Sinh viên thời 4.0 có gì khác?
Sinh viên thời 4.0 có nhiều cơ hội phát triển bản thân qua việc tiếp cận trang thiết bị hiện đại, tham gia các hoạt động tại trường lớp và nơi thực tập.
Dùng laptop ghi chép bài vở : Hình ảnh trang giấy trắng cùng hộp mực xanh gắn liền với hình ảnh học sinh, sinh viên thời xưa. Còn sinh viên hiện đại sẽ có máy tính xách tay làm bạn đồng hành. Cỗ máy vỏn vẹn 1-2 kg lại chứa cả “ thế giới” từ giáo trình, tài liệu, bài tập…
Đến trường bằng xe điện siêu ngầu : Nếu sinh viên xưa bon bon trên chiếc xe đạp, không ít sinh viên thời 4.0 chọn xe máy điện cho hành trình đến trường. Không chỉ nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong thành phố, xe máy điện còn hạn chế khí thải ra môi trường. Đồng thời, với những xe máy điện trang bị ắc quy Graphene có tuổi thọ đến 5 năm còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
Du học không phải “hàng hiếm” : Trong thời đại toàn cầu hoá, nhiều sinh viên tìm kiếm học bổng để hội nhập, cọ xát môi trường học tập quốc tế. Các chương trình học bổng với mức hỗ trợ khác nhau cũng thường xuyên được tổ chức nhằm đáp ứng đa dạng mong muốn của sinh viên.
Tự tin thể hiện bản thân : Kiến thức sẽ mang đến sự hiểu biết, nhưng sinh viên không chỉ cần có vậy. Sự tự tin thể hiện bản thân rất quan trọng, giúp người khác hiểu hơn về bạn và mở ra cơ hội phát triển trong tương lai.
Quan trọng kỹ năng sống : Cuộc sống hiện đại không ngừng vận động, thay đổi và đặt ra muôn vàn tình huống khó đoán trước. Vì vậy, sinh viên luôn được khuyến khích trang bị nhiều kỹ năng từ giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch đến thuyết trình, phản biện nhằm hoàn thiện bản thân cũng như không bị bỏ lại phía sau.
Tham gia nhiều hoạt động : Một trong những yếu tố tạo nên sinh viên năng động là tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Đặc biệt ở thời 4.0, sinh viên có cơ hội trải nghiệm nhiều chương trình, câu lạc bộ thú vị giúp kết nối với mọi người.
Thực tập từ sớm : Không chờ đến khi gần ra trường, đa phần sinh viên thời nay đi làm và thực tập khá sớm. Điều này giúp các bạn hình dung công việc sẽ làm sau này, đồng thời xác định rõ hơn lựa chọn hiện tại phù hợp hay không. Kinh nghiệm thực tập lúc còn trên ghế nhà trường cũng mang đến lợi thế cho sinh viên trong quá trình xin việc sau tốt nghiệp.
Choáng với cảnh sinh viên 1 trường đại học ở Hà Nội đứng dài cả km từ 6h sáng
Hàng trăm sinh viên đứng xếp hàng từ lúc mờ sáng và nối đuôi nhau dài đến cả km khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Thời sinh viên chắc hẳn là những kỷ niệm đẹp sẽ không bao giờ quên với mọi người. Nhiều người kể về sinh viên là nhớ ngay đến những trò nghịch ngợm tung trời khiến nhiều người cười lăn lộn, những buổi trốn tiết học phải lén nhờ người điểm danh hộ mà vẫn bị thầy cô phát hiện... Và cũng có không ít hình ảnh những bạn "mọt sách", chăm chỉ học hành, suốt ngày thấy cầm sách trên tay và làm bạn với thư viện.
Tuy nhiên, số học sinh chăm chỉ đến thư viện chỉ là số ít. Một cảnh tượng "lạ" mới đây xảy ra ở một ngôi trường nọ đã khiến ai nấy phải mắt tròn mắt dẹt.
Video đang HOT
Hình ảnh và clip được chụp lại vào sáng 13/10 tại trường Học viện Tài chính (Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Theo chia sẻ của một sinh viên của trường, vào đúng 8h thư viện sẽ mở cửa để sinh viên mượn giáo trình. Vì vậy, ngay từ lúc 6h đã có rất đông sinh viên đứng xếp hàng để chờ mở cửa.
Cảnh tượng này được cho là rất lạ đối với nhiều trường đại học nhưng với sinh viên Học viện Tài chính thì lại rất quen thuộc.
Sinh viên xếp thành hàng dài.
Nhiều bạn phải thức dậy từ sáng sớm.
Được biết, trong năm học thì sẽ có 4 lần sinh viên xếp hàng chờ mượn giáo trình. Thời gian kéo dài từ 1-2 tuần đầu tiên của gia đoạn học phần mới.
Thư viện sẽ chia ra mỗi ngày trong tuần sẽ 1 khóa đến mượn để tránh lượng sinh viên quá đông. Ngày 13/10 là lịch của sinh viên năm thứ 3, khóa 56 của trường.
Cũng theo chia sẻ bạn sinh viên này, dù lượng sinh viên mượn sách khá đông nhưng nhà trường vẫn đáp ứng được hầu hết cho các sinh viên.
Thông báo mượn giáo trình.
Mỗi năm có đến 4 lần sinh viên lại nối đuôi nhau xếp hàng mượn sách.
Dù nhiều sinh viên mượn sách nhưng nhà trường hoàn toàn đáp ứng đủ.
Sinh viên trường Học viện Tài chính học hệ 4 năm và đào tạo theo tín chỉ. Năm học mới này, sinh viên các khóa nhập học từ 1/8. Sinh viên năm nhất chính thức tập trung vào ngày 12/10 vừa qua.
Học viện Tài chính.
Học viện Tài chính hiện có 6 ngành học với 22 chuyên ngành đào tạo:
1. Ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm 12 chuyên ngành:
Quản lý tài chính công (Mã chuyên ngành 01)
Thuế (Mã chuyên ngành 02)
Tài chính Bảo hiểm (Mã chuyên ngành 03)
Hải quan & Nghiệp vụ ngoại thương (Mã chuyên ngành 05)
Hải quan & Logistics (Mã chuyên ngành 06)
Tài chính quốc tế (Mã chuyên ngành 08)
Phân tích tài chính (Mã chuyên ngành 09)
Tài chính doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 11)
Ngân hàng (Mã chuyên ngành 15)
Thẩm định giá & Kinh doanh bất động sản (Mã chuyên ngành 16)
Phân tích chính sách tài chính (Mã chuyên ngành 18)
Đầu tư tài chính (Mã chuyên ngành 19)
2. Ngành Kế toán, gồm 3 chuyên ngành:
Kế toán doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 21)
Kiểm toán (Mã chuyên ngành 22)
Kế toán công (Mã chuyên ngành 23)
3. Ngành Quản trị Kinh doanh, gồm 2 chuyên ngành:
Quản trị doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 31)
Marketing (Mã chuyên ngành 32)
4. Ngành Hệ thống Thông tin quản lý, 11 chuyên ngành:
Tin học Tài chính kế toán (Mã chuyên ngành 41)
5. Ngành Ngôn ngữ Anh, 1 chuyên ngành:
Tiếng Anh Tài chính - Kế toán (Mã chuyên ngành 51)
6. Ngành Kinh tế, gồm 3 chuyên ngành:
Kinh tế và Quản lý nguồn lực tài chính (Mã chuyên ngành 61)
Kinh tế đầu tư tài chính (Mã chuyên ngành 62)
Kinh tế - Luật (Mã chuyên ngành 63)
Điểm chuẩn Học viện Tài Chính năm 2020.
Năm 2020, Học viện Tài chính thông báo điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy với điểm cao nhất là 32.70 điểm của ngành Ngôn ngữ Anh. Một số ngành lấy điểm thấp hơn là Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý... dao động từ 24 - 26 điểm.
Cơ hội làm việc tại Nhật Bản khi trở thành sinh viên BVU Theo thống kê năm 2019, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) đạt đến 95%. Đặc biệt, có nhiều sinh viên tốt nghiệp BVU đã làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Tính riêng trong năm 2019, BVU đã có 54 sinh viên đã xuất cảnh sang Nhật...