Sinh viên trực tuyến tận dụng nghỉ Tết để lên kế hoạch học tập
Nhiều sinh viên trường Đại học FUNiX muốn rút ngắn thời gian học để sớm nhận chứng chỉ, ra Tết có việc làm luôn.
Là sinh viên đại học trực tuyến FUNiX, Nguyễn Thành Giáp (Sơn La) dự định tận dụng kỳ nghỉ Tết để tập trung học, đặt mục tiêu sớm lấy bằng đại học.
Hai kỳ liên tiếp chàng trai người Sơn La này đã giành học bổng “Học nhanh” của trường. Nam sinh khẳng định: “Tôi thấy Tết không ảnh hưởng lắm đến chuyện học. Vui vẫn vui, học vẫn học”.
Nguyễn Đình Vinh, tân sinh viên vừa gia nhập FUNiX vào đầu tháng một cũng chia sẻ sẽ tranh thủ kỳ nghỉ Tết để lên kế hoạch học tập. Từng tốt nghiệp Cao đẳng Hàng Hải, trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau, Vinh vẫn chưa tìm thấy đúng lĩnh vực yêu thích. Đến với FUNiX, chàng trai này quyết tâm học để có một công việc mới. Đặt nhiều kỳ vọng vào quyết định này nên với Vinh, Tết 2019 cũng là một khởi đầu mới.
Tân sinh viên trực tuyến Nguyễn Đình Vinh quyết tâm học xuyên Tết.
“Tại FUNiX, không ít sinh viên như Vinh, như Giáp, những người đã rất rõ về mục tiêu học tập của mình đã tranh thủ thời gian rỗi dịp Tết để sớm hoàn thành việc học online”, đại diện trường chia sẻ.
Cô bé 13 tuổi Phương Linh, một trong những sinh viên trẻ tuổi nhất của trường cũng cho biết sẽ tranh thủ nghỉ Tết để học bài. Chị Thanh, mẹ Phương Linh kể: “Nghe con nói Tết sẽ tranh thủ tập trung học online, ban đầu tôi cứ gàn mà không biết ở trường, rất nhiều bạn cũng đang có suy nghĩ giống con”.
Trò ham học, nên chính các mentor – những người hướng dẫn sinh viên tại trường cũng dành tối đa thời gian để ưu tiên việc học của sinh viên dịp Tết. Mentor Nguyễn Viết Hiền – người từng sáng đèn suốt dịp Tết 2018 để hỗ trợ xter cho hay, việc học online trong kỳ nghỉ Tết mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên.
Video đang HOT
“Thường những kỳ nghỉ là thời điểm lý tưởng để sinh viên xem lại mình đã học được gì, hay trong năm tới mình sẽ đặt mục tiêu học như thế nào. Tết năm ngoái, ngay trong ngày Tết vẫn có những sinh viên gọi tôi để hỏi bài. Tết này cũng vậy, tôi sẵn sàng online 24/24 để trả lời câu hỏi và hướng dẫn sinh viên” – anh Hiền chia sẻ.
Nhiều mentor khác cũng tương tác ngay khi sinh viên cần hỏi bài, hướng dẫn code. Theo mentor Hiền, học trò Việt truyền thống có tục khai bút thì sinh viên FUNiX có thể “khai code” đầu Xuân để cả năm học tập chăm chỉ, hướng đến một năm thuận lợi.
Sinh viên FUNiX nhập học đầu năm 2019.
Đại diện FUNiX tiết lộ, khi sinh viên các trường đang nô nức về quê ăn Tết, thì hàng trăm sinh viên mới của trường vừa chính thức nhập học, bắt đầu những bài đầu tiên của chứng chỉ một. Sát Tết, phòng tuyển sinh của nhà trường vẫn tiếp nhận và tư vấn cho những đơn đăng ký nhập học mới từ khắp mọi miền. Sinh viên nhập học trước tết được cộng thêm thời gian học, dễ gặt học bổng “Học nhanh” – hoàn tới 20% học phí.
