Sinh viên sư phạm khóc vì bị phân biệt
Thông tin tuyển dụng giáo viên (GV) năm 2012 của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc khiến gần 80 sinh viên (SV) tốt nghiệp 2 Trường ĐH: Hùng Vương, Tây Bắc bức xúc vì không được xét tuyển làm giáo viên THPT. Họ dự định sẽ lên hỏi Bộ Nội vụ để làm sáng tỏ vấn đề.
Ngày 30/10, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc thông báo tuyên giáo viên năm 2012. Nôi dung ghi rõ “không nhân hô sơ của người tôt nghiêp liên thông”, chỉ châp nhân người tôt nghiêp CĐ, ĐH hê chính quy nhưng chỉ giới hạn nhân hồ sơ của môt sô trường.
Thông báo này cũng khẳng định Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc không nhân hô sơ của SV tôt nghiêp hê sư phạm các trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), ĐH Tây Bắc,…
Thông tin này đã khiến gần 80 sinh viên tốt nghiệp hai trường này bức xúc.
Bức xúc
Năm 2012, trong khi mở rông đôi tượng xét tuyên tới các trường thuôc TP.HCM, Vinh, Huê nhưng Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc lại không nhân hô sơ của SV tôt nghiêp hê sư phạm các trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), ĐH TâyBắc,…
Nhiều SV tốt nghiệp hệ sư phạm chính quy Trường ĐH Hùng Vương và Trường ĐH Tây Bắc bức xúc vì thông báo tuyển GV kiểu phân biệt của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc
Việc không tuyển SV tốt nghiệp sư phạm chính quy thuộc 2 trường: ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc đã được Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc thực hiện từ năm 2011 và vẫn được duy trì trong thông báo tuyển dụng giáo viên năm 2012 của sở này.
Video đang HOT
Thất vọng và bức xúc là nỗi niềm chung của những SV đã tốt nghiệp 2 trường ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc ở các chuyên ngành: Sinh, Hoá, Toán, Ngữ văn, Sử, Địa lý.
Trong thư gửi tòa soạn, tập thể SV cho rằng việc họ không được xét tuyển tại Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, chỉ được xét tại các Phòng GD-ĐT là bất công. Hơn nữa, nhiều năm nay chỉ tiêu của các Phòng GD-ĐT đã thừa.
Một SV tốt nghiệp loại khá chuyên ngành Địa lý, 4 năm đi dạy hợp đồng tại một trường THCS trên địa bàn tỉnh minh chứng: “Bạn N.T.L, GV hợp đồng dạy Địa lý cho Trường THPT Nguyễn Thái Học (TP. Vĩnh Yên) hay N.T.T hiện dạy ở Trường THPT Võ Thị Sáu (huyện Bình Xuyên) năm nào cũng có HSG cấp tỉnh. Riêng N.T.L còn là giáo viên giỏi cấp tỉnh”.
“Chúng tôi không khẳng định mình giỏi hơn ai nhưng chúng tôi muốn sự công bằng. Chúng tôi cũng được đào tạo sư phạm chính quy, điểm số đầu vào cũng tương đương các trường, ra trường các bạn đi dạy cũng có thành tích (kết quả có HSG và giáo viên dạy giỏi). Việc học tập của các SV đều theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT. Tại sao chúng tôi lại bị phân biệt như vậy?” – một sinh viên bức xúc.
Một SV tốt nghiệp loại giỏi ngành SP Lịch sử, Trường ĐH Tây Bắc tiếp lời: “Trong khi tháng 11/2011, Bộ Nội vụ có văn bản yêu cầu các địa phương không phânbiệt loại hình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp, không phân biệt trường công-tư khi quy định điều kiện đăng ký dự tuyển vào công chức. Nay Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc không tuyển chúng tôi vào hệ giáo viên THPT là làm sai?”
Sở không tuyển thì đừng “bắt” chờ…
Sáng 5/11, trao đổi với PV, ông Hoàng Minh Quân – GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết: “Việc không tuyển SV tốt nghiệp 2 Trường ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc đã làm từ 2011. Và năm 2012 không hạ thấp được”.
“Các SV trên sẽ được tuyển vào làm giáo viên THCS. Tuy nhiên hiện nay bậc học này đang thừa nên phải chờ. Hi vọng sang năm sẽ có chỉ tiêu” – lời ông Quân.
Trả lời câu hỏi tại sao Sở mở rộng tuyển SV tốt nghiệp từ TP.HCM, Vinh, Huế vào làm giáo viên THPT trong khi giới hạn SV tốt nghiệp Trường ĐH Hùng Vương, Tây Bắc – ông Quân cho rằng: “Theo quan niệm, ĐH Hùng Vương đào tạo nhân lực cho Phú Thọ ĐH Tây Bắc đào tạo nhân lực cho khu vực các tỉnh Tây Bắc. Còn các trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm Huê, ĐH Vinh có truyền thống và đào tạo có chất lượng…”
“Năm 2012, khi làm việc với Sở Nội vụ chúng tôi cũng hiểu những tâm tư của sinh viên. Nhưng thực tế có SV tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Tây Bắc từ năm 2003 giờ vẫn phải chờ. Sở mong SV hiểu và cùng chia sẻ khó khăn” -lời ông Quân.
Nhận lý giải từ phía Sở nhưng nhiều SV cho rằng chưa thỏa đáng vì quan niệm Trường ĐH Hùng Vương và Trường ĐH Tây Bắc đào tạo nhân lực cho các khu vực sao lại mở rộng cho các ĐH vùng miền như Huế, Vinh?
“Nếu Sở không có chủ trương tuyển SV tốt nghiệp 2 trường chúng tôi làm giáo viên THPT thì cần trả lời rõ ràng. Như vậy người đã tốt nghiệp sẽ biết mình không còn hi vọng, không chờ đợi nữa các em chuẩn bị hết lớp 12 không thi vào 2 trường này nếu muốn về quê làm giáo viên THPT”.
Gần 80 SV tốt nghiệp ở hai Trường ĐH: Hùng Vương và Tây Bắc dự định sẽ gửi thắc mắc và bức xúc lên Bộ Nội vụ nếu không nhận được giải đáp thoả đáng của Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo VNN
Biến tướng đào tạo liên thông
Không ít trường ĐH đã mở ra nhiều hệ đào tạo chủ yếu để lấy những thí sinh thi trượt ĐH hệ chính quy.
Lập lờ chiêu sinh
Nhiều thí sinh (TS) thi trượt ĐH nhận được giấy báo nhập học của Trường ĐH Hòa Bình cho biết đã trúng tuyển vào hệ "ĐH liên thông 2 giai đoạn". Giấy gọi của ĐH Hòa Bình nhưng lại yêu cầu TS nhập học và được đào tạo tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông. Viện này tuy là một đơn vị của Trường ĐH Hòa Bình nhưng không có chức năng đào tạo ĐH. Tuy vậy ngay trên website viện này công khai thông báo tuyển sinh các chương trình đào tạo CĐ, ĐH hệ liên thông. Theo đó, TS tốt nghiệp THPT hoặc tương đương có thể học 2 năm để cấp bằng TCCN và học tiếp 30 tháng bổ sung kiến thức ĐH để cấp bằng ĐH chính quy. Tổng thời gian thực học của TS chỉ cần 4 năm rưỡi là tốt nghiệp ĐH. Viện cũng tuyển sinh đối tượng TS đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương vào học 3 năm chương trình CĐ thực hành (thực chất là CĐ nghề). Sau đó chỉ cần học thêm 12 tháng bổ sung kiến thức ĐH là TS được cấp bằng ĐH chính quy!
Lễ ký kết đào tạo liên thông Trường CĐ Công nghệ thông tin iSpace với Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng trái với Quyết định số 42 của Bộ GD-ĐT - Ảnh: chụp từ website iSpace
Trường ĐH Công nghệ Đông Á cũng mở hệ đào tạo "ĐH chính quy chuyển tiếp" để xét tuyển những TS đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hóa. Chương trình có thời gian đào tạo 5 năm, trong đó giai đoạn 1 sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo TCCN (2 năm) giai đoạn 2, học 3 năm chương trình liên thông của ĐH Công nghệ Đông Á và cũng được cấp bằng ĐH chính quy.
Một số trường nghề cũng liên kết với các trường ĐH để đào tạo liên thông những TS đăng ký học tại trường. Chẳng hạn, Trường CĐ Công nghệ thông tin iSpace (TP.HCM) liên kết với ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) mở hệ đào tạo "Cử nhân thực hành" và cấp bằng ĐH chỉ với 4 năm đào tạo. Theo thông báo tuyển sinh của trường này, chỉ cần xét tuyển đầu vào, TS sẽ học chương trình CĐ nghề và một số môn cơ sở của chương trình ĐH với thời gian 2 năm rưỡi. Sau đó học 1 năm rưỡi chương trình ĐH tại Trường CĐ Nghề CNTT iSpace thì nhận được bằng ĐH do Bộ GD-ĐT cấp.
Bất chấp quy định
Theo quy định về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH hiện hành của Bộ, hệ này dành cho những người đã có bằng tốt nghiệp TC hoặc CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH. Đặc biệt, mỗi đối tượng đều phải tham dự kỳ thi tuyển sinh hệ liên thông với các điều kiện như sau: Từ trình độ TC lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Từ trình độ TC lên ĐH, người có bằng tốt nghiệp TC phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
Như vậy, việc các trường trên thông báo cho TS vừa tốt nghiệp phổ thông hoặc chỉ có trình độ tương đương nhưng đã vào thẳng ĐH hệ liên thông là sai quy định. Đồng thời quy định hiện hành của Bộ không có chương trình đào tạo ĐH nào được gọi là "ĐH chính quy chuyển tiếp", "ĐH liên thông hai giai đoạn" hay "Cử nhân thực hành" như các trường đã quảng cáo. Một cán bộ của Bộ cho biết: "Đây là việc các trường cố tình làm sai để lôi kéo TS theo học".
Loay hoay xử lý
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, hiện có nhiều bất cập trong quy định về đào tạo liên thông. Cho phép cấp bằng chính quy đối với người học hệ này nhưng quy định lại rất chung chung và thiếu các điều kiện để đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, điều kiện để các trường được đào tạo liên thông lại hết sức dễ dãi. Thêm nữa, cũng không có quy định nào kiểm soát việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho hệ này. Trong một thời gian dài chỉ tiêu tuyển sinh liên thông nằm chung trong chỉ tiêu đào tạo không chính quy. Vì vậy, nhiều trường đã lợi dụng để khuếch trương, chiêu sinh không đúng quy định.
Quy định đào tạo liên thông được ban hành từ năm 2008. Sau một thời gian thực hiện, Bộ đã liên tục phải chấn chỉnh tình trạng lộn xộn. Trong đó vi phạm nhiều nhất là các trường tổ chức đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm nhưng vẫn cấp bằng chính quy. Quy định người tốt nghiệp loại trung bình phải có kinh nghiệm 1 năm công tác dường như không có tác dụng vì hầu hết TS thi trượt ĐH là được dự thi ngay năm đó.
Đặc biệt, sau khi Bộ cho phép liên thông từ TC nghề, CĐ nghề lên ĐH thì tình trạng bát nháo trong đào tạo liên thông lại càng trầm trọng hơn. Một số cơ sở đào tạo nghề đã liên kết với trường ĐH hoặc trường ĐH có đào tạo nghề cho phép TS học liên thông lên CĐ, ĐH mà không cần sự cho phép của Bộ. Trong khi thực tế đối tượng học nghề không hề phải qua thi tuyển đầu vào ở bất kỳ trình độ nào. Tháng 9 vừa qua, Bộ lại tiếp tục ban hành công văn chấn chỉnh, yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định liên thông, liên kết và chú trọng các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên như trên đã phản ánh, nhiều trường vẫn tuyển thẳng TS chỉ tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc vào học ĐH với hình thức liên thông để cấp bằng chính quy không qua cuộc thi tuyển nào.
Theo thanh niên
Hà Nội không "quay lưng" với tại chức, liên thông Trao đổi với Dân trí, ông Đỗ Văn Chinh - Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định không có chuyện ngành Giáo dục Hà Nội "nói không" với hệ tại chức, liên thông như dư luận lên tiếng sau thông báo tuyển dụng của Sở hồi tháng 9 vừa qua. Chỉ "loại" tại chức, liên thông cho ngạch...