Sinh viên ra trường xin việc ở đâu khi kinh tế khó khăn?
Năm 2012 được đánh dấu là năm rất khó khăn với nền kinh tế VN, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải giải thể. Nguồn thu nhập của các gia đình vì thế cũng khó khăn hơn. Do vậy, không chỉ những SV mới ra trường gặp khó khăn mà các nhân viên lâu năm cũng không dễ hơn.
Bên cạnh đó, việc làm mới ít hơn khiến sức cạnh tranh về nguồn nhân lực càng mạnh. Nếu như trước đây các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển sẵn sàng tuyển sinh viên có tiềm năng tốt rồi đào tạo thì hiện nay hầu hết đều cần kinh nghiệm làm việc. Nguyễn Hà Thanh Thủy, một sinh viên ngành Kinh tế mới ra trường năm 2012 cho biết: “Em đã nộp đơn xin việc nhiều nơi nhưng nơi nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc nhưng em mới ra trường nên không được chấp nhận. Hiện tại em vẫn phải làm những công việc không ổn định để chờ cơ hội mới”.
Không chỉ những sinh viên mới ra trường gặp khó khăn mà các nhân viên lâu năm cũng không dễ hơn. Đỗ Thị Hiền Thục đang làm tại doanh nghiệp nhà nước trước đây có tiếng là lương cao cũng đang gặp vấn đề. Lương tháng của cô vừa được thông báo sẽ giảm từ mức 5 triệu xuống 3,5 triệu. Nếu không đồng ý cô có thể xin nghỉ việc. Cô cho biết đơn vị đang cơ cấu lại và nhiều người đã thôi việc hoặc phải chấp nhận