Sinh viên thất nghiệp… nhà trường nên xem xét lại chương trình đào tạo
“ Kỹ sư nông nghiệp ra trường không có việc làm, do không biết sử dụng công nghệ mới, thiếu kĩ năng mềm, ngoại ngữ… một phần do chương trình đào tạo. Khi đó, nhà trường nên có trách nhiệm xem xét lại nội dung và đánh giá lại chương trình học của mình”
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời kì 4.0″ tổ chức chiều ngày 4/7 tại Học viện Nông nghiệp VN.
Đồng chủ trì hội thảo có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường.
Cần tạo hướng đi mới cho nguồn nhân lực 4.0
Theo Bộ trưởng Bộ NN &PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp, người sản xuất trong nước.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
“Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, tăng năng suất ,chất lượng cao là hướng đi tất yếu, đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính vì thế, việc tạo ra một thế hệ nhân lực chất lượng, bắt kịp xu thế là vô cùng quan trọng”, Bộ trưởng Cường khẳng định.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Video đang HOT
Bộ trưởng Cường nhấn mạnh, việc chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kĩ thuật, quản trị, chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, daỵ nghề là bước đi tiền đề. Đồng thời, đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung đào tạo năng lực thực hành những kĩ thuật cốt lõi và các kĩ năng mềm để thích nghi và phát huy môi trường công nghệ hiện đại.
Cùng với đó, Bộ trưởng Cường mong rằng, ngành nông nghiệp nói chung và học viện Nông nghiệp nói riêng sẽ từng bước đưa công nghệ mới, đặc thù như công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hoá, cơ khí chính xác…vào các chương trình đào tạo dài hạn, theo hướng liên ngành, đa ngành nghề. Từ đó, phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông năng suất cao, mamg lại hiệu quả kinh tế mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc…
Sinh viên thất nghiệp… trách nhiệm thuộc về Nhà trường?
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra câu hỏi, chúng ta cần xác định nguồn nhân lực đáp ứng nông nghiệp chất lượng cao là nguồn nhân lực gì?
Theo Bộ trưởng Nhạ, hiện nay, 3 nhóm đối tượng cần quan tâm là kỹ sư, nhà quản lý, nhà khoa học, đây là các nhóm đối tượng chưa được xem trọng trong các trường đại học, học viện hiện nay. Một minh chứng rõ nhất, kỹ sư nông nghiệp ra trường không có việc làm, do không biết sử dụng công nghệ mới, thiếu kĩ năng mềm, ngoại ngữ… một phần do chương trình đào tạo. Khi đó, nhà trường nên có trách nhiệm xem xét lại nội dung, đánh giá chương trình học của mình.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Chính vì đó, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra tốt nghiệp sẽ quyết định đến xếp hạng của nhà trường. Vậy nên, các trường cần đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp, khuyến khích việc nhập khẩu công nghệ mới phù hợp với chương trình đào tạo.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, tầm quan trọng của công nghệ thông tin và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, quyết định sự sống còn đối với nhân lực thời kì mới này. Phải gắn việc học ngoại ngữ với chương trình học, chứ không phải chỉ để giao tiếp là đủ.
Bộ trưởng Nhạ đã gợi ý cho Học viện Nông Nghiệp và các cơ sở đào tạo về ngành nông nghiệp, nên tìm hiểu, khảo sát xu hướng của các ngành nghề, công nghệ trong nông nghiệp. Làm việc cụ thể với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, lắng nghe nhu cầu tuyển dụng cần tuyển sinh viên trình độ đến đâu, kĩ năng gì, rồi mới quyết định hướng đào tạo.
Đồng thời, chọn một số ngành đào tạo tiêu biểu làm mũi nhọn, đi theo hướng hội nhập quốc tế công nghệ cao trong nông nghiệp hơn là giàn trải hàng chục ngành không có nổi bật. Đây sẽ là cuộc cách mạng không dễ dàng với các cơ sở GD&ĐT.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận tập trung chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực có thể sử dụng ngay khi ra trường. Qua đó, góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp thành công tại các trường đại học.
Bên cạnh đó, đại diện các cơ quan quản lí chia sẻ các định hướng, chính sách đào tạo, thu hút sinh viên vào học các ngành nông nghiệp cao, gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng lao động.
Hà Cường
Theo Dân trí
Mức học phí vào ĐH Bách khoa Hà Nội 2018 từ 15 20 triệu đồng/năm
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mức học phí cho giai đoạn 2018-2020 đối với sinh viên đại học hệ chính quy Khóa 63 theo 4 nhóm ngành đào tạo và mức học phí của các chương trình đào tạo. Theo đó, học phí đào tạo đại học đại trà nằm trong khoảng 15-20 triệu đồng/năm học 2018-2019 tùy theo ngành đào tạo.
Bảng học phí đào tạo năm 2018 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội như sau;
Đơn vị: nghìn đồng/một TCHP
Học phí được tính theo số Tín chỉ học phí (TCHP) của các học phần được sinh viên đăng ký học ở mỗi học kỳ. Đối với sinh viên học theo tiến độ bình thường, một năm học tương đương khoảng 50 TCHP đối với các ngành kỹ thuật-công nghệ, khoảng 40 TCHP đối với các ngành kinh tế - quản lý và ngôn ngữ Anh.
Mức học phí đối với sinh viên khóa mới về cơ bản giữ ổn định so với khóa trước (Khóa 62), ngoại trừ học phí của một số ngành được điều chỉnh tăng nhưng đảm bảo mức học phí bình quân thấp hơn mức bình quân tối đa được Chính phủ phê duyệt.
Học phí đào tạo đại học đại trà nằm trong khoảng 15-20 triệu đồng/năm học 2018-2019 tùy theo ngành đào tạo. Học phí của các chương trình tiên tiến bằng 1,3-1,5 lần mức học phí đại học đại trà cùng ngành.
Lãnh đạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ năm học 2020-2021 trở đi, mức học phí đối với Khóa 63 không tăng quá 10% so với mức học phí trong năm học liền trước đó.
Học phí của các Chương trình đào tạo quốc tế do Trường ĐHBK Hà Nội cấp bằng nằm trong khoảng 40-50 triệu đồng/năm học 2018-2019 tùy theo chương trình.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập tại Trường, Nhà trường đã áp dụng chính sách cấp Học bổng hỗ trợ học tập với hai mức: Học bổng toàn phần có trị giá tương đương 100% học phí chương trình đại học và Học bổng bán phần ở mức 50% tương ứng.
Đối với sinh viên khóa mới có hoàn cảnh gia đình khó khăn và đạt kết quả thi trong tốp 30% thí sinh trúng tuyển có kết quả cao nhất theo từng ngành, các em có thể nộp hồ sơ đăng ký xét cấp học bổng sớm ngay từ tháng 6/2018.
Bên cạnh đó, Nhà trường xét tặng Học bổng khuyến khích tài năng cho những sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc nhất hằng năm. Đặc biệt, các tân sinh viên Khóa 63 đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, khoa học kỹ thuật, thể thao, văn hóa, văn nghệ cấp quốc gia sẽ được xét tặng Học bổng khuyến khích tài năng để động viên các em phát huy năng lực học tập và tài năng cá nhân tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Kiên quyết dỡ bỏ rào cản phát triển giáo dục mở Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia: "Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh Tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Kiên quyết dỡ bỏ rào cản phát triển giáo dục mở". Ngày 16/5, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam đã tổ chức hội thảo: " Hệ thống giáo...