Sinh viên tìm việc làm: Khó vượt rào cản
Không mặn mà với việc tuyển nhân sự mới để tiết giảm chi tiêu, nhiều doanh nghiệp cho rằng nếu các sinh viên mới tốt nghiệp thực sự muốn tìm kiếm việc làm thì phải tăng cường nhiều kỹ năng thực hành, đồng thời không nên đòi hỏi mức lương cao khi bản thân chưa thể hiện được năng lực thực tế.
Mâu thuẫn bởi mức lương
Tìm đến với địa chỉ của VietnamWorks, đơn vị có dịch vụ cung ứng nhân lực chất lượng cao khá uy tín hiện nay, ông Nguyễn Tiến Minh, Giám đốc Công ty TNHH Đức Anh cho biết, hồ sơ đơn vị này cung cấp khá nhiều nhưng công tác tuyển dụng lại không khả thi.
“Doanh nghiệp và người lao động không gặp được nhau bởi độ vênh giữa yêu cầu của người lao động với khả năng đáp ứng của phía tuyển dụng. Hồ sơ của các ứng viên ở đây đều rất mạnh, sơ yếu lý lịch toàn bằng tiếng Anh với các loại bằng cấp, chứng chỉ nhưng kèm theo đấy là đòi hỏi không kém phần “mạnh dạn” về vị trí làm việc.
Nhiều doanh nghiệp đòi hỏi ở sinh viên tốt nghiệp các kỹ năng xử lý công việc
Nhìn mức lương nhẹ cũng chục triệu và có đề xuất lên đến tiền nghìn USD do các ứng viên này đặt ra thì chúng tôi thấy không khả thi với đơn vị mình. Hơn nữa, kinh nghiệm rút ra từ các đơn vị bạn cho thấy, với những ứng viên như vậy thường không yêu thích công việc ổn định, luôn muốn vươn tới các doanh nghiệp khác có thu nhập hay vị trí cao hơn” – ông Minh cho biết.
Ngoài đòi hỏi quá cao về thu nhập thì chất lượng tấm bằng cử nhân của các các ứng viên cũng khiến các doanh nghiệp thất vọng. “Vào các tháng sinh viên tốt nghiệp, công ty chúng tôi nhận được cả trăm hồ sơ xin tuyển dụng.
Tuy nhiên, số nhân viên chính thức được tuyển cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi qua vòng phỏng vấn chuyên môn, rất nhiều bạn đã bị loại” – chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, ông Nguyễn Thế Đức, Công ty Thương mại Sao Việt cho biết: “Cử nhân ngành kế toán nhưng sử dụng Excel còn chưa thạo. Đưa ra bài tập liên quan đến chuyên ngành thì làm sai hết chứ đừng nói là hỏi đến kinh nghiệm thực tế”.
Ngay cả với tấm bằng cử nhân ĐH Ngoại thương, đơn vị đào tạo uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực kinh tế cũng vẫn khiến nhiều doanh nghiệp thất vọng khi không ít sinh viên tốt nghiệp trường này quá tự tin vào tấm bằng mà không thể hiện được khả năng đáp ứng công việc thực tế.
Video đang HOT
Ngược lại, về phía sinh viên, nhiều bạn cũng tỏ ra thất vọng không ít khi mức lương do các doanh nghiệp đề xuất trong thời gian thử việc chỉ bằng lương lao động phổ thông. “Bao nhiêu công bố mẹ bỏ tiền cho mình ăn học, giờ đi làm có lương vẫn phải xin trợ cấp của gia đình thì cũng không thể yên tâm với công việc” – Đặng Văn Hợp, sinh viên ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết.
Khó thích ứng vì thiếu kỹ năng mềm
“Đã có rất nhiều khảo sát, nghiên cứu về mối liên hệ giữa đào tạo sinh viên với nhu cầu công việc thực tế cho thấy rất nhiều nguyên nhân khiến sinh viên tốt nghiệp bị doanh nghiệp từ chối. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm làm việc trực tiếp với sinh viên nhiều năm, tôi thấy vấn đề ở đây là nhiều bạn rất thiếu tự tin. Sự thiếu tự tin một phần là ở cá tính, môi trường.
