Sinh viên thức trắng đêm lạnh đăng ký tín chỉ
Đêm 1/12, hàng loạt sinh viên năm nhất ĐH Nông nghiệp đã thức trắng ôm máy tính, vật vã chờ đăng ký tín chỉ, một số bạn còn thức đến chiều hôm sau mới hoàn tất.
Vật vã trắng đêm đăng ký tín chỉ
Theo quy định, các sinh viên sẽ tự đăng ký môn học cho mình từ kỳ thứ hai của năm đầu tiên. Đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch học tập cũng như các dự định của cá nhân.
Tuy nhiên, khi các trường áp dụng vào thực tế, sinh viên rất vất vả để có thể đăng ký được môn học, chưa nói đến việc đăng ký được những môn mình dự định học và lớp học mình thích.
Trước khi kỳ học mới bắt đầu, các sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ phải tự đăng ký môn học, lớp học, thời gian học. Vì vậy, việc các bạn buộc phải túc trực, chờ đợi để có thể đăng ký được sớm nhất sẽ đảm bảo được học đầy đủ các môn mình mong muốn, được học giảng viên mình thích và thời gian học phù hợp.
Theo phản ánh của một số sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vào tối 1/12 vừa qua, các bạn đã phải thức trắng đêm, “canh” hệ thống đăng ký môn học của trường từ lúc bắt đầu mở, vậy mà nhiều khi vẫn không thể đăng ký được ngay mà phải chờ đến sáng thậm chí thức đến chiều 2/12.
Các sinh viên K57 ĐH Nông nghiệp tụ tập rất đông tại trường đêm 1/12 để chờ đăng ký.
Bạn Minh (sinh viên ĐH Nông nghiệp) cho biết: “Bạn nào may mắn thì tầm 2h sáng là đăng ký xong, còn chúng em phải chờ đến tận sáng”. Có bạn sinh viên còn chia sẻ “bạn em phải thức đến tận chiều chờ đăng ký xong mới được đi ngủ, nên rất mệt”.
Mỗi sinh viên phải mang ít nhất một laptop để túc trực đăng ký
Việc đăng ký tín chỉ của sinh viên còn dẫn đến rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Bạn Lan (sinh viên ĐH Nông nghiệp) chia sẻ: “Nhà trường cho chúng em đăng ký bắt đầu từ 0h ngày 1/12. Đêm hôm đó, từ ký túc xá, đến thư viện, giảng đường đâu cũng thấy các bạn sinh viên ngồi chờ đăng ký”.
Các hành lang thư viện, giảng đường chật kín sinh viên.
Video đang HOT
Lý do các sinh viên đưa ra đó là do mạng của trường tốt hơn, đăng ký được nhanh hơn mạng ở nhà nên dù không ở ký túc xá, đêm hôm đó các bạn vẫn túc trực ở xung quanh trường.
Sinh viên tận dụng mọi nơi có thể ngồi chờ đăng ký.
Đợi chờ trong mưa lạnh mùa đông
Nữ sinh này còn cho biết có nhiều bạn mang theo chăn, chiếu đến ngồi túc trực, có bạn mang đài đến nghe cả đêm, thậm chí một số người bán hàng khi thấy sinh viên thức đêm ở trường còn mang đồ ăn vào bán…
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các bạn sinh viên, nhất là sinh viên năm đầu, đều có tâm lý lo lắng nếu không đăng ký nhanh sẽ hết lớp, không học được môn cần học.
Hoàn tất nhưng chưa đúng như mong muốn
Tuy nhiên, theo phản ánh chung của các bạn sinh viên đa phần các bạn đều đã đăng ký được các môn học của mình cho kỳ tới.
Bạn Minh cho biết: “Nhà trường cũng tạo điều kiện cho chúng em đăng ký bằng nhiều cách, nếu bạn nào không đăng ký được ngay thì sau một tuần sẽ có đợt đăng ký bổ sung, các bạn còn có thể đăng ký offline”.
Đặc biệt các bạn cho biết, hiện tại nhà trường cũng đã nâng cấp mạng và hệ thống nên việc đăng ký tín chỉ cũng dễ dàng hơn nhiều.
Mặc dù vậy, dù đăng ký thành công nhưng nhiều sinh viên vẫn phải ngậm ngùi vì không được học đúng giảng viên mà mình mong muốn và đành phải lựa chọn lớp học khác.
Khi nhận được phản ánh từ sinh viên, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Dung – phụ trách Ban Quản lý Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để tìm hiểu về sự việc.
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Văn Dung khẳng định tất cả các sinh viên của trường đều đăng ký được môn học và việc sinh viên chưa đăng ký được môn học theo ý muốn ví như “buổi sáng đi chợ chỉ đông một lúc thôi”.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Dung cũng cho biết hiện tại đã không có tình trạng sinh viên vật vã trắng đêm để đăng ký môn học.
Trong những năm gần đây, không chỉ sinh viên ĐH Nông nghiệp mà ở một số ĐH khác cũng diễn ra tình cảnh tương tự khi thời gian “mở mạng đăng ký” tín chỉbắt đầu.
Clip: Sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội đăng ký tín chỉ lúc 2h sáng vào tháng 5, để chuẩn bị cho các môn đầu năm học mới.
* Tên sinh viên đã được thay đổi.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Những lý do khiến sinh viên ra trường muộn
Hãy cùng nghía qua một vài lý do khiến sinh viên chúng mình ra trường muộn nhé!
Các trường ĐH thường đạo tào hệ 4 năm, cho dù không phải là sinh viên cá biệt, không học kém nhưng cũng vẫn có nhiều bạn chưa thể ra trường đúng hạn.
Vì không đăng ký được môn học
Việc học theo tín chỉ có thể giúp sinh viên chủ động thời gian, cũng như có thể tích lũy đủ số tín chỉ để sớm ra trường. Thế nhưng, việc đào tạo theo tín chỉ cũng khiến cho nhiều sinh viên "dở khóc dở cười".
Nguyễn Luyến (ĐH KHXH&NV) cho biết: "Năm ngoái vì không đăng ký được môn học nên giờ mình vẫn chưa được ra trường. Phải đợi khi trường mở lớp, đăng ký học xong môn đó mới tốt nghiệp được".
"Cũng chính vì sinh viên có thể học vượt khi đào tạo theo tín chỉ nên mới có nhiều bạn không ra trường được đúng hạn. Theo chương trình tới năm 4 mới học nhưng các bạn khóa sau cứ vào đăng ký học vượt vì thế hết lớp nên anh chị khóa trên đành ngậm ngùi ở lại trường này" - Phương Anh (bạn cùng lớp của Luyến) nói.
Được biết, lớp của Luyến có tới hơn 20 bạn bị chưa tốt nghiệp vì còn nợ môn học.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Vì nợ môn học
Nợ môn học là chuyện muôn thuở của sinh viên, vì nợ môn học nên có nhiều bạn cũng không ra trường đúng hạn.
Nguyễn Văn S (ĐH Thủy Lợi) do khi còn là sinh viên, S đi làm thêm nhiều nên việc học không được chăm chỉ lắm. "Mình nợ 1 môn đại cương thôi, cũng đăng ký học lại nhiều lần rồi nhưng lần nào công việc cũng bận, lại trùng lịch học nên mình vẫn chưa trả nợ được" - S cười ngượng nghịu nói.
Không giống như S, Huyền (ĐH KHXH&NV) là một sinh viên chăm chỉ của lớp, đi học đầy đủ, cũng đã tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo, nhưng vì chưa có chứng chỉ giáo dục thể chất nên bạn vẫn chưa ra được trường. Huyền chia sẻ: "Ở trường mình chuyện chưa ra trường vì nợ môn giáo dục thể chất hay quốc phòng là thường xuyên lắm. Hai môn đó dù không tính điểm tích lũy nhưng nếu không qua thì cũng chưa được ra trường".
"Mình đến khổ vì môn bóng rổ, vì nó mà mình chưa được tốt nghiệp đấy. Trong năm học thì bị trùng lịch học ở trường, giờ thì chưa có lớp nên cũng chưa học được" - Huyền thở dài nói thêm.
Vì không đủ điểm chuẩn tiếng Anh cho đầu ra
Học lớp cử nhân tài năng của trường ĐH KHTN khóa 2008, nhưng Phạm Thị T vẫn chưa ra được trường. Không phải chỉ có T mà hầu hết các bạn trong lớp đều vậy, lý do vì chưa đủ điểm Ielts để tra trường.
"Điểm của mình hoàn toàn không thấp, chỉ là học tiếng Anh thì không tốt lắm. Giờ mà điểm Ielts không đạt được... thì vẫn chưa được tốt nghiệp. Sớm biết thế này mình học lớp bình thường thôi cho rồi " - T than thở.
Vì học một lúc 2 trường
Việc học cùng lúc 2 bằng ĐH, sẽ gây ảnh hưởng lớn cho các bạn sinh viên trong việc sắp xếp thời gian cũng như phân công lịch học.
Phạm Thị Nhung (Học viện Ngoại Giao) chưa ra trường vì bạn học cùng lúc 2 trường Ngoại Giao và ĐH Hà Nội. Nhung chia sẻ: "Mình học cùng lúc 2 bằng ĐH nên ra trường chậm hơn các bạn một chút cũng đúng. Biết thế nhưng nhìn các bạn cùng lớp ra trường rồi mà bản thân vẫn chưa tốt nghiệp mình cũng thấy tủi thân lắm đó".
Tạm kết
Dù biết đi học ĐH, các bạn đều rất thoải mái, có thể học ở nhà và giảm thời gian học trên trường... nhưng các bạn hãy cố gắng bảo đảm đủ điểm đầu ra cho mình nhé. Hãy cố gắng vì các bạn đã bỏ bao nhiêu công sức để bước chân vào cổng trường ĐH đó!
Chúc các bạn có kết quả thật tốt!
Theo TTVN
7 phương pháp tự học tốt nhất. Ngoài khả năng học tâp của môi cá nhân, viêc tô chức học tâp, có phương pháp học tâp đúng cách cũng đã làm nên nhiêu thủ khoa, á khoa của các trường đại học, cao đẳng. Dưới đây là tông hợp 7 phương pháp học tâp tôi ưu nhât mà các thủ khoa, á khoa đã áp dụng thành công: 1-Lập kế...