Sinh viên tại chức, họ là ai?
Những người theo học hệ đại học tại chức có thể tạm phân làm hai bộ phận. Một bộ phận gồm những cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước. Bộ phận còn lại là học sinh phổ thông (HSPT), bộ đội xuất ngũ, công nhân…nhưng đông nhất vẫn là HSPT.
Mục đích học tập của những người này cũng khác nhau. Cán bộ, công chức, viên chức đi học đại học tại chức, đa phần là những người đã có bằng trung cấp, cao đẳng. Có người đi học với khát khao chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu công tác. Nhưng bên cạnh đó, có không ít người đi học là để mong được chỉnh lương, ăn lương bậc đại học; có người thì nằm trong diện qui hoạch cán bộ nguồn, buộc phải có bằng đại học nếu muốn được đề bạt vào các chức vụ quản lý; có người thì đi để kiếm cái bằng đại học cho bằng anh bằng em…
Với những HSPT, họ học đại học tại chức vì thi trượt đại học chính qui. Tất nhiên trong số này, có những em có năng lực học tập (tôi biết có em điểm thi đại học chỉ thấp hơn điểm sàn 0,5-1 điểm). Có những em vì hoàn cảnh khó khăn, không có tiền để học đại học chính qui nên theo học tại chức, vừa lo mưu sinh hàng ngày vừa đi học. Nhưng cũng có những em con nhà khá giả, đi học tại chức với tâm lý “đi cho biết đời sinh viên đại học” …còn mọi chuyện tính sau. Không ít những em có cha mẹ, người thân là cán bộ có chức có quyền, trượt đại học chính qui nên theo học hệ tại chức, cốt có tấm bằng đại học, còn đầu ra đã có người lo.
(ảnh minh học)
Như thế, đầu vào của hệ đại học tại chức gồm nhiều thành phần. Điều đó, suy cho cùng cũng là bình thường trong xu thế xã hội hóa giáo dục ngày nay. Điều đáng nói là chất lượng đào tạo của hệ tại chức. Hệ đại học tại chức được đào tạo dưới nhiều hình thức: mở lớp ngay tại trường đại học, song song với hệ chính qui; mở lớp ở Trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố ( dạng vừa học vừa làm). Ở các trường đại học, hệ chính qui còn nhiều tồn tại như số sinh viên/giảng viên còn cao, nhiều giảng viên chỉ có trình độ đại học (giảng dạy kiểu “cơm chấm cơm”), phòng ốc, thư viện… còn thiếu thì tin chắc rằng các lớp đào tạo tại chức trong trường còn nhiều bất cập hơn.
Video đang HOT
Còn các lớp đại học tại chức được mở ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố thì càng có nhiều điều đáng nói. Tình trạng dồn tiết, cắt xén chương trình, giảng viên được thỉnh giảng đến dạy hết số tiết cho xong, không cần biết học viên học thế nào… là chuyện bình thường. Và với những mục đích học tập khác nhau như trên đã nói cộng với sự quản lý lỏng lẻo của các cơ sơ giáo dục tại chức thì tình trạng mua điểm, “học giả bằng thật” (dù là bằng tại chức) là điều không tránh khỏi. Điều đó ai cũng biết nhưng chẳng ai nói ra vì đó là điều khá phổ biến.
Chính vì vậy, chất lượng đào tạo đại học tại chức đã không được xã hội tin cậy. Cho nên, việc Đà Nẵng nói ” không” với bằng tại chức trong tuyển dụng cũng là điều có lý.
Theo SGTT
Sở GD-ĐT xác nhận các điều kiện mở ngành
Khi xây dưng xong đê an mơ nganh đao tao, cơ sơ đao tao gưi 1 bô hô sơ đên Sơ GD-ĐT đê nghi Sơ kiêm tra thưc tê va xac nhân các điều kiện mở ngành cua cơ sở đào tạo.
Đây là một trong những điểm mới quan trọng được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo về việc quy định điều kiện, hô sơ va quy trinh mơ nganh đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng vừa được công bố để lấy ý kiến.
Dự thảo nhấn mạnh, việc kiểm tra thực tế va xac nhân các điều kiện mở ngành tại cơ sở đào tạo do Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, nơi trường đặt trụ sở thực hiện và chịu trách nhiệm.
Các Sở GD-ĐT ra quyêt đinh thành lập Đoàn kiểm tra. Thanh phân đoan kiêm tra gôm: 1 đại diện Ban giám đốc sở (Trưởng đoàn), 1 đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục chuyên nghiệp và 1 chuyên gia am hiêu về ngành đào tạo ma cơ sơ đao tao đăng ky mở nganh đao tao.
Đoan kiêm tra tiên hanh kiêm tra đôi chiêu cac nôi dung kê khai trong hô sơ vơi cac điêu kiên thưc tê như: bảng lương, sổ bảo hiểm, hồ sơ xây dựng các công trình, trang thiết bị, thư viên, kết quả thực hiện cam kết theo đề án khả thi thành lập trường.
Cũng theo dự thảo thì chỉ khi Sở GD-ĐT kiểm tra đầy đủ điều kiện mở ngành thì cơ sở đào tạo gửi Hồ sơ đăng ky mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng đến Bộ GD-ĐT, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ.
Sở GD-ĐT phải có trách nhiệm đam bao tinh trung thưc va chinh xac cua cac kêt qua kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo. (Ảnh minh họa).
Dự thảo cũng nhấn mạnh, Sở GD-ĐT phải có trách nhiệm đam bao tinh trung thưc va chinh xac cua cac kêt qua kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo.
Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về kêt qua kiêm tra cac điêu kiên đảm bảo chất lượng đào tạo cua cơ sơ đao tao do Sơ GD-ĐT kiêm tra.
Ngoài ra dự thảo cũng nêu rõ các điều kiện cần thiết để mở ngành đào tạo ĐH, CĐ. Trong đó đáng chú ý nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu. Cụ thể:
Đối với mở ngành ĐH có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký; có khả năng xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
Đối với mở ngành CĐ có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 60% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 5 giảng viên có trình độ thac si đúng ngành đăng ký; có khả năng xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành đào tạo; cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên và cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành đáp ứng yêu cầu của nganh đào tạo.
Về vấn đề xử lý vi phạm Bộ GD-ĐT đã mạnh tay hơn. Theo đó, hành vi gian lận để được phép mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng. Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, đào tạo tai cơ sơ đao tao... sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành. Đối với các ngành không tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
(Theo Dân trí)
Trượt đại học, khoác balo theo trào lưu "gap year" Việc dành một năm để đi du lịch và làm tình nguyện ở khắp nơi trên thế giới (hay còn gọi là "gap year") là một truyền thống đã có từ lâu, và trào lưu này đang dần phổ biến ở Mỹ. Không phải tạo ra "lỗ hỏng" và là "làm đầy" Qua nhiều năm, cụm từ "gap year"mang nhiều nghĩa khác nhau....