Sinh viên Sư phạm hoài nghi về nghề

Theo dõi VGT trên

Nhiều sinh viên đang theo học ngành Sư phạm băn khoăn, thậm chí tỏ vẻ bi quanhoài nghi về nghề mình đã chọn. Ngay cả số sinh viên chọn nghề xuất phát từ sở thích, đam mê cũng mang tâm trạng lo lắng.

Chia sẻ này được các giảng viên đến từ nhiều trường ĐH trên địa bàn TPHCM đề cập tại tọa đàm “Tiếp lửa lòng yêu nghề” cho sinh viên (SV) ngành Sư phạm (SP) do ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 23/11.

Đam mê hay không cũng… nản

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM kể rằng trong nhiều năm gần đây, nhiều SV tìm đến cô tâm sự về những băn khoăn về nghề nghiệp. Cụ thể là các em ưu tư về những tiêu cực trong giáo dục và tương lai ảm đạm cũng như về cuộc sống vất vả của nghề dạy học.

Theo cô Huyền, chưa có số liệu xã hội học điều tra chính thức nào nhưng những ai trực tiếp làm việc với SV ngành SP có thể thấy rõ suy nghĩ đó đang ngày càng tăng.

Nhiều giảng viên đều cho rằng các em bi quan vì công việc nghề giáo hiện nay rất nhiều áp lực. Còn áp lực như thế nào họ không muốn đề cập, không muốn nhắc đi nhắc lại vì… ai cũng biết.

Sinh viên Sư phạm hoài nghi về nghề - Hình 1
Các giảng viên tại tọa đàm “Tiếp lửa lòng yêu nghề”.

ThS Vũ Thị Lụa, Trường CĐ SP Trung ương TPHCM cho hay nguyên nhân SV ngành SP hiện nay mang nặng cảm giác “lung lay” với nghề xuất phát từ đầu vào. Các các em chọn thi SP vì các lý do như được miễn giảm học phí, do cha mẹ chọn hoặc vì khả năng… có hạn vì những năm gần đây đầu vào SP rất thấp. Đã không đam mê lại thầy công việc quá nhiều áp lực các em chán nản là điều dễ hiểu.

“Ở quê tôi (Thái Bình) con học đến lớp 12 bố mẹ nào cũng chỉ tay nói thi SP, học SP không mất học phí”, ThS Vũ Thị Lụa nói.

Còn với những em chọn ngành vì sở thích, nghĩa là các em có lòng yêu nghề nhưng không hiểu đúng về nghề, thiếu phương pháp theo đuổi đam mê thì khi gặp thất bại, khó khăn cũng rất dễ bi quan về công việc mình đã chọn.

Truyền lửa để “chữa cháy”?

Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố tạo nên áp lực nghề giáo chưa thể khắc phục ngày một ngày hai, các giảng viên tại buổi tọa đàm cho rằng chính người thầy phải có trách nhiệm “tiếp lửa” yêu nghề cho học sinh, SV của mình. Mà cách hiệu quả nhất bằng chính hình ảnh của mình.

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền cho hay, để SV yêu nghề mình đã chọn thì chính hình ảnh của người thầy trước hết phải tích cực.

“Tôi nghĩ bản thân người thầy phải thay đổi. Mỗi ngày đến trường tôi cười nhiều hơn, đổi mới nhiều phương pháp dạy học chủ động, phong cách thay đổi sao cho gần gũi với SV hơn, kể cho SV nhiều câu chuyện ý nghĩa về nghề giáo”.

Video đang HOT

Qua đó cô Huyền nhận ra rằng: “Người giáo viên có yêu công việc dạy học thì mới có thể giúp SV yêu nghề này được. Chính nhiệt huyết, tâm tư, hành vi, cách sống của người thầy là một trong những cách tác động rất tốt đến lòng yêu nghề của SV ngành SP”.

Sinh viên Sư phạm hoài nghi về nghề - Hình 2
Nhiều SV ngành Sư phạm hoài nghi về nghề mình đã chọn. Trong ảnh: SV Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội nghề nghiệp.

Trong tham luận của mình, ThS Nguyễn Hữu Long, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM – người thi vào SP vì từ gia đình ép buộc – cho hay với công việc này, anh trải qua nhiều cung bậc như thờ ơ, thất vọng, chán nản, lung lay và rồi đến… hăng say với nghề.

Khi nhìn bạn bè cùng thời làm những công việc khác rất thành đạt, thậm chí giàu có mình chỉ là một ông giáo “thiếu” đủ thứ”, anh Long đã từng có ý định bỏ nghề.

Anh Long chia sẻ kinh nghiệm, lòng yêu nghề của mình được hình thành qua những va chạm trong cuộc sống như đi dạy kèm, đi dạy chữ ở nhà mở, mái ấm… Và điều giúp anh không bỏ cuộc chính là những người thầy đi trước, họ cho anh thấy được những giá trị nghề

“Tôi đã “thử” yêu, yêu những việc làm rất nhỏ của mình, yêu lấy học trò của mình, yêu cả những thử thách của nghề… Và rồi không biết mình yêu công việc của mình từ lúc nào”, anh Long cho hay.

TS Nguyễn Thị Bích Hồng, ĐH Sư phạm TPHCM cho hay nhiều người biết nghề giáo nhưng lại ít hiểu về nghề. “Nét đẹp nghề giáo rất tự nhiên, ẩn chứ không có hào quang, lấp lánh bên ngoài, nếu khám phá được thì sẽ nhận thấy đây là một công việc rất thú vị. Nhà giáo là công việc mang tính chất lý tưởng chứ không phải nghề kiếm cơm thông thường”.

Việc GV tiếp lửa lòng yêu nghề của SV ngành SP là rất cần thiết khi mà nhiều năm nay ngành SP đang mất dần sức hấp dẫn, là một trong những ngành có đầu vào thấp. Tuy nhiên, phải chăng đó chỉ là biện pháp mang tính “chữa cháy”? Để có một đội ngũ nhà tốt, cần hạn chế tình trạng SV thi vào SP chán nản rồi chúng ta phải tìm cách “tiếp lửa”. Hơn nữa, chỉ khi phát từ đam mê công việc, người thầy mới có thể thành công trong việc truyền lòng yêu nghề được cho thế hệ sau.

ThS Vũ Thị Lụa đồng tình với bộ phận SV chọn nghề không xuất phát từ đam mê cần được phát hiện và định hướng lại càng sớm càng tốt. Các em có thể chuyển sang ngành học khác hoặc có nếu xác định tiếp tục học thì cần tìm những cái hay, cái thú vị của nghề để vun đắp cho lựa chọn của mình.

Tuy nhiên, để thật sự bền vững, theo bà Lụa cần có định hướng nghề nghiệp tốt bắt đầu từ sở thích, năng lực, nhu cầu bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội cũng như người học phải hiểu rõ công việc mình theo đuổi. Khi đó sẽ thu hút được được nhiều em vào ngành SP và hạn chế được tình trạng nhiều em chọn nghề không thích rồi lại phải hoay hoay tìm cách theo công việc chỉ vì… lỡ chọn.

Hoài Nam

Theo dân trí

Thầy Khắc Hiếu giải cứu "thần giữ của"

Có không ít bạn học sinh "khóc cạn nước mắt" vì mất tiề.n quỹ lớp, thậm chí phải... ăn trộm tiề.n của bố mẹ để đền! Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM đăng đàn chia sẻ nỗi niềm cùng các "thần giữ của".

Thầy Hiếu ơi, làm sao nói "không" nếu không thích giữ "hầu bao" của lớp?

Vì được bạn bè tín nhiệm nên bạn không thể nói gọn lỏn "không" rất dễ mất tình cảm, từ chối thì cũng phải có lý do thuyết phục nha các bạn!

Thường thì đa số các bạn không muốn "nhiệm chức" thủ quỹ hay từ chối thầy cô hay bạn bè bằng những câu thiếu thuyết phục như "Thôi em không làm đâu, thôi mình không làm đâu" mà không hề đưa ra lý do.

Việc làm thủ quỹ không phải là một việc quá to tát nên mọi người sẽ không quá khó khăn o ép bạn nếu bạn nói rằng "mình không thích" hay "em có tính hay quên và rất hay làm mất tiề.n, em mà giữ quỹ lớp thể nào cũng mất".

Ngoài ra, nếu bị "dí" quá thì bạn có thể xin phép để hỏi ý kiến bố mẹ và sau đó để bố mẹ lên tiếng từ chối giúp mình cũng là một giải pháp hay.

Thầy Khắc Hiếu giải cứu thần giữ của - Hình 1

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM.

Thầy chỉ tụi em cách nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ "thần giữ của"?

Nếu thật sự không muốn làm và không hợp với công việc đó thì không nên tự ép mình. Cái gì miễn cưỡng cũng dễ sai sót và khó mà hoàn thành tốt.

Nếu đã lỡ nhận nhiệm vụ rồi, bạn vẫn có thể nói cho giáo viên chủ nhiệm biết để thầy cô có hướng thay thế.

Còn nếu bạn vẫn muốn tiếp tục "chức vụ" thì nên học cách quản lý tiề.n bạc như sau:

Một là phải có sổ sách nhật ký thu chi. Một trí nhớ tốt không bằng một nét mực mờ.

Hai là bảo quản tiề.n cẩn thận. Phải để tiề.n trong ngăn kín nhất, khó bị mất cắp nhất. Không nên để người khác biết mình cất tiề.n ở đâu.

Không nên lấy ra lấy vào nhiều lần trước mặt mọi người. Nếu lớp chưa cần đến, hãy để tiề.n ở nhà hoặc đưa bố mẹ cất giữ, chỉ mang theo một lượng tiề.n nhỏ đủ để sử dụng trong trường hợp linh tinh như photo, mua hoa cắm, mua bông lau bảng.v.v...

Tuyệt đối không dùng quỹ lớp vì mục đích riêng vì dễ gây lẫn lộn, mất mát.

Khi mọi người đã tin tường thì phải hiểu và giúp thủ quĩ

Việc cắt cử học sinh làm cán bộ lớp là đang rèn tập cho học sinh tự quản như một gia đình thu nhỏ, một xã hội thu nhỏ.

Bản thân của những em được giao làm thủ quĩ cũng rèn được cho mình tính cẩn thận, cách quản lý sổ sách chi tiêu. Dụng ý của nhà trường là tốt.

Tuy nhiên, có rất nhiều vị trí và cách thức để rèn luyện cho học sinh. Với nhiệm vụ liên quan đến tiề.n bạc, tôi nghĩ cần phải suy nghĩ lại.

Thực tế đã có rất nhiều học sinh khóc gần hết nước mắt vì mất tiề.n quỹ lớp, thậm chí phải ăn cắp tiề.n của bố mẹ để đền và gần đây là t.ự t.ử như trường hợp em C.T. ở Củ Chi.

Thầy Khắc Hiếu giải cứu thần giữ của - Hình 2

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiện đang là thần tượng của bạn trẻ.

Nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ quản lí tiề.n bạc cho học sinh thì phải hướng dẫn các em cách làm, cách quản lí, cách bảo quản và đặc biệt có cơ chế hỗ trợ cho các em khi sự cố xảy ra.

Nếu đã tin tưởng giao tiề.n cho em ấy thì cũng phải đủ can đảm để tin rằng em ấy không bịa chuyện mất mát để lấy cắp.

Điều đó có nghĩa là nhà trường phải hỗ trợ em ấy đền bù lại phần lớn quỹ lớp đã mất.

Còn nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không đủ tin tưởng để làm điều đó thì đừng giao nhiệm vụ giữ tiề.n cho học sinh.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Theo Mực Tím

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Cuộc gọi trước khi qua đời của Michael Jackson hé lộ bí mật kinh hoàng liên quan tới Diddy?
16:45:02 27/09/2024
Quế Vân tới Đài truyền hình làm lớn chuyện, khiếu nại khi lên phóng sự phông bạt
17:04:12 27/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh ngồi không vực dậy cả ngôi làng, cục diện hoa 85 thay đổi từ lâu
17:27:37 27/09/2024
Chàng trai Bình Định cưới được vợ xinh như hoa nhờ nụ hôn trộm lúc 3 tuổ.i
18:13:22 27/09/2024
HOT: Kỳ Duyên - Minh Triệu tái ngộ hậu drama, khoảng cách như "một vòng Trái đất"!
18:09:28 27/09/2024
Chuyện hi hữu: Lướt qua Lee Min Ho 6 lần không hay biết, về nhà xem lại clip cô gái Việt ân hận tột độ
20:06:51 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm cổ trang được 3 triệu fan hóng chờ, cặp chính phim giả tình thật đẹp đôi hàng đầu showbiz

Hậu trường phim

22:31:07 27/09/2024
Ngày 27/9, trang 163 đưa tin bộ phim cổ trang Đại Phụng Đả Canh Nhân (Người gõ mõ cầm canh Đại Phụng) đạt 3 triệu lượt đăng ký xem trước.

Mỹ nhân showbiz là ái nữ của "ông trùm trang sức": U55 đẹp không tuổ.i, viên mãn bên chồng thiếu gia là tình đầu

Sao châu á

22:24:00 27/09/2024
Cuộc sống hiện tại của nữ minh tinh được đán.h giá là viên mãn khi hạnh phúc bên chồng con, U55 vẫn sở hữu vẻ đẹp không tuổ.i.

HLV Gabriel Milito thành hiện tượng ở Brazil

Sao thể thao

22:04:10 27/09/2024
Không nhiều HLV người Argentina được yêu quý và thành công chỉ trong thời gian ngắn đến Brazil làm việc như Gabriel Milito.

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?

Thế giới

21:55:03 27/09/2024
Cơn bão thần tốc nhất lịch sử - Helene chính thức đổ bộ, có ít nhất 3 người đã ra đi. Những diễn biến này được cho là trùng khớp với lời tiên tri của bà Vanga về năm 2024.

Triệu phú U40 giàu có cũng không dám tiêu tiề.n, tiết lộ 5 thói quen tiết kiệm khiến giới trẻ hổ thẹn: Đến thư viện đọc nhờ sách, tự sửa chữa đồ dùng...

Netizen

21:53:55 27/09/2024
Ở tuổ.i 37, giá trị tài sản ròng của tôi đã đạt tới một triệu đô la...nhưng có một số thói quen tiết kiệm mà tôi sẽ không bao giờ từ bỏ , vị triệu phú tự thân U40 chia sẻ.

"Rác phẩm" 18+ của mỹ nữ đẹp nhất Thái Lan lại gây phẫn nộ với tình tiết khó chấp nhận

Phim châu á

21:48:14 27/09/2024
Những tình tiết liên quan đến sai lầm của nhân vật do Baifern Pimchanok đóng tiếp tục khiến Thiên Sứ Tội Lỗi chìm trong bão phẫn nộ.

3 cái tên cuối cùng của Chị Đẹp mùa 2: Tóc Tiên "hot hòn họt", thêm cặp "phú bà" nhập cuộc đua

Tv show

21:41:25 27/09/2024
Tối 27/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió 2024 chính thức công bố 3 cái tên cuối cùng trong danh sách. Theo đó, cuộc đua năm nay trở nên hot hơn khi có thêm sự tham gia của Phương Thanh, Minh Tuyết và Tóc Tiên.

Thành viên gầy nhất BLACKPINK nhảy tung tăng, phấn khích cực độ khi được ăn phở Việt Nam

Nhạc quốc tế

21:38:16 27/09/2024
Rosé (BLACKPINK) phấn khích đến mức có hẳn một điệu nhảy riêng khi sắp được thưởng thức món phở, bún thịt nướng Việt Nam

"Hoàng tử indie" tổ chức concert với quy mô lớn gấp 3 lần chỉ sau 2 năm, hé lộ buổi biểu diễn "buồn" nhất sự nghiệp trước 2 khán giả khó tính

Nhạc việt

21:34:05 27/09/2024
Hai năm kể từ album phòng thu thứ hai cùng Concert Tour Một Vạn Năm diễn ra thành công tốt đẹp, hoàng tử Indie Vũ. chính thức trở lại với album phòng thu thứ ba mang tên Bảo Tàng Của Nuối Tiếc.

Vợ Công Lý phẫu thuật thẩm mỹ hậu tin đồn ly dị, nói rõ chuyện sinh con

Sao việt

21:17:12 27/09/2024
Bên cạnh NSND Công Lý, cuộc sống của vợ nam nghệ sĩ - Ngọc Hà cũng được quan tâm không kém. Mới đây, dân tình đã được phen bất ngờ khi vợ Công Lý công khai chuyện phẫu thuật thẩm mỹ.

Top 10 loại rau mùa thu thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Sức khỏe

21:06:44 27/09/2024
Có nhiều loại bắp cải như: Bắp cải xanh, bắp cải tím, cải bắp lá xoăn, cải Brussels. Cả bắp cải xanh và tím đều rất giàu vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin (có trong các loại rau màu tím và đỏ).