Sinh viên thất nghiệp, đi làm việc phổ thông: Lỗi tại ai?

Theo dõi VGT trên

Để giải quyết thực trạng sinh viên phải “giấu” bằng đại học làm việc phổ thông cần có sự phân luồng nghề nghiệp từ sớm, nâng cao chất lượng dạy và học

Tại diễn đàn “Đảng viên trẻ tích cực học tập, sáng tạo theo lời Bác dạy” vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều cán bộ đoàn, thanh niên đã bày tỏ sự trăn trở khi hiện nay, để xin được việc làm nuôi sống bản thân khi chưa tìm được công việc đúng chuyên môn, nhiều sinh viên, thanh niên tốt nghiệp đại học đành “giấu” đi tấm bằng đại học.

Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động phổ thông chỉ cần tốt nghiệp THPT và đã qua đào tạo nghề. Chính vì vậy, nhiều sinh viên cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học đến xin việc bị doanh nghiệp từ chối.

Vẫn nặng tư duy coi trọng bằng cấp

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, thực trạng sinh viên tốt nghiệp nhiều năm không tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay phải giấu đi bằng đại học để làm công việc phổ thông đã học đã được đặt ra từ lâu.

Sinh viên thất nghiệp, đi làm việc phổ thông: Lỗi tại ai? - Hình 1

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Tuy nhiên, tâm lý của người dân Việt Nam nói chung và nhiều phụ huynh nói riêng vẫn rất coi trọng bằng cấp và mong muốn con được vào đại học. Điều này được thể hiện rất rõ khi có nhiều gia đình nghèo cố gắng vay mượn, có con trâu hay bò đều bán hết đi để dành dụm t.iền cho con học hành chu đáo, vào được đại học. Họ không nghĩ đến năng lực, điều kiện kinh tế của gia đình mà cho con học nghề hay tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích của con họ.

Chính vì đó, đã đến lúc cần thay đổi một cách toàn diện về nhận thức của người dân trong xã hội về việc quá coi trọng bằng cấp mà coi nhẹ việc học nghề, thực hành. Theo đó, ngành Giáo dục và các ban ngành liên quan cần tuyên tuyền cho người dân hiểu công việc nào trong xã hội mà người dân đang làm, không vi phạm pháp luật đều rất được coi trọng. Người học cần ý thức được rằng, năng lực, trình độ của bản thân đến đâu thì có thể học tiếp lên bậc học cao hơn hay chuẩn bị hành trang vào đời cho mình bằng con đường khác.

Theo ông Thang Văn Phúc, nâng cao trình độ là quá trình học tập lâu dài, suốt đời, dưới nhiều hình thức như: vừa học vừa làm, học từ xa… Vì vậy, phụ huynh và học sinh phải biết được năng lực của con đến đâu để có con đường lựa chọn cho tương lai của các cháu một cách đúng đắn nhất.

Chưa có sự phân luồng rõ ràng, đào tạo ĐH còn kém chất lượng

Đứng ở góc độ khác, bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, để có thể giúp học sinh, sinh viên tìm kiếm được việc làm đúng chuyên môn, sở thích sau khi tốt nghiệp THPT, đại học thì việc phân luồng nghề nghiệp rất quan trọng. Ví dụ như các trường đại học phải đặt ra tiêu chí cụ thể để những người thực sự có trình độ, năng lực, năng khiếu thực sự mới vào được, chứ không phải học sinh có trình độ trung bình, yếu kém cũng có thể đỗ vào ĐH.

Sinh viên thất nghiệp, đi làm việc phổ thông: Lỗi tại ai? - Hình 2

Bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Video đang HOT

Theo bà Kim Tuyến, việc phân luồng nghề nghiệp nên được thực hiện từ cấp THCS, THPT chứ không nên để học sinh nào học hết THPT đều muốn thi vào đại học nhưng không thực sự biết rõ được năng lực, trình độ của mình đến đâu.

Bên cạnh việc phân luồng tốt thì các trường đại học cần siết chặt tuyển sinh “đầu vào” và chú trọng đến chất lượng “đầu ra”. Theo đó, nếu sinh viên nào không học tập nghiêm túc thì phải học lại, thi lại và có thể không thể học tiếp được nữa. Việc cấp văn bằng chỉ dành cho những sinh viên thực sự có tinh thần học tập nghiêm túc, chăm chỉ và hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quyết định đến việc sinh viên tốt nghiệp có xin được việc làm hay không là các trường ĐH cũng phải ưu tiên trên hết là giảng dạy chất lượng, đào tạo được sinh viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Trường ĐH đào tạo theo nhu cầu xã hội cần chứ không phải đào tạo tràn lan.

N hiều sinh viên không biết học xong làm được những việc gì

Đề cập việc sinh viên thất nghiệp, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) nêu quan điểm: Hệ thống giáo dục đại học, chuyên nghiệp của nước ta đang đào tạo sinh viên học thuộc bài, nói rất hay, thi đ.ánh giá dựa trên lý thuyết nhưng thiếu việc dạy sinh viên cách thực hành.