Nguyễn Đình Vinh chia sẻ: “Tôi sẽ không đi chơi nhiều để có thời gian cho việc học”. Mong muốn của Vinh là sau Tết có thể hoàn thành chứng chỉ đầu tiên. Còn Nguyễn Thành Giáp thì đặt quyết tâm sẽ tận dụng thời gian nghỉ Tết để sớm hoàn thành chứng chỉ tiếp theo, gặt học bổng lần thứ 3 để được hoàn 20% học phí.
Nguyễn Quỳnh
Theo VNE
Lại rộ chuyện Tây ba lô dạy tiếng Anh
Khi nhu cầu học tiếng Anh từ người bản xứ tăng cao, một số trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam gần đây lại đẩy mạnh chiêu bài "giáo viên người bản ngữ" để thu hút học viên, bất kể chất lượng và bằng cấp của các giáo viên này.
Giáo viên bản ngữ đủ trình độ giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam hiện đang rất khan hiếm. Ảnh: Whyy.org
Gần đây, một số trang tin tức nước ngoài đã đăng tải về tình trạng những người đi du lịch bụi từ nước ngoài, hay còn gọi là "Tây ba lô", đổ xô đi dạy tiếng Anh "chui" cho các trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam. Tờ tin tức ABC (Úc) từng phản ánh tình trạng này xuất phát từ tâm lý sính chuộng giáo viên người nước ngoài cùng việc khan hiếm những giáo viên bản ngữ đủ bằng cấp và trình độ. Thậm chí, giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam còn được gọi là những "thầy giáo ngôi sao". Việc kiếm tiền bằng cách đi dạy tiếng Anh ở Việt Nam đôi lúc trở nên quá dễ dàng đối với những người này, qua đó còn thu hút thêm nhiều người mới đến. Họ là những anh, chị "Tây" không bằng cấp, muốn đi du lịch nhưng không dư dả tiền bạc.
Tiếng dữ đồn xa
Thực ra, việc Tây ba lô dạy tiếng Anh kiếm tiền ở Việt Nam không phải là việc mới mẻ với người dân trong nước. Điều đáng nói ở đây là vấn nạn giáo viên người nước ngoài không trình độ và bằng cấp vẫn đi dạy và kiếm tiền nhiều nay lại trở nên rầm rộ. Thậm chí, vấn đề này còn trở nên nổi tiếng với giới truyền thông nước ngoài, theo cách chẳng ai mong muốn. Hiện nay, nhiều khi chỉ cần là người da trắng biết nói tiếng Anh thì dù thuộc bất kỳ quốc tịch nào hay không có bằng cấp gì, các anh chị Tây đều có thể xin vào trung tâm Anh ngữ tại đây. Họ sẽ được nhận vào được dạy với mức lương đủ để đi du lịch khắp nơi trong nước.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này còn là do sự khan hiếm giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh đủ trình độ và bằng cấp. Nhiều cá nhân và tổ chức còn phải đi lùng tìm khách nước ngoài du lịch dài hạn tại Việt Nam để đưa vào dạy tại các trung tâm trên Facebook. Nhiều trang và nhóm trên Facebook chuyên về săn tìm giáo viên dạy tiếng Anh mọc lên như nấm sau mưa. Điều kiện tuyển rất dễ, chỉ cần là người nước ngoài, người bản ngữ hay là người ở nước khác nói tiếng Anh đều được, không bằng cấp cũng không sao.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi rất nhiều trung tâm Anh ngữ ở TPHCM luôn tự giới thiệu giáo viên của mình có đủ bằng cấp, đủ điều kiện dạy học. Phụ huynh hoang mang lo lắng còn số ít những trung tâm thực sự chất lượng lại vấp phải sức cạnh tranh không lành mạnh.
Cần có sự kiểm tra của cơ quan chức năng
Theo quy định cấp phép lao động nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam, người nước ngoài phải hội đủ nhiều điều kiện như sức khỏe tốt, lý lịch tư pháp trong sạch, bằng đại học liên quan đến sư phạm, chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh (TESOL hoặc CELTA chẳng hạn).
Nhiều nhà giáo có kinh nghiệm ở TPHCM cũng bày tỏ ý kiến chung cho rằng một trung tâm tiếng Anh cần phải có đủ lượng giáo viên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đề ra mới được cấp phép. Tuy nhiên, việc các trung tâm thực hiện tuyển người như thế nào thì chưa thấy sự kiểm tra chặt chẽ của các ban ngành. Thực tế tại nhiều trung tâm cho thấy, các giáo viên nước ngoài đã được đăng ký đứng lớp lại không thấy mặt và có dùng thêm một số người nước ngoài mà không đăng ký. Các giáo viên nước ngoài đứng lớp cũng thay đổi thường xuyên, một lớp đổi vài ba giáo viên trong một khóa là chuyện hay xảy ra. Việc học của các học viên bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng trường Đại học Quốc gia TPHCM, cho rằng nếu thật sự có tình trạng giáo viên nước ngoài ở các trung tâm như vậy, các trung tâm này đang sử dụng lao động giảng dạy bất hợp pháp.
Theo ông Chính, giáo viên phải được đào tạo theo từng cấp độ của học sinh mới có chuyên môn thích hợp để truyền đạt kiến thức. Nếu thật sự có việc giáo viên nước ngoài không đủ điều kiện dạy tại các trung tâm thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải tích cực thanh tra xử lý tình trạng này.
Giải pháp cho tình trạng khan hiếm giáo viên
Việc dùng giáo viên nước ngoài chưa đủ chất lượng là do áp lực tuyển sinh của các trung tâm phải tuyển bằng được giáo viên nước ngoài để chiều theo tâm lý "sính ngoại" của phụ huynh học sinh. Một trung tâm Anh ngữ không có giáo viên ngoại quốc rất khó tuyển được nhiều sinh viên và ít có phụ huynh nào thích cho con mình học kỹ năng nghe nói từ giáo viên người Việt.
Phụ huynh và học viên là khách hàng và họ có cái lý của họ. Rõ ràng học sinh được thực hành và được chỉnh sửa từ chính người bản xứ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là từ người không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Trở ngại ở đây là việc tuyển được giáo viên nước ngoài đủ điều kiện, trình độ không hề dễ. Nếu mức lương và phúc lợi không đủ hấp dẫn thì họ sẽ không chuyển đến Việt Nam để làm việc. Nhưng trung tâm nào chịu trả lương cao thì sẽ phải tăng mức học phí, khi đó trung tâm lại khó tìm đủ được số lượng học sinh để tồn tại. Trước thực tế đó, các trung tâm đành chọn các giải pháp mời những người nước ngoài chưa đủ điều kiện giảng dạy về dạy học.
Việc sử dụng giáo viên nước ngoài kém chất lượng hay trái phép cần phải được giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, giải pháp thay thế để thỏa mãn nhu cầu học tiếng Anh từ người bản ngữ cũng cần được đầu tư suy nghĩ thêm. Đa số người học có nhu cầu thực hành kỹ năng học với người nước ngoài nhưng chưa thật sự có khả năng trả học phí cao. Để đáp ứng nhu cầu có thực này, ông Nguyễn Quốc Chính cho rằng trung tâm nên đẩy mạnh giao lưu ngoại khóa với nhiều học viên hơn bình thường. Các hoạt động kiểu này giúp mở rộng cơ hội để học viên sử dụng kỹ năng nghe nói và thực hành với người nước ngoài khi trung tâm chưa kịp tuyển đủ giáo viên đủ chất lượng.
Mỹ Huyền
Theo sgtiepthi
Làm người mẫu ảnh có cần bằng ĐH không? "Nếu có tấm bằng ĐH, khi ra nước ngoài lưu diễn, thi thố các có thể tự tin giao tiếp, thể hiện chứ không ấp úng vì thiếu kiến thức", các chuyên gia khuyên học sinh có đam mê thành người mẫu Sáng 30-11, chương trình "Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ...