Sinh viên thực tập ở nước ngoài và chuyện tự tin “ba con sói” trong túi
“Sau buổi học này, em tự tin để “ba con sói” trong túi. Đây chính là cách em tự bảo vệ bản thân mình”, sinh viên Mã Thị Hà tâm sự.
Khi được hỏi điều gì khiến trăn trở trong công việc mình đang làm, chị Nguyễn Thị Mai Thu kể cứ thấy tiếc cho những sinh viên không nắm bắt cơ hội xây dựng tương lai.
Như một nữ sinh viên (SV) năm thứ tư khi đang thực tập ở nước ngoài thì có bầu với bạn trai, bị đơn vị đối tác buộc phải về nước trước khi hoàn thành chương trình thực tập. Giờ thì dang dở hết cả.
Email SV nam: “Cô ơi, anh làm cùng đòi… yêu em”
Nữ SV kể trên vốn học giỏi, tương lai rộng mở trước mắt. Vậy nhưng, chỉ vì không biết cách giữ gìn để mang thai ngoài ý muốn mà phải về nước, không lấy được bằng cấp, tốn bao tiền của, công sức học tập 4 năm học.
May mắn, bạn trai chịu trách nhiệm, vội vàng tổ chức đám cưới rồi ở nhà sinh nở, chăm con. Mới đây, chị Mai Thu có đến thăm nữ SV, thấy hai vợ chồng vất vả ngược xuôi vì chưa có công ăn việc làm ổn định. Đúng là sai một li, đi một dặm.
Là người phụ trách chương trình thực tập nghề tại nước ngoài cho SV ĐH Nông Lâm Thái Nguyên hơn 10 năm nay, chị Mai Thu chứng kiến một số trường hợp rất đáng tiếc.
Chuyên gia chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho SV trước khi thực tập nghề ở nước ngoài. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại.
Video đang HOT
Môi trường sống quốc tế đa văn hóa khiến nhiều em lúng túng, không biết cách ứng phó như thế nào trước lời đề nghị quan hệ rất “thẳng cánh” chỉ sau một lần gặp gỡ trong bữa tiệc, hay SV nam được các bạn giới tính thứ 3 theo đuổi… Các em viết email chia sẻ với thầy cô nhiều tình huống oái oăm, những cú vấp nhạy cảm của mình, nhờ thầy cô tư vấn, gỡ rối.
Chị Mai Thu cho biết: “Trước khi gửi SV thực tập tại nước ngoài, chúng tôi có tổ chức các buổi tập huấn về tình hình sinh hoạt chung. Để giúp SV nữ của trường nâng cao kiến thức về giới, bảo vệ bản thân, quan hệ tình dục an toàn và biết cách ứng phó khi bị quấy rối tình dục, tôi đã triển khai dự án các chiến lược an toàn cho SV nữ của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên khi đi thực tập nghề ở nước ngoài”.
“Em tự tin để ‘ba con sói’ trong túi!”
Với đặc thù chương trình SV đi thực tập nghề ở nước ngoài, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên gửi SV đi theo các khoảng thời gian khác nhau trong năm. Khoảng thời gian chị Mai Thu thực hiện dự án ứng dụng, nhà trường đang cho SV đi thực tập nghề tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản quý I năm 2019.
Mai Thu đã tổ chức hai buổi tập huấn cho SV, mời các chuyên gia là giảng viên về giới và về quyền phụ nữ với cách gợi mở vấn đề rất tinh tế, giúp SV chia sẻ vấn đề nhạy cảm một cách dễ dàng nhất.
100% SV đánh giá khóa học hữu ích và 80% SV bày tỏ tự tin giải quyết các vấn đề về giới khi gặp phải ở nước ngoài. Thông tin buổi tập huấn, video chia sẻ của SV đều được đưa lên website của trường để lan tỏa nhiều hơn nữa những kiến thức về giới.
Điều chị Mai Thu tâm đắc nhất trong quá trình triển khai dự án chính là việc tổ chức được khóa tập huấn đầu tiên cho SV nữ những kiến thức về giới và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản khi thực tập ở nước ngoài.
Trước đây, trường có buổi định hướng chung cho toàn bộ SV của chương trình về những điều lưu ý khi sống và học tập ở nước ngoài, nhưng chưa có buổi tập huấn chuyên sâu kiến thức về giới và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho SV. Sau khóa tập huấn này, các SV nữ ĐH Nông Lâm đã thay đổi hẳn quan điểm và cách nhìn nhận để bảo vệ bản thân.
Như câu cảm ơn chân thành của SV Mã Thị Hà với thầy cô giáo và chuyên gia trước khi lên đường đi thực tập nghề ở nước ngoài: “Trước, em có để ‘ba con sói’ trong túi và rất ngại, xấu hổ nếu bị ai đó biết. Tuy nhiên, sau buổi học này, em tự tin để ‘ba con sói’ trong túi. Đây chính là cách em tự bảo vệ bản thân mình. Sau khóa tập huấn này, em thấy hiểu rõ hơn kiến thức về giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản để bảo vệ bản thân khi ra nước ngoài thực tập”.
Một khóa tập huấn, hai đối tượng hưởng lợi
Với chị Mai Thu, kiến thức về giới, định kiến giới… vốn rất mới lạ, khác xa với lĩnh vực chị công tác.
“Tôi may mắn được nhà trường cử theo khóa học bổng ngắn hạn của chính phủ Australia mang tên Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo. Tôi có cơ hội trao đổi với các chuyên gia của Việt Nam, Australia, học các kiến thức, bài giảng, gặp những nhân vật vượt qua số phận để thành công.
Trong thực tế, chính các chị em trong khóa học – những phụ nữ rất kiên cường, giỏi giang vượt qua khó khăn của cuộc sống – đã giúp tôi thêm mạnh mẽ, tự tin và kiên trì cách thức làm mọi việc đều xuất phát từ sự chân thành”, chị Mai Thu chia sẻ.
Bên cạnh đó, khóa tập huấn trong quá trình triển khai dự án không chỉ giúp SV biết bảo vệ bản thân mà còn gợi mở cho giảng viên ĐH Nông Lâm Thái Nguyên cách thức tiếp cận, truyền cảm hứng cho bạn trẻ.
Bản thân chị Mai Thu cũng học hỏi từ các chuyên gia nhiều kiến thức để kết nối mọi người cùng tham gia dự án của mình, có thêm nhiều người đồng hành là các bạn học khóa học Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo.
Tháng 6 tới, các chuyên gia về giới tại Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ tập huấn cho 150 SV của nhà trường trước khi lên đường đi thực tập nghề tại Israel.
Theo Zing
Nhạc viện TPHCM hợp tác với AMPA thúc đẩy nghệ thuật trong cộng đồng
Trong thời gian tới, công chúng đặc biệt là học sinh, sinh viên sẽ thêm cơ hội thưởng lãm âm nhạc, nghệ thuật cũng như dễ dàng theo học để thi lấy các chứng chỉ âm nhạc quốc tế thông qua chương trình hợp tác giữa Nhạc viện TPHCM với Tổ chức Giáo dục, Âm nhạc và Nghệ thuật Biểu diễn Á Châu (AMPA Education)
Ông Tạ Quang Đông (trái), Giám đốc Nhạc viện TPHCM và ông Bùi Vũ Thanh, Chủ tịch AMPA Education ký kết hợp tác tại Nhạc viện TPHCM vào ngày 8-4-2019. Ảnh: Đào Loan
Hôm nay (8-4), người đứng đầu của Nhạc viện TPHCM và AMPA Education đã ký kết hợp tác kết nối, giáo dục, phát triển cộng đồng thông qua âm nhạc và nghệ thuật.
Hai bên cam kết sẽ hợp tác để giới thiệu, quảng bá các chương trình biểu diễn, hội thảo, các lớp học kỹ năng nâng cao dành cho học sinh, sinh viên cùng công chúng trong và ngoài nước. Những chương trình này được kỳ vọng tổ chức trên quy mô toàn quốc nhưng trước mắt sẽ tổ chức tại TPHCM và khu vực lân cận.
Nhạc viện TPHCM và AMPA Education sẽ quảng bá và tổ chức các kỳ thi chứng chỉ âm nhạc quốc tế như Trinity College London, ABRSM... Đây là những chứng chỉ có giá trị quốc tế, được nhiều trường chứng nhận nhưng nhiều sinh viên Việt Nam còn khó khăn trong việc tiếp cận với giáo trình học và thi cử.
Trong thời gian tới, sinh viên cũng có điều kiện học chương trình Trinity College London vì hai bên sẽ hợp tác tích hợp chương trình này vào chương trình đào tạo cũng Trung tâm bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc; dùng Trinity College London làm tài kiệu tham khảo cho sinh viên chính quy của Khoa nhạc nhẹ, bổ trợ Lý thuyết âm nhạc hoặc kết hợp chương trình ngoại khóa cho sinh viên.
AMPA Education sẽ tổ chức các hội thảo, lớp học nâng cao do các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện, không tính phí cho giáo viên và sinh viên của Nhạc viện cùng nhiều hoạt động khác.
"Với sự hợp tác này chúng tôi sẽ phát triển được nguồn học sinh năng khiếu để có thể lựa chọn nhằm đào tạo những tài năng âm nhạc cho đất nước," ông Tạ Quang Đông, Giám đốc Nhạc viện TPHCM nói.
Nhạc viện TPHCM có hơn 60 năm lịch sử, đã đào tạo nhiều nhạc sĩ, nhà sư phạm âm nhạc, nhà nghiên cứu lý luận, nghệ sĩ nổi tiếng cho TPHCM và cả nước. Hiện nay, Nhạc viện có hai dàn nhạc giao hưởng, một dàn nhạc nhạc cụ âm nhạc truyền thống, 10 khoa đào tạo với hơn 50 bộ môn khác nhau.
AMPA Education là tổ chức thiện nguyện có giấy phép đăng ký dưới Ủy ban Thiện nguyện và Phi lợi nhuận Úc. Tổ chức này có những dự án như Dream Space nhằm kiến tạo các không gian giáo dục âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa cho hơn 8 triệu học sinh tiểu học Việt Nam; Arts Nation với nhiều hoạt động nhằm thực mục tiêu lớn nhất là mang giáo dục âm nhạc và nghệ thuật đến với trẻ em Việt Nam.
Theo kinhtesaigon
Các trường tổ chức tuyển sinh riêng: Được và chưa được Trong kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2019, nhiều trường đã tổ chức thi riêng (đánh giá năng lực) để xét tuyển; tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển từ 10% đến 100% dành cho thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi này. Quyền tự chủ trong tuyển sinh đã được quy định bởi các văn bản hiện hành và các trường...