Sinh viên thất nghiệp, đi làm việc phổ thông: Lỗi tại ai? - Hình 3

Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT).

Nhiều sinh viên bước vào đại học nhưng chưa định hướng được tương lai về ngành nghề của mình. Họ cần mảnh bằng hơn là năng lực thực tế. Cử nhân có tấm bằng nhưng thực chất chưa có trình độ đại học vì không có kiến thức, kỹ năng. Đó là chưa kể nhiều sinh viên mới bước chân từ trường phổ thông vào trường đại học sau những năm tháng căng mình ra để dùi mài kinh sử thì luôn có tâm lý “xả hơi”, cường độ học tập chùng xuống, lại không quen với cách dạy của giảng viên đại học, không ít bạn trẻ trở nên lơ là, thiếu động lực phấn đấu.

Nhiệm vụ chính của sinh viên trong trường đại học là học tập, cần đặt mục tiêu rèn luyện năng lực để ra trường kiếm được việc làm, tích cực thu thập, tiếp cận thông tin tri thức mới, nghiên cứu hay trải nghiệm thực tế ở các công ty có ngành nghề theo học. Quỹ thời gian học tập rất eo hẹp, nhưng nhiều sinh viên không thiết tha học tập, dành nhiều vào những hoạt động không gắn với việc học tập, rèn luyện như lướt mạng, chat, game, đ.ánh b.ài…

Thậm chí sinh viên khóa trước ra trường, truyền kinh nghiệm cho khóa sau cách học đối phó, phao, chạy chọt thầy cô giáo để qua được môn. Ngoảnh đi ngoảnh lại sau 4 đến 5 năm, nhiều sinh viên không biết học xong mình làm được những việc gì một cách cụ thể với ngành tốt nghiệp. Do vậy, khi doanh nghiệp phỏng vấn không thể khoe ra năng lực của mình được và cơ hội việc làm sẽ mãi xa vời.

Để không còn tình trạng sinh viên thất nghiệp, theo ông Hoàng Ngọc Vinh, cần thay đổi chương trình, thay đổi cả người dạy và người học./.

Theo VOV

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore

TP.HCM sẽ ký kết các văn bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục giữa TP.HCM và Singapore.

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore - Hình 1

Sáng 26-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Indranee Rajah. Nhiều nội dung quan trọng đã được hai bên thảo luận và thống nhất.

Hợp tác để giáo dục phổ thông TP.HCM được quốc tế thừa nhận

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thông tin về nguồn nhân lực của TP có lợi thế như dân số đông (hơn 10 triệu người), lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao (khoảng 4,5 triệu lao động; trong đó có khoảng 1,3 triệu lao động có bằng đại học (ĐH), cao đẳng trở lên). Cùng với đó, hiện TP còn có 80 trường ĐH, cao đẳng với hơn 600.000 sinh viên. Mỗi năm có 120.000 sinh viên ra trường.

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore - Hình 2


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với bà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Indranee Rajah.

Ông Nhân chia sẻ giáo dục-đào tạo là một trong những ưu tiên của Việt Nam cũng như của TPHCM. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục bậc ĐH của TP chưa được quốc tế công nhận chất lượng, nhân lực trình độ cao trong khoa học, công nghệ và công nghiệp còn ít và chưa đạt chuẩn quốc tế. Các trường ĐH Việt Nam chưa thể dự đoán được các kỹ năng và đáp ứng được các yêu cầu mà thị trường lao động sẽ đòi hỏi trong tương lai gần do tốc độ thay đổi công nghệ từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra quá nhanh.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, TP.HCM đã xây dựng chính sách phát triển nhân lực tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cao đẳng, ĐH gắn liền với nhu cầu của các doanh nghiệp, sự phát triển của nền kinh tế. Các cơ sở giáo dục đang nỗ lực xây dựng các chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH quốc tế, bên cạnh việc chuẩn hóa các chương trình đào tạo, gắn với nhu cầu phục vụ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ, từng bước áp dụng các chuẩn học thuật, quản trị ĐH và các chuẩn kiểm định giáo dục quốc tế...

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore - Hình 3


Bà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore bắt tay Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan.

Cùg với đó, TP.HCM cũng đang có nhu cầu đổi mới hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học đến ĐH. Đồng thời có nhu cầu đổi mới đào tạo để tạo nguồn nhân lực mới trong tương lai, là những "hạt nhân" tại các khu đô thị sáng tạo, khu công nghệ cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tiễn đó, bí thư Thành ủy TP.HCM đề xuất tăng cường hợp tác chiến lược về lĩnh vực giáo dục giữa TP.HCM và Singapore.

