Sinh viên Tây Bắc hào hứng học tiếng Anh
Cứ vào đợt nghỉ hè, ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) lại có lớp tiếng Anh tình nguyện do sinh viên năm thứ 3, thứ 4 khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tây Bắc đứng lớp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa.
Sinh viên khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tây Bắc
Đây là sáng tạo trong hoạt động ngoại khóa của khoa Ngoại ngữ, giúp các sinh viên thêm tự tin và có cơ hội giao lưu, trải nghiệm thực tiễn.
Kiên nhẫn, tỉ mỉ để sinh viên thích học
Theo Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Thanh – Quyền Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Tây Bắc, hiện toàn khoa có 17 giảng viên dạy tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, hơn 80 sinh viên học chuyên tiếng Anh và hơn 400 sinh viên học tiếng Anh không chuyên.
Đặc điểm của sinh viên ở trường khu vực miền núi là đầu vào chưa cao. Để sinh viên thêm hứng thú với các giờ học tiếng Anh, giảng viên của khoa luôn thân thiện, nhiệt tình, kiên nhẫn động viên các em học tập. Tinh thần chung là làm thế nào để SV thích học. Vậy nên các giáo viên đều có những biện pháp riêng để động viên SV học tập.
Như chị Hồng Thanh chọn cách để SV khá giỏi ngồi gần SV kém hơn, để các em trao đổi với bạn bè trong nhóm trước, khi nào đủ tự tin thì sẽ đứng trước lớp trả lời câu hỏi. “Nhiều em SV dân tộc thiểu số còn nhút nhát. Vậy nên các hoạt động ở lớp tôi thường làm chậm hơn, quan sát từng em một, chọn cách dạy tỉ mỉ, cụ thể. Ngoài ra còn tìm những chủ đề thiết thực với SV, như dạy các em cách viết một email thế nào cho đúng, cách làm một bài thuyết trình…” – Chị Hồng Thanh cho biết.
Thạc sĩ PhạmThị Hồng Thanh – Quyền Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Tây Bắc
Mở rộng quan hệ quốc tế
Ở khu vực miền núi, SV học ngoại ngữ ít có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài. Trường ĐH Tây Bắc và khoa Ngoại ngữ đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp xúc, giao lưu.
Mới đây, một gia đình người Úc đến Sơn La, vừa đúng lúc SV khoa Ngoại ngữ đang học về nội dung du lịch. Chị Hồng Thanh đã mời đôi vợ chồng người Úc và hai cô con gái 14 – 15 tuổi đến giao lưu với SV trong khoa. Đồng thời giao nhiệm vụ cho SV đưa các vị khách đến một bản cách trường khoảng 5 km, chia nhóm giới thiệu các nét đặc sắc về món ăn, trang phục, điệu xòe… – những nét đặc sắc, nổi bật của tỉnh Sơn La. Tuy không nằm trong chương trình học nhưng chị Hồng Thanh yêu cầu giảng viên lấy điểm cho sinh viên làm điểm học trình.
Hôm đó sinh viên rất phấn khởi, vì vừa tiếp xúc với thực tế, vừa được luyện nghe, luyện nói, thể hiện những gì học tập được. “Chúng em vừa được giao lưu với các bạn cùng trang lứa, vừa học vừa chơi rất hiệu quả. Em và hai bạn gái còn trao đổi địa chỉ email và facebook để có thể liên lạc được với nhau nữa” – Một sinh viên phấn khởi chia sẻ.
Khoa Ngoại ngữ còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Từ năm 2015, khoa tổ chức các lớp tiếng Anh tình nguyện trên địa bàn tỉnh dạy học sinh cấp 1, cấp 2 trong dịp hè, mở lớp tiếng Anh tình nguyện Mộc Châu với đối tượng là học sinh lớp 1, lớp 2, và cả những ông bà về hưu, muốn học ngoại ngữ để làm du lịch.
Cô Hồng Thanh và các đồng nghiệp đã chuẩn bị một giáo trình dạy học rất đặc biệt để các sinh viên năm thứ 3, 4 tự tin lên lớp. Không cần những gì xa xôi cầu kỳ, giáo trình có các nội dung gần gũi thiết thực: Hỏi đường, giới thiệu món ăn ở Mộc Châu, những địa điểm du lịch… Lớp học luôn đông vui và có những buổi thực tế “hiện trường” vô cùng thú vị!
