Sinh viên sư phạm tự họa bản thân
Gặp gỡ những gương mặt sinh viên có học lực khá giỏi trong Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một tương lai với nhiều sự thay đổi cho nghề dạy học và cho chính sinh viên ở các “máy cái” vẫn là một khao khát cháy bỏng.
Bùi Thị Yến Hằng : Sinh viên lớp chất lượng cao K59, khoa Sư phạm Hóa học. Yến Hằng từng đạt giải nhì mông Hóa học của kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Thi vào trường ĐHSP Hà Nội, Hằng đỗ cao với điểm số 29 và trở thành thủ khoa khoa sư phạm Hóa học nhưng Hằng: V ẫn có lúc tủi thân vì là sinh viên sư phạm.
Tôi vào sư phạm không bắt đầu từ yêu trẻ mà là vì yêu môn Hóa. Dù có giải quốc gia, thi lại đỗ thủ khoa nhưng vinh quang chỉ đến với tôi được hết… năm thứ nhất.
Bây giờ, khi mình về nhà, nếu ai đó hỏi và tôi nói là học sư phạm, tức thì họ có phản ứng khác hẳn so với bạn tôi học kinh tế. Dường như, họ nghĩ mình học hành không đến đâu, có vấn đề nên mới phải học sư phạm. Lúc như thế, tôi thấy buồn lắm nhưng thực sự, nếu cứ nghĩ thế thì còn ai học sư phạm nữa.
Tôi bắt đầu yêu nghề hơn khi đi dạy gia sư. Trẻ con đáng yêu, hồn nhiên vô cùng. Chúng kể chuyện cho tôi nghe, tâm sự đủ chuyện vui buồn khiến tôi ngày càng hiểu rằng đã gắn bó với nghề thì phải có lòng với trẻ. Đối tượng lao động của giáo viên là con người, nếu mình ý thức làm đúng tư cách của người giáo viên, sẽ cho ra một lớp người tốt. Tôi càng thấy yêu nghề vì tính nhân văn đó.
Có một điều khi nói về sinh viên sư phạm, tôi thấy rất rõ: Sinh viên sư phạm rất kém năng động, hiểu biết thời sự và kiến thức xã hội còn rất ít.
Các bạn chưa chắc đã nắm được thông tin chứ đừng nói đến chuyện tham gia. Tôi có xe máy mà nhiều khi chính mình cũng không đi đâu, tham gia vào việc gì.
Các bạn “hiền lành” lắm. Tưởng chừng như các bạn đang hiểu đó là sự mô phạm của giáo viên tương lai vậy. Nhất là ngoại ngữ, rất yếu và không có nhiều bạn có ý thức học ngoại ngữ thật tốt.
Video đang HOT
Nếu nghề giáo viên cũng trả lương theo năng lực và hợp đồng, có cạnh tranh chất lượng thì có lẽ sẽ có nhiều người rất hoan nghênh, nhưng sẽ không ít người lo lắng bởi họ vào sư phạm vì sự “ổn đinh, nhàn hạ”. Quan điểm theo tôi là không hợp thời với giáo viên hiện đại đó đã ăn sâu trong nếp nghĩ của họ.
Lò Thị Chi, sinh viên khoa Sư phạm Địa lý, là cô gái dân tộc Thái có lực học khá tốt của khoa Địa K59: Cần có cạnh tranh
Tôi chọn nghề vì yêu thích môn Địa lý, được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất chứ không nhàm chán như nhiều người vẫn tưởng.
Thú thực, khi vào trường tôi chưa nghĩ gì đến sau này. Bây giờ cũng không biết sau này sẽ làm ở đâu. Tuy quê tôi là huyện miền núi Nghệ An nhưng ước mơ về quê xin việc rất xa vời.
Có lẽ tôi sẽ đến một vùng sâu, vùng xa nào đó để dạy học, có thể ở đó có nhiều học sinh cần mình hơn. Động lực cho tôi theo ngành cho đến lúc này chỉ có tình cảm của học sinh, các em mang niềm vui đến cho tôi.
Nghề sư phạm đâu phải nghề nhàn rỗi. Dù là kiến thức trong sách giáo khoa nhưng phải học rất nhiều, rất kỹ mới có thể dạy được. Kiến thức biến đổi từng ngày, nếu thầy cô không cập nhật để chia sẻ với học sinh thì giờ học sẽ nguội ngắt.
Nếu vậy, có khi mình kém hơn cả học sinh về hiểu biết xã hội. Mà như vậy không ổn bởi vì muốn hiểu giới trẻ, phải xuất phát từ bản thân mình để hiểu họ, phải hiểu biết mọi mặt xã hội để nắm bắt tâm lý của họ.
Nhưng nói thật, tôi ngại học sinh nhiều trường dân lập, nhiều em rất ghê gớm khiến mình phải cảnh giác.
Có lẽ nguyên nhân của điều này là đặc thù của ngành sư phạm hiện tại ít cạnh tranh quá. Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng, đánh giá năng lực và kết quả, mình nghĩ sẽ có sự phân hóa rõ ràng và cạnh tranh rất cao.
Tôi vẫn tin rằng, giáo viên là nghề rất có tương lai. Các bạn đã chọn sư phạm hãy yên tâm và đầu tư cho chuyên môn của mình thì sau này sẽ không phải lo lắng, sẽ có công việc và cuộc sống ổn định.
Thanh Tâm, giải 3 quốc gia môn Sinh học, sinh viên khoa sư phạm Sinh học: Chọn sư phạm vì là con gái
Tôi học sư phạm vì trường không phải đóng học phí. Hơn nữa, nếu học Y thì phải sau 6 năm mới ra trường, thời gian dài quá sẽ ảnh hướng đến ổn định cuộc sống sau này.
Dù vào nghề không hẳn bằng tình yêu nghề nhưng đối với tôi, đây là nghề tốt và ổn định. Càng học, tình yêu nghề cũng dần nhen nhóm lên. Nhất là sau này, tôi sẽ trở về quê hương để dạy học ở ngôi trường cấp 3 ngày xưa tôi từng học.
tôi, nghề giáo viên khác nghề bình thường nhiều lắm. Nghề giáo viên dạy nhân cách, dạy kiến thức cho học sinh và năng lực của mình tác động đến học sinh rất nhiều, không chỉ bây giờ mà còn trong cuộc sống của em học sinh đó sau này nữa.
Vì vậy, chuẩn nghề này đòi hỏi phải cao hơn nhiều nghề khác. Nhưng xã hội bây giờ không còn coi trọng nghề giáo viên. Hay nói đúng hơn, họ không coi trọng nó bằng các nghề khác vì nó không mang lại nhiều của cải vật chất cho người theo đuổi.
Là sinh viên sư phạm ở trường “máy cái” nhưng nhiều khi tôi thấy các bạn không chăm lắm. Dường như các bạn không có ý thức đầu tư cho nghề thực sự.
Nhiều bạn cốt học chỉ để ra nghề, lực học kém, cố để đủ điểm ra trường.
Ngày bình thường, thư viện vắng vẻ nhưng khi đến mùa thi, phải xếp hàng từ sớm mới có chỗ, đâu đâu cũng thấy các bạn ôn thi, thức khuya dậy sớm vì thường cứ đến ngày thi mới chăm.
Còn việc học tiếng Anh lại càng ít hơn nữa. Các bạn ở quê ra, điều kiện học tiếng Anh không tốt nhưng sống giữa Hà Nội, rất ít bạn tận dụng những điều kiện sẵn có. Có lẽ vì nhiều người vẫn nghĩ rằng, nghề giáo viên cần gì ngoại ngữ.
Theo VNN
Khốc liệt cuộc đua vào lớp 10
Tháng 6 là thời gian cao điểm của sĩ tử dự thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội. Theo các phụ huynh, do ai cũng muốn con mình được học nơi tốt nên tính cạnh tranh trong kỳ thi vào lớp 10 khốc liệt nhất trong các kỳ thi của bậc học phổ thông.
Một ngày học thêm 3 buổi
N. là học sinh lớp 9 trường THCS K., quận Đống Đa. Đây là quãng thời gian đầy mệt mỏi của N. bởi ngoài lịch học ôn căng thẳng, em còn dự thi liên miên hết trường này sang trường khác. Các ngày 8, 9- 6 dự thi vào THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Các ngày 11, 12- 6 dự thi vào THPT Chuyên ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội... Cao trào của chặng đường nước rút này là các ngày 22, 23, 24 - 6 - thời gian diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên và không chuyên do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.
N. cho biết: "Mục tiêu số 1 của cháu là vào được THPT Kim Liên. Nếu không vào được Kim Liên, cháu hy vọng sẽ đủ điểm xét tuyển vào Bán công Nguyễn Tất Thành. Cháu đăng ký nguyện vọng 2 vào THPT Đống Đa, xem đó là phương án an toàn. Cháu không hy vọng đỗ vào các trường chuyên mà thi chỉ để thử sức".
Dù thi vào các trường chuyên với mục tiêu "thử sức" nhưng N. được bố mẹ cho đi học ôn "hết công suất". N theo học tất cả các lớp học thêm do trường hoặc phụ huynh trong lớp đứng ra tổ chức.
Chị Huyền, mẹ N. tính: "Sau khi kết thúc năm học, trường cho học sinh khối 9 học ôn tuần 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết. Ngoài ra, lớp học thêm được nhà trường tổ chức từ trong năm giờ vẫn duy trì, tuần 2 buổi. Chưa hết, phụ huynh trong lớp còn đứng ra tổ chức lớp thành 2 nhóm, mời giáo viên Văn, Toán, Anh của lớp dạy từ trong năm, tuần 3 buổi/ nhóm".
Theo chị Huyền, dù nhà trường không ép nhưng hầu hết phụ huynh trong lớp xem cả 3 loại lớp học thêm trên là "nghĩa vụ" nên đều cho con tham gia, đặc biệt là với những em định thi chuyên. Mỗi loại lớp có một mức giá khác nhau. Lớp học ôn thu 10.000 đồng/ tiết/ học sinh, cả đợt 60 tiết cho cả hai môn Văn, Toán mỗi em đóng 600.000 đồng.
Lớp học thêm (học từ trong năm học) thu 90.000 đồng/ tháng/ học sinh. Lớp học nhóm thu khoảng 500.000 - 600.000 đồng/tháng/3 môn. Sau khi làm "nghĩa vụ", các học sinh tản ra đi học thêm trong khắp thành phố, phù hợp với sở thích và cả túi tiền của các phụ huynh.
Phụ huynh làm khổ phụ huynh?
Trao đổi với Tiền Phong, nhiều phụ huynh cho biết, việc chạy theo hết lớp này đến lớp khác để được luyện thi như em N. không phải là trường hợp cá biệt. Chị Nga, phụ huynh trường THCS N., quận Hai Bà Trưng nói: "Bố mẹ nào cũng có tham vọng khi thấy con mình mang danh học sinh giỏi. Nhưng thời buổi này ít cháu không phải là học sinh giỏi lắm, đặc biệt trong các lớp chọn hoặc trong các trường có tiếng. Lớp con tôi có 50 học sinh thì hơn 40 cháu học sinh giỏi rồi".
Còn chị Thục Anh, phụ huynh trường THCS G., quận Hoàng Mai cho biết, nhiều khi chị cũng sốt ruột khi thấy các bạn trong lớp con chạy sô hết lớp này đến lớp khác trong khi con chị chỉ theo lớp học thêm do trường tổ chức.
"Liên tục các buổi sáng trong tuần con đều phải đi học thêm ở trường nên tôi không muốn ốp con học thêm ở ngoài nữa. Tôi hoang mang không biết mình đúng hay sai vì thấy mình có vẻ lạc lõng trong trào lưu chung", chị Thục Anh chia sẻ.
Theo nhiều phụ huynh, mặc dù Sở GD&ĐT Hà Nội tuyên bố thành phố đảm bảo chỗ học tiếp cho tất cả học sinh học xong lớp 9 nhưng họ vẫn không an tâm khi biết chỉ tiêu vào trường công chỉ khoảng 65%. Mục tiêu con vào được trường công nhiều khi khiến phụ huynh phải vận công tính toán kỹ lưỡng.
Chị H., phụ huynh trường THCS V., quận Thanh Xuân cho biết: "Lẽ ra con tôi dự thi vào một trong các trường thuộc khu vực III nhưng lực học của cháu khó mà đỗ được ngay cả trường mọi năm lấy điểm chuẩn thấp nhất. Vì vậy, tôi làm đơn xin cho cháu được dự thi theo khu vực VII, vào trường THPT Trung Văn. Trường này tuy thuộc huyện Từ Liêm nhưng cách nhà tôi chỉ hơn 1km, hơn nữa năm ngoái điểm chuẩn trường này chỉ 34 điểm trong khi trường có điểm chuẩn thấp nhất khu vực III là 45 điểm".
Trước lo lắng của nhiều phụ huynh, phần lớn các trường THCS đều "xé rào" quy định dạy thêm, học thêm của Sở GD&ĐT để tổ chức ôn luyện cho học sinh. Vì lý do này, khi phóng viên ảnh của Tiền Phong ngỏ ý muốn chụp ảnh lớp học thêm các trường đều từ chối.
Một hiệu trưởng thừa nhận: "Biết là vi phạm quy định nhưng phụ huynh yêu cầu, trường không tổ chức không được. Vả lại, nếu các em đạt kết quả không tốt trong kỳ thi sắp tới, trường cũng phải chịu trách nhiệm và mất tín nhiệm đối với phụ huynh học sinh các khoá sau".
Theo nhiều giáo viên THPT, một trong những nguyên nhân khiến phần lớn phụ huynh có tâm lý lo lắng thái quá là do sự định hướng không đúng đắn của giáo viên các trường THCS.
"Tôi cho rằng các thầy cô có ý tốt, muốn các em chăm học hơn nên quan trọng hoá kỳ thi. Trừ thi vào chuyên, đề thi vào lớp 10 THPT không chuyên năm nào cũng rất cơ bản, không khó đến mức các em phải học ngày học đêm, học hết lò này sang lò khác. Như môn Toán chẳng hạn, những em bình thường đã học giỏi sẽ không khó khăn gì khi kiếm một điểm 8, điểm 9 mà không cần đi học thêm nhiều", một giáo viên trường THPT Trần Phú nói.
Theo Tiền Phong
Căng thẳng "đua" vào lớp 10 Để thử sức vời trường THPT chuyên, nhiều sĩ tử nhí vừa kết thúc học THCS đã hối hả về Hà Nội tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT chuyên. Trong vài năm trở lại đây, các cuộc thi vào lớp 10 chuyên luôn thu hút được số lượng thí sinh đăng ký dự thi rất cao. Năm nay,...