Sinh viên tốt nghiệp ngành này không khó để đạt mức lương 15-20 triệu đồng/tháng, đã thế cơ hội việc làm lại luôn rộng mở
Mức lương cao ngay cả đối với sinh viên mới ra trường, môi trường năng động, thường xuyên gặp gỡ những người nổi tiếng là một trong những điểm hấp dẫn khiến ngành nghề này được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích.
Ngành “giữ hồn” cho thương hiệu doanh nghiệp
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, một doanh nghiệp, tổ chức muốn tạo dựng cho mình phong cách, ấn tượng riêng để đi vào tâm trí của khách hàng chắc chắn phải cần đến sự hỗ trợ của PR (Quan hệ công chúng).
Đây được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đó được “sống”. Nói một cách đơn giản, PR chính là nhằm cải thiện cái nhìn về một cá nhân/ tổ chức bằng cách phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.
Việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện cảm từ phía khách hàng, giúp thương hiệu trở nên sâu sắc, ý nghĩa, nhân văn, tràn đầy sức sống là những kết quả cuối cùng mà người làm PR muốn đạt được.
Những nhân viên làm PR luôn được ngưỡng mộ bởi họ năng động, linh hoạt; khả năng giao tiếp xã hội tốt; vừa thấu hiểu tổ chức, vừa nắm rõ những đặc điểm của đối tượng công chúng/khách hàng mà đơn vị của mình hướng tới.
PR được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu.
Không sợ thiếu việc làm
Nghề PR chuyên nghiệp dù chỉ mới được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam gần đây nhưng luôn thuộc được liệt kê vào danh sách các ngành “hot”. Nhiều tổ chức, công ty đang tìm kiếm nhân lực chuyên nghiệp cho công việc này nhưng nhu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Một báo cáo của Công ty tư vấn đa quốc gia Pricewaterhourse Cooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn gần đây.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng Bộ môn PR-Quảng cáo, Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN chia sẻ trên Dân Trí: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có kinh nghiệm làm việc hơn 1 năm không khó để đạt mức lương 15-20 triệu đồng/tháng và thậm chí còn cao hơn nếu làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty xuyên quốc gia.
Video đang HOT
Chưa kể các vị trí làm việc trong lĩnh vực truyền thông đang ngày càng chuyên môn hóa cao như đi sâu tư vấn quản lý khủng hoảng, truyền thông chính phủ, truyền thông liên cá nhân, truyền thông thương hiệu, truyền thông marketing, sáng tạo và quản trị nội dung số, tổ chức sự kiện… thì mức thu nhập còn cao hơn nhiều.
“Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng liên tục đề nghị giới thiệu sinh viên tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn mà chúng tôi không đáp ứng đủ bởi các em từ năm thứ ba hầu hết đã có việc làm ổn định rồi.
Khoảng một nửa số sinh viên cố gắng rút ngắn thời gian đào tạo chỉ còn 3,5 năm để nhanh chóng tốt nghiệp đi làm. Thị trường lao động của ngành PR chắc chắc sẽ ngày càng sôi động và đầy cơ hội trong tương lai” – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành PR có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng
Chuyên viên PR : đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…
Phóng viên, biên tập viê n làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng
Nghiên cứu, giảng dạy môn PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy…
Lưu ý, không có con đường nào trải đầy “hoa hồng”. Lương cao đồng nghĩa cùng áp lực. Bạn đôi khi sẽ phải làm việc cả ngày cuối tuần, làm việc trong các ngày lễ lớn. Khi người ta nghỉ, đó là thời điểm bạn làm sự kiện, bạn tổ chức các bữa tiệc, lễ kỉ niệm cho khách hàng.
Mặc dù vậy, PR vẫn luôn là một trong những ngày có sức hút nhất với giới trẻ hiện nay. Bởi bạn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được khám phá và sáng tạo, được kết nối với người nổi tiếng, tài năng, được xê dịch nhiều nơi trên khắp đất nước…
Học ngành Quan hệ công chúng ở trường nào?
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Đại Nam
Trường Đại học Văn Lang
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM
Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM
Trường Đại học Văn Hiến
Trường Đại học RMIT
Các trường ồ ạt tuyển sinh ngành sức khoẻ: Chất lượng đào tạo có đảm bảo?
Mùa tuyển sinh 2021, các đại học tư thục đua nhau mở, tuyển sinh và đào tạo khối ngành sức khoẻ khiến nhiều người lo lắng về chất lượng đạo tạo, trình độ chuyên môn.
Từ năm 2016 trở về trước, khối ngành sức khỏe chỉ được đào tạo ở các trường chuyên về sức khỏe hay một số trường công lập top đầu đào tạo như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ...
Vài năm gần đây, số trường đại học tư thục mở ngành, đào tạo nhóm ngành sức khỏe ngày càng nhiều. Đáng chú ý, mùa tuyển sinh 2021, Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở đồng loạt 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, gôm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em (điều dưỡng), kỹ thuật phục hồi chức năng, quản lý bệnh viện.
Trường này trước từng mở ngành tuyển sinh, đào tạo các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng. Trường sẽ có tổng 12 ngành đào tạo lĩnh vực sức khỏe. Con số này nhiều hơn những trường chuyên đào tạo y dược khác như Đại học Y Hà Nội hay Đại học Y Thái Nguyên...
Trong cuộc "chạy đua" mở ngành sức khỏe, Đại học Văn Lang tuyển mới 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền. Như vậy, trường sẽ đào tạo 6 ngành khối sức khỏe.
Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến mở mới 2 ngành khối sức khỏe: điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Ngoài ra, nhiều trường tư thục khác cũng "trăm hoa đua nở" tuyển sinh các khối ngành sức khoẻ như Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học Duy Tân...
Sinh viên nghiên cứu, học tập. (Ảnh minh hoạ: Q.H)
Việc các trường ồ ạt mở ngành khiến nhiều người lo lắng vì khối ngành sức khoẻ liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, cần quá trình đào tạo bài bản lâu dài. Họ lo liệu các trường có đảm bảo về chất lượng giảng dạy, đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc mở ngành mới nói chung cũng như mởi đào tạo khối ngành sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi quy định: " Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật" . Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các trường được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo.
Để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 năm 2017 quy định về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT đã quy định tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành Sức khỏe, ngoài điều kiện mở ngành thì các trường phải tuân thủ quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định tại Nghị định số 111 năm 2017. Theo đó, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện đảm bảo.
Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý và cấp phép mở đào tạo ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ cũng quy định, tất cả các trường xin mở đào tạo ngành sức khỏe phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Điểm chuẩn Trường Đại học Văn Lang năm 2020 Trường Đại học Văn Lang vừa công bố điểm chuẩn năm 2020 bằng kết quả thi Tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Theo đó, 41 ngành học năm 2020 có mức trúng tuyển từ 16 đến 22 điểm. Các nhóm ngành "hot" như Thiết kế đồ họa, Quan hệ công chúng, Marketing, Quản trị Khách sạn, Ngôn ngữ Anh đều tăng 1 điểm...