem là điểm đến lý tưởng mà sinh viên Trung Quốc để mắt tới. Melissa Zhang, một học sinh bậc trung học tại Bắc Kinh, là một ví dụ điển hình. Em tuyên bố từ bỏ giấc mơ đến Mỹ du học và thay vào đó, em lựa chọn đến Đức để theo học ngành robotics. Trong khi đó, Eric Wang, 25 tuổi, đang theo học ngành y khoa tại Đại học Purdue ở bang Indiana, hết sức lo lắng khi phải gia hạn visa hằng năm. Điều này ảnh hưởng tới các dự án nghiên cứu dài hạn và cả việc tìm kiếm bạn gái.
Nhiều đại học danh tiếng tại Mỹ như Yale hay Stanford phàn nàn rằng cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng đến việc chiêu sinh. Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Massachusetts Rafael Reif nhấn mạnh tới tình trạng bất bình đẳng, thiếu khách quan trong việc xét duyệt thị thực đối với một số sinh viên có quốc tịch Trung Quốc.
Thanh Hương
Theo TTXVN
Mỹ siết chặt chính sách visa với sinh viên Trung Quốc các ngành công nghệ cao Chính quyên Tông thông Mỹ Donald Trump đang thắt chặt chính sách visa với sinh viên Trung Quôc trong nhiêu ngành công nghê cao như kỹ thuât hàng không và robot. Khi mà tình thế đối địch giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề thương mại và công nghệ ngày một tồi tệ hơn, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump...