Sinh viên thế hệ i sao đổ lỗi cho môi trường học?
Ngụy biện là cảm nhận đầu tiên của tôi với ý kiến của các sinh viên “chơi chủ yếu đổ lỗi cho môi trường”.
Thế hệ i là thế hệ được sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, với vô số các thiết bị di động đa chức năng, tối ưu hóa và cá nhân hóa nhu cầu sử dụng. Và sử dụng những thiết bị này vào mục đích gì thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của sinh viên.
Vậy nên, việc dùng công nghệ để thỏa mãn nhu cầu giải trí cũng là do chính người dùng muốn. Bản thân những người chơi không có ý thức học tập, trau dồi, chứ không phải không có môi trường để học tập.
Việc học tập không nhất thiết phải bắt nguồn từ giáo viên, giảng viên, mà bắt nguồn từ chính nhu cầu cá nhân của người đó. Nếu họ muốn học, họ sẽ biết cách tận dụng tối đa công nghệ, mạng xã hội để tiếp thu kiến thức. Bởi ngày nay, các tư liệu lịch sử, sách vở từ phổ thông tới quí hiếm nhất cũng được số hóa rất nhiều. Chỉ cần một cú click là thế giới trong tầm tay.
Thậm chí, việc liên lạc với các giáo sư, tiến sĩ hay với một giảng viên mà thậm chí chưa gặp bao giờ hoặc cách xa nhau cả ngàn cây số để trao đổi, xin ý kiến về một vấn đề nào đó cũng không còn khó. Bởi rất nhiều giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ sử dụng mạng xã hội và thư điện tử như một phương tiện liêc lạc được kiểm tra hàng ngày.
Sinh viên sử dụng laptop trên giảng đường để ghi chép, làm bài tập… hiện rất phổ biến.
Không thể phủ nhận những thú vị từ việc giải trí bằng thiết bị số. Nhưng nếu đặt mục đích giải trí cao hơn mục đích học tập thì đó cũng là do ý thức và sự chọn lựa của sinh viên.
Ví như hiện nay, tại ĐH KHXHNV TP HCM, các ngành Khoa học xã hội không còn là những ngành bắt buộc phải nộp các bài luận hoặc các đề tài bằng cả sấp giấy.
Video đang HOT
Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên làm mới cách trình bày như thuyết trình trên màn chiếu, làm phim, tổ chức một chiến dịch hay một chương trình giả định y như thật với tiêu chí đột phá, sáng tạo, dám thử nghiệm.
Bởi chính giảng viên cũng không muốn ngày qua tháng lại phải đọc hàng chồng tiểu luận, hàng chồng bài thi chi chít chữ nghĩa trên giấy mà không biết rằng sinh viên có hiểu vấn đề và biết áp dụng thực tế hay không. Việc dạy chay làm chính giảng viên còn ngán ngẩm nữa là sinh viên.
Thay bằng việc đổ lỗi cho môi trường, cho giáo dục khô khan, thiếu ứng dụng công nghệ, họ nên bắt tay vào thay đổi suy nghĩ, cách sống của bản thân. Không ai có quyền ép sinh viên phải dùng công nghệ cao để giải trí, lại càng không có ai cấm sinh viên dùng công nghệ để phát triển sự học.
Công nghệ, suy cho cùng cũng chỉ là công cụ để phục vụ cho mục đích, mong muốn tối cao của chính con người, chứ không phải là thứ chủ động đưa con người ta đến với học hành, lao động.
Nếu như không có ý chí, không có mục tiêu rõ ràng, thái độ tích cực thì họ sẽ vẫn mãi chỉ là những công dân của một thế hệ i nửa vời, yếu kém, chứ không phải một cá thể của một thế hệ i năng động, hiểu biết và vô cùng biến hóa để làm chủ công nghệ.
Quan trọng nhất vẫn là phải biết chủ động khai thác thế mạnh của công nghệ để làm đòn bẩy cho bản thân chứ không phải cam chịu hoàn cảnh.
Bật smart phone lướt web, tự sướng, có thiết bị khủng cũng mãi thế thôi
Không ít độc giả “dị ứng” với những sinh viên dựa vào công nghệ chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí cá nhân.
Độc giả tên Nhan phản hồi: “Đừng ngụy biện! Nhóm sinh viên của mình có 4 người, 2 bạn giỏi nhất nhóm là sinh viên xuất sắc của trường không hề có smart phone, laptop; mọi công việc cần thiết chỉ xài ké bạn khác trong nhóm”.
“Chính vì vậy nên hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp xong đi bán trà đá hoặc về quê nuôi heo, vì có học hành được gì đâu mà đi làm”, độc giả Bùi Bá bức xúc.
“Công nghệ ra đời đều là thành tựu tốt đẹp của con người. Đáng tiếc thay cho những sinh viên chỉ biết dùng công nghệ để chơi, để giải trí mà không biết tận dụng vào việc học, nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội làm việc hay giao lưu với những học giả”, độc giả Mạnh Anh phân tích.
Độc giả Long Huỳnh thì gay gắt: “Xin đừng nguỵ biện. Thiết bị công nghệ chủ yếu để chơi vì trăm ngàn lý do nào gì đi nữa thì cũng không thể chấp nhận. Thời chúng tôi là sinh viên (thập niên 1980) làm gì có những thứ này, sách, giáo trình cũng còn chưa có đủ. Sau một tháng nhập học cái mà sinh viên nào cũng có là thẻ thư viện mà đến hàng chục thẻ ở nhiều thư viện khác nhau. Còn bây giờ với kho dữ liệu cực lớn trên internet, nếu các bạn muốn học, nghiên cứu vẫn rất tốt cơ mà. Chủ yếu là nhận thức của các sinh viên thôi”.
Độc giả Nguyễn Hoàng cũng phân tích: “Câu phản hồi của mấy bạn này sặc mùi nguỵ biện. Nói thật chứ các bạn cứ để ý xem, những sinh viên “chịu học” họ như thế nào? Thời của tôi (cũng gần thôi, khoảng 5-6 năm trước) những sinh viên này đa phần toàn nói ít, làm nhiều, chịu nghiên cứu, tìm hiểu, đầu mùa nhận đồ án thì cũng ngơ ngác như ai nhưng cuối mùa bảo vệ luận văn thì như lột xác vậy, thông thái hơn, đĩnh đạc hơn rất nhiều.
Cũng theo độc giả Hoàng, quan trọng không phải thiết bị học mà quan trọng là thái độ về việc học của sinh viên.
“Ban ngày bỏ học, ban đêm chơi game, vào lớp thì bật smartphone lướt web, tự sướng, mùa thi thức đêm nhồi nhét, mượn vở copy, quay tài liệu… thì các bạn có “học” cả đời với thiết bị khủng cũng mãi thế thôi” – Nguyễn Hoàng bình luận.
Theo Tuấn Linh/Tuổi Trẻ
Những lớp học mang tên các hòn đảo của Việt Nam
Từ ngày 9/11, 15 lớp học của trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM) được gọi theo tên các hòn đảo của Việt Nam.
Ông Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt - là người đưa ra ý tưởng này. Học sinh chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, nội dung thuyết trình về dân số, điều kiện địa lý, vị trí chiến lược... của đảo các em chọn mang tên lớp mình.
Cô Tô, Song Tử Tây, Linh Côn, Chữ Thập, Gạc Ma... sẽ trở thành tên của lớp học thay cho tên gọi A, B, C, D như trước đây.
Tên lớp học mang tên những hòn đảo.
Ngoài ra, nhà trường tổ chức cho học sinh các lớp thực hiện giới thiệu ý nghĩa hòn đảo của lớp mình vào mỗi sáng chào cờ hàng tuần.
Với hoạt động này, học sinh các lớp có thêm kiến thức, thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua những ca khúc, bài múa, hoạt cảnh về biển đảo do chính các em thực hiện.
Đây là một trong những hoạt động nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh.
Với cách học này, nhà trường mong muốn học sinh hiểu thực chất về biển đảo. Tên lớp sẽ gắn với các em trong suốt năm học nên ăn sâu vào ý thức bảo vệ biển đảo.
Học sinh giới thiệu về tên hòn đảo của lớp mình trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
Trước đó, trường THPT Nhân Việt còn gây ấn tượng với bộ đồng phục theo phong cách lính hải quân. Mẫu mới này được thiết kế áo màu trắng chủ đạo, quần xanh, viền cổ và tay áo được cách điệu. Điểm nhấn của thiết kế là dòng chữ "Em yêu biển đảo quê hương" được in bên phần ngực trái.
Theo Zing
Sở giáo dục khổ lây vì... Facebook Trong nhiều trường hợp, phụ huynh và nhà trường không báo cáo Sở GD&ĐT về mâu thuẫn từ Facebook, nhưng đơn vị này vẫn phải vào cuộc. Khi nhà trường và phụ huynh mâu thuẫn vì Facebook "Tôi không ngờ hậu quả từ Facebook. Viết trên Facebook không phải lời nói theo gió bay nữa, mà có sức lan tỏa mạnh, mọi người...