Ngoài ra, khoa còn tổ chức các cuộc thi tiếng Anh theo các hình thức “hot” như thi Rung chuông vàng, Đối mặt, Ai là triệu phú, trang trí lớp học theo các chủ đề… Giờ bước vào lớp học nào cũng thấy được sinh viên trang trí rất đẹp, vừa giúp sinh viên thấy thoải mái trong giờ học, vừa giúp các em nhớ từ vựng tiếng Anh.
Một tiết học tiếng Anh của SV khoa Ngoại ngữ – Trường ĐH Tây Bắc
Tăng cường kết nối, đổi mới chương trình
Để kết nối các sinh viên và cựu sinh viên, khoa Ngoại ngữ tạo một facebook của Khoa, cập nhật các hoạt động của giảng viên, sinh viên trong khoa. Có sinh viên ra trường rồi, khi xem lại những hình ảnh về lớp, về trường đã viết lên facebook: Em rất nhớ khoa mình! Và cứ thế, kỷ niệm về khoa, về các thầy cô giáo được chia sẻ, gợi cảm hứng học tập cho các sinh viên đang theo học.
Hỏi về tỷ lệ SV khoa Ngoại ngữ ra trường có việc làm, chị Hồng Thanh tự hào cho biết: Theo khảo sát mới đây, 100% SV của khoa ra ra trường có việc làm. Có thể không phải SV nào cũng làm giáo viên nhưng các em đều làm những công việc liên quan đến ngoại ngữ. Nhiều em rất thành đạt, quay trở lại hợp tác với các khoa để giúp đỡ sinh viên.
Có một luồng gió mới ở Trường ĐH Tây Bắc nói chung và khoa Ngoại ngữ nói riêng, đó là nhiều cán bộ, giảng viên của trường tham gia các khóa học về thiết kế chương trình, quản lý, quản trị trường ĐH, phương pháp hỗ trợ sinh viên học tập… do Aus4Skills tổ chức, “cộng hưởng” lại tạo sự đổi mới trong toàn trường. Hiện khoa Ngoại ngữ đặt mục tiêu chương trình đào tạo cũng như trong kiểm tra đánh giá đều phải đảm bảo có đủ 3 yếu tố: Chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá thu hút sinh viên; hỗ trợ sinh viên trong mọi hoạt động; Cho sinh viên cảm giác họ thuộc về nhà trường.
Khoa Ngoại ngữ đã, đang và sẽ tổ chức hội thảo và seminar để các giáo viên bộ môn viết đề cương chi tiết môn học dựa trên một định hướng chung, trong đó chú trọng vào phần kiểm tra đánh giá, thể hiện rõ phương pháp kiểm tra đánh giá như thế nào, rõ ràng trong tiêu chí đánh giá, để làm sao lấy sinh viên làm trung tâm, tăng khả năng sáng tạo, ứng dụng của sinh viên.
“Qua kết quả nghiên cứu của lãnh đạo khoa Ngoại ngữ trường ĐH Tây Bắc, hiện 100% giáo viên tiếng Anh tiểu học khu vực Tây Bắc chưa được học về phương pháp giảng dạy tiểu học. Chính vì vậy Khoa có kế hoạch mở thêm ngành đào tạo Sư phạm tiểu học tiếng Anh. Hiện tuyển sinh có khó khăn nhưng chúng tôi tin rằng chương trình sẽ thành công”. – Thạc sĩ PhạmThị Hồng Thanh – Quyền Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Tây Bắc.
Tuấn Phong
Theo giaoducthoidai
Giáo viên nước ngoài kém chất lượng tràn vào châu Á dạy tiếng Anh
Các chuyên gia giáo dục Australia lo ngại nhiều giáo viên nước ngoài kém chất lượng được thuê dạy tiếng Anh ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc sẽ kéo theo hệ lụy.
Một báo cáo gần đây của Tân Hoa xã cho biết 2/3 trong số 400.000 giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc năm 2017 không đạt tiêu chuẩn giảng dạy. Thậm chí, một số người còn sử dụng visa trái phép.