Điều này có thể khắc phục được. Nhưng còn một nguyên nhân lớn hơn, xuất phát ngay từ việc lựa chọn ngành nghề vào trường. Nhiều bạn không tự lượng sức, trình độ chưa tương thích với đào tạo ĐH, chỉ phù hợp với CĐ hay đào tạo nghề nhưng vẫn cố với.
Kết quả là dù tốt nghiệp nhưng kiến thức hổng nhiều. Hay như với công việc tương lai, các bạn khi quyết định vào trường chỉ dựa trên ý thích hay lời khuyên của cha mẹ mà không hình dung cụ thể công việc thực tế là gì, đòi hỏi gì ở bản thân để tự điều chỉnh cách học của mình. Kết quả là dù có tấm bằng ĐH nhưng các bạn vẫn rất thiếu tự tin để có thể đối mặt với trách nhiệm công việc thực tế” – ông Nguyễn Việt Hùng, phụ trách hoạt động nội trú sinh viên ĐHQG Hà Nội cho biết.
Ông Phạm Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên ĐHQG Hà Nội cho biết, trường đã triển khai tín chỉ bắt buộc về kỹ năng mềm với toàn bộ sinh viên các đơn vị thành viên ĐHQG Hà Nội. “Có tới 19 loại kỹ năng mềm mà theo các nhà tuyển dụng là cần thiết nhất đối với người lao động được nhà trường đưa vào giáo trình cho sinh viên.
Theo đó, bắt buộc sinh viên phải lựa chọn 5 kỹ năng phù hợp với nhu cầu bản thân để đảm bảo học đủ 3 tín chỉ. Chỉ khi có chứng chỉ về các khóa đào tạo này thì sinh viên ĐHQG Hà Nội mới được cấp bằng tốt nghiệp” – ông Phạm Trung Kiên cho biết. Trong số 19 kỹ năng mềm này thì theo ông Kiên, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm… được nhiều sinh viên lựa chọn nhất.
Thêm một lời khuyên từ chuyên gia tư vấn việc làm đối với các bạn sinh viên tốt nghiệp là tích cực tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay từ các hoạt động xã hội trong quá trình đào tạo ở trường. Các hoạt động đoàn hội, câu lạc bộ hay hoạt động tình nguyện… sẽ đem đến cho sinh viên môi trường giao tiếp mở rộng, quan hệ với nhiều đối tượng, giúp sinh viên thoát khỏi sự đóng khung lý thuyết trên lớp học. Ngoài ra, nhận công việc làm thêm khi đi học cũng là cách để sinh viên cọ xát với thực tế để lấy kinh nghiệm cho công việc chính thức sau này.
Theo ANTĐ
Hai 'cậu bé Vàng' Olympic Vật lí Quốc tế
6h30, sân bay Nội Bài tràn ngập hoa và niềm tự hào. Theo PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi, Trưởng đoàn dẫn HS Việt Nam dự kỳ thi Olympic Vật lí quốc tế: "Đây là thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam trong những năm gần đây".
Có được thành tích này, theo thầy Khôi: "Năm nay có điểm mới khi HS thi quốc tế thành phần lại là những em vừa tham dự kỳ thi Vật lí châu Á. Chúng ta có thêm thời gian để huấn luyện cho các em. Nhờ được đầu tư, quan tâm kịp thời mà kỹ năng thực hành, thí nghiệm của học sinh đã tốt hơn..."
Đinh Ngọc Hải (bên phải) chụp chung với anh trai Đinh Ngọc Dũng tại sân bay Nội Bài sáng 25/7
Ngô Phi Long, Trường THPT Chuyên Sơn La: "Giỏi từ trong nôi"
Đón Long ở sân bay ngoài thầy cô, bạn bè và đại gia đình - còn có Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toa. Nét mặt ai cũng hân hoan. Khi có người hỏi về Long có đến vài người trả lời "Ngô Phi Long đam mê và giỏi bộ môn khoa học tự nhiên này một phần quan trọng bởi em sinh ra trong gia đình của những người giỏi Vật lí".
Cả bố và mẹ em hiện đều là giáo viên dạy Vật lí của Trường THPT Chuyên Sơn La. Trong chuyến đi thi đấu quốc tế tại E-xtô-ni-a, Long có nguồn động viên lớn lao khi bố em cũng là thành viên (quan sát viên) trong đoàn.
Là học sinh của lớp chuyên Toán nhưng Long lại tập trung hơn vào Vật lí. Mẹ em, cô Trần La Giang cũng là giáo viên dạy em cho biết: "Từ nhỏ Long thích Vật lí nhưng gia đình định hướng cho cháu vào chuyên Toán vì muốn con hoàn thiện hơn".
Hết lớp 9, thi vào lớp 10 - Long đỗ cùng lúc hai trường: chuyên Vật lí của Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Sơn La.
Phần vì lo con xa nhà từ quá sớm, phải tự lập phần vì muốn con đi theo hướng cân bằng giữa các bộ môn nên vợ chồng chị Giang quyết định cho con học ở tỉnh nhà. Hơn nữa, như chị Giang tâm sự: "Tôi nghĩ ở Sơn La cháu hoàn toàn có môi trường để vươn tới thành công".
Long nói: "Toán học là công cụ quan trọng giúp cho em đến với Vật lí dễ dàng và đạt được thành tích cao. Em cảm ơn bố mẹ vì sự định hướng đó".
Giải quốc gia là trong tầm tay nhưng chị Giang không đặt nặng áp lực thành tích và kỳ vọng ở giải quốc tế đối với con trai. Thế nên chị và Long cũng ít nhiều bất ngờ về việc con mang HC Vàng về cho quê hương.
Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toa vui mừng cho biết: "Chưa bao giờ tỉnh Sơn La có học sinh đi thi quốc tế, giành giải cao như vậy".
Đam mê lớn nhất của cậu học trò này là đọc sách. "Ngoài tài liệu về Vật lí cháu còn thích đọc các loại sách tri thức như Bách khoa toàn thư, sách khám phá,...Thế nên trước khi được đi thi quốc tế, Long thích thi Đường lên đỉnh Olympia. Cháu đã đăng ký và nộp đơn rồi nhưng đợt đó muộn nên chưa kịp tham gia" - cô Giang nói về con trai
Nói về thì tương lai, Phi Long cho biết: "Trước mắt em sẽ tiếp tục học để năm sau có thể tham gia vào đổi tuyển Olympic Vật lí quốc gia. Dù sau này có đi học trong nước hay nước ngoài em sẽ theo ngành nghiên cứu Vật lí".
Đinh Ngọc Hải, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Biên Hòa (Hà Nam): "Bố mẹ không bất ngờ"
Qua những lần con đi thi khu vực, rồi thi quốc gia,....chứng kiến sự tự tin và kiến thức của con nên chú Đinh Văn Điểu tâm sự: "mình không bất ngờ trước tấm HC Vàng mà cậu con trai Đinh Ngọc Hải đạt được."
Em Đinh Ngọc Hải
Giải thưởng lần này của Hải càng thêm ý nghĩa bởi sau 17 năm tách tỉnh, Hà Nam mới lại có học sinh đi thi quốc tế và xuất sắc giành HC Vàng.
Mẹ làm ngân hàng, bố là kỹ sư xây dựng nhưng các con của vợ chồng cô chú Điểu không ai chọn theo nghề của bố mẹ. Anh trai của Hải - Đinh Ngọc Dũng năm 2011 cũng cùng em trai giành giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia (HSG QG) Vật lí và hiện đang học Sư phạm Vật lí tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Dự định của em là học thêm tiếng Anh và đi du học tại Trường ĐH Quốc gia Singapore. Hiện, Hải đang chờ kết quả thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ngành Tự động hóa)
"Học gì và làm gì đều phải có đam mê và thực sự ham thích mới có thành công..." - đó là lời khuyên gia đình luôn dành cho Hải.
Theo VNN
Đề thi cao đẳng cũng ra theo hướng mở Ngày 14/7, thí sinh cả nước sẽ tiếp tục tham dự kỳ thi cao đẳng. Năm nay kỳ thi này vẫn tiếp tục theo phương thức "ba chung" nhưng có nhiều cải tiến liên quan đến quyền lợi sĩ tử. Trong 2 đợt thi ĐH, thí sinh quan tâm đến cách ra đề thi mở của Bộ GD&ĐT. Theo lãnh đạo Bộ, khuynh...