Trên cơ sở nhu cầu của TP.HCM, thế mạnh của Singapore, TP mong muốn ký MoU hợp tác giáo dục với Singapore với mục tiêu nâng cao chuẩn giáo dục phổ thông TP lên tầm quốc tế, chuẩn hóa trình độ cán bộ quản lý cấp cao tại các cấp giáo dục phổ thông. Song song đó là việc hợp tác xây dựng chương trình ĐH chuẩn quốc tế ở một số ngành, thúc đẩy xây dựng các phòng thí nghiệm dùng chung ở những lĩnh vực AI, ICT, khoa học dữ liệu, tự động hóa, tài chính... và hợp tác về kiểm định chất lượng giáo dục bậc ĐH, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế luân phiên tại hai nước.

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore - Hình 4


Bà bộ trưởng Bộ Giáo dục bắt tay Phó Giám đốc Sở Giáo dục TP.HCM Lê Hoài Nam.

Trong trường hợp phía Bộ Giáo dục Singapore đồng ý, TP sẽ gửi dự thảo biên bản ghi nhớ để bộ có ý kiến. TP sẵn sàng ghi nhận các đề xuất của Bộ trong việc xác định những lĩnh vực hợp tác cần đẩy mạnh cũng như thứ tự ưu tiên.

Ngoài ra, Bí thư Nhân cũng đề nghị phía Bộ Giáo dục Singapore nhiều nội dung hợp tác khác như cùng thành lập các chương trình trao đổi để đưa sinh viên năm cuối tại các trường ĐH của TP sang thực tập tại Singapore và ngược lại; các trường ĐH giữa hai nước tổ chức các diễn đàn, hội chợ doanh nghiệp khởi nghiệp để hai bên có dịp cọ xát, tạo thị trường nhân lực cho cả hai phía. Tạo các phòng nghiên cứu dùng chung trong hai lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học. Ngoài ra, hiện nay TP.HCM chưa có trường đào tạo hiệu trưởng nên TP.HCM cũng rất mong muốn TP.HCM và Singapore thành lập trường đào tạo hiệu trưởng tại TP.HCM.

Bà Indranee Rajah hoan nghênh các đề xuất của bí thư Thành ủy TP.HCM. Bà bộ trưởng cho biết Singapore sẽ nghiên cứu để cùng TP.HCM đề xuất triển khai hợp tác các lĩnh vực cụ thể. "Singapore cũng muốn đẩy mạnh trao đổi giáo dục với các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng để sinh viên của họ có điều kiện trải nghiệm văn hóa, học ngôn ngữ các nước" - bà nói.

Đề xuất hợp tác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu

Ngay sau buổi làm việc với Bộ Giáo dục Singapore, đoàn cũng đã làm việc với ông Peter Ho, cố vấn cấp cao của Trung tâm Tương lai Chiến lược (Centre For Strategic Futures - CSF)

TP.HCM tăng cường hợp tác về giáo dục với Singapore - Hình 5


Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và ông Peter Ho.

Ông Peter Ho đã giới thiệu với đoàn về nhiệm vụ và tầm nhìn của trung tâm này là nghiên cứu để tham mưu với chính phủ Singapore những vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong tương lai trong các lĩnh vực kinh tế, địa chính trị, thiên nhiên, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, bệnh dịch, tăng trưởng dân số... Bí thư Thành ủy cho rằng những lĩnh vực nghiên cứu của trung tâm cũng là những vấn đề TP.HCM rất quan tâm.

Vì vậy, bí thư mong muốn hai bên tăng cường mối quan hệ trao đổi và CFS sẽ tư vấn cho TP.HCM các định hướng phát triển phù hợp. Ông Petter Ho bày tỏ trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục có những trao đổi về những lĩnh vực cùng quan tâm và chia sẻ.

Chính phủ Singapore có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục nghề nghiệp

Singapore được biết đến là một đất nước có các chương trình hỗ trợ rất lớn cho giáo dục. Trong hệ thống giáo dục chung, chính sách của chính phủ Singapore là ưu tiên hỗ trợ số một cho hệ thống Viện Giáo dục kỹ thuật, tiếp theo là hệ thống các trường kỹ thuật và cuối cùng mới là hệ thống ĐH.

Chính phủ Singapore đầu tư 100% vào "phần cứng" bao gồm cơ sở hệ thống trường lớp, thiết bị đào tạo, nơi sinh hoạt vui chơi, hoạt động thể thao, không gian văn hóa, văn nghệ, giải trí của học sinh, sinh viên... và chi 96% các chi phí thường xuyên của các viện này.

Học sinh, sinh viên học nghề gần như được đào tạo miễn phí, chỉ phải đóng 4% trong tổng kinh phí chi thường xuyên của trường.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Singapore có vai trò quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng trưởng GDP đất nước, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Có được vai trò và thành tích như vậy là do chính phủ Singapore có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục nghề nghiệp.

VIỆT HOA (Từ Singapore)

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.