Lynette Kim, Giám đốc của TESOL Australia (chương trình giảng dạy và đào tạo cán bộ giảng dạy Anh ngữ uy tín, đảm bảo hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế, được đánh giá cao trên thế giới), chia sẻ với ABC rằng người nước ngoài trở thành giáo viên mà không được đào tạo chính quy có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài với cả học sinh và bản thân giáo viên đó.
Cụ thể, theo bà Kim, việc này có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm, âm sắc, khả năng hình thành câu và cả hứng thú học tiếng Anh của học sinh.
Bên cạnh đó, những người nước ngoài tới các nước châu Á làm giáo viên chỉ với mục đích kiếm thật nhiều tiền sẽ dần kiệt sức, căng thẳng và bắt đầu chán ghét việc dạy học.
Jake Sharp là một trong số giáo viên nước ngoài được đánh giá là chất lượng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Ảnh: ABC
Jake Sharp, từng sống tại thành phố Gold Coast, Australia, quyết định chuyển tới Việt Nam khi 27 tuổi. Giống như nhiều người trẻ Australia, Sharp muốn tận hưởng cuộc sống phiêu lưu ở một đất nước mới.
Hiện tại, anh là giáo viên tiếng Anh được công nhận. Sharp cho biết công việc mình đang làm ở Việt Nam có thu nhập tốt và nhiều người Australia quyết định ở lại lâu dài vì chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn nhiều so với xứ sở chuột túi.
Tuy vậy, một số trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam lại thuê người nói tiếng Anh bản ngữ nhưng không có chuyên môn giảng dạy. Các trung tâm ít khi kiểm tra kỹ nền tảng kiến thức, trình độ, bằng cấp của người nước ngoài mà họ thuê.
Chấp nhận chịu phạt hơn thuê giáo viên trong nước
Kim cùng nhiều giáo viên khác chia sẻ với ABC rằng nhiều trường học ở châu Á thuê người nước ngoài làm giáo viên tiếng Anh vì họ là người da trắng.
"Mọi người thường nghĩ nếu bạn là người phương Tây thì nghiễm nhiên sẽ có hiểu biết chuẩn mực về văn hóa ở đó", Kim nói.
Nathaniel Kempster, công dân mang 2 quốc tịch Anh - Pháp, đến Trung Quốc bằng visa du học năm 2006. Kempster được mời làm giáo viên tiểu học ngay ngày thứ hai ở Trung Quốc mà không cần một thị thực làm việc hợp lệ.
"Bạn không nhất thiết phải là người nói tiếng Anh bản ngữ để được trả lương hậu hĩnh, chỉ cần người phương Tây là đủ. Đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất", Kempster chia sẻ.
Giáo viên trẻ này dạy được 6 tháng trước khi bị các quan chức địa phương "sờ gáy".
"Một buổi sáng thứ bảy, tôi đang dạy học như thường lệ. Đột nhiên, khoảng 10 người bước vào phòng với cả máy quay, ghi hình chúng tôi. Lũ trẻ vô cùng sợ hãi và không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Đêm đó, tôi phải ở lại đồn cảnh sát", Kempster chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Kempster, các trường có giáo viên nước ngoài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt hơn là thuê các giáo viên trong nước.
"Ở Trung Quốc, người phương Tây thường được đề cao. Thực tế, họ nghĩ bạn là người phương Tây, nghiễm nhiên sẽ giỏi tiếng Anh", Kempster nói thêm.
Kempster, từng được thuê dạy tiếng Anh ở Trung Quốc, cho biết các trường có giáo viên nước ngoài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn vì thế họ sẵn sàng chịu phạt. Ảnh: Supplied.
Ngoài ra, sự thiếu sót trong quá trình kiểm tra lý lịch không chỉ để lọt giáo viên trình độ kém, mà thậm chí cả tội phạm cũng không bị phát hiện.
Theo CGTN và Global Times, một nữ sinh viên ở Thượng Hải phát hiện Daniel William Hiers, giáo viên tiếng Anh ở trường đại học cô theo học, nằm trong danh sách 15 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ. Hiers nằm trong danh sách này từ tháng 3/2005 vì tội danh làm chết người và tội phạm xâm hại thể xác.
Lách luật vì sợ mất thời gian và tốn kém
Luật pháp Indonesia yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải có bằng thạc sĩ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trong một trường quốc tế. Tuy nhiên, những giáo viên đáp ứng các yêu cầu này không nhiều, trong khi nhu cầu học tiếng Anh lại tăng cao. Một số trường tìm cách đối phó với quy định.
Yusuf Muhyidin, Giám đốc giảng dạy thuộc Bộ Giáo dục Indonesia, cho biết các giáo viên không đủ trình độ thường lách luật.
"Nhiều lớp học ngôn ngữ thuê người nói tiếng Anh bản ngữ nhưng lại không muốn làm đúng thủ tục hoặc xin giấy phép của Bộ Giáo dục. Nguyên nhân là mất thời gian và tốn nhiều chi phí", Yusuf chia sẻ.
Vị giám đốc cũng nói thêm rằng đây không phải vấn đề của riêng Bộ Giáo dục. Theo ông, cảnh sát cũng phải vào cuộc. Họ cần đưa những lao động bất hợp pháp như vậy ra tòa.
Giáo viên không đủ trình độ thường lách luật. Ảnh minh họa: Flickr.
Anya Filla-Dwehus, nữ công dân Australia, đã dạy tiếng Anh ở Trung Quốc 18 năm. Cô cho biết sẽ rất khó khăn để công dân nước ngoài làm công việc giảng dạy đáp ứng được những điều kiện mà chính phủ Trung Quốc đưa ra vì chúng rất nghiêm ngặt.
Theo ABC, thông tin về các quy định với giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn.
Một bài báo trên Tân Hoa xã xuất bản hồi tháng 7 cho biết mất ít nhất 4 tháng để hoàn tất quy trình pháp lý cho việc thuê giáo viên ngoại quốc. Bên cạnh đó, giáo viên nước ngoài phải có bằng cử nhân, 2 năm kinh nghiệm hoặc chứng chỉ giảng dạy để được cấp giấy phép lao động.
Tuy nhiên, Zhang Fucheng, Phó chủ tịch Đại học Yanshan, chia sẻ trên Tân Hoa xã rằng chưa có luật và quy định dành cho giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc.
"Điều luật nên sớm được hoàn thiện để cải thiện các tiêu chuẩn và phương pháp tuyển dụng giáo viên nước ngoài, cũng như xác định tình trạng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của họ", ông Zhang nói.
Tiếng Anh - chìa khóa tiến vào tương lai
Việc học tiếng Anh phát triển nhanh chóng và vô cùng quan trọng ở châu Á trong vài thập kỷ gần đây. Công ty ngôn ngữ quốc tế Education First (EF) cho biết châu Á có dân số nói tiếng Anh (không phải người bản ngữ) cao thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau châu Âu.
Báo cáo năm 2017 của EF - dựa trên dữ liệu từ hơn một triệu người tham gia - cũng nhận thấy trình độ thành thạo tiếng Anh của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng quốc gia trong Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Liên Hợp Quốc. Phát triển kinh tế tạo ra những nguồn lực và động lực mới để thúc đẩy việc học tiếng Anh.
Nhiều ông bố bà mẹ châu Á xem việc học tiếng Anh như yếu tố then chốt để có sự nghiệp thành công. Ở Trung Quốc, phụ huynh muốn con cái họ thông thạo tiếng Anh và có thể phát âm giống hệt người nước ngoài.
Nhiều trung tâm ngoại ngữ lừa đảo, hoạt động bát nháo Nhiều sinh viên cho rằng chất lượng giảng dạy ở không ít trung tâm ngoại ngữ rất kém. Giáo viên thường không được đào tạo sư phạm, hành xử thiếu chuẩn mực.
Theo Zing
Bí quyết học tiếng Anh cho người lớn tuổi "Muốn học tiếng Anh hiệu quả, bạn nên có người thầy giỏi trên lớp, người hỗ trợ tại nhà sáng suốt", Thạc sĩ ngôn ngữ Đỗ Thị Tuyết Sương nói. Trong quá trình biên soạn nội dung và tìm phương pháp dạy tiếng Anh cho học viên, Thạc sĩ Đỗ Tuyết Sương, chuyên ngành Lý luận và giảng dạy tiếng Anh tại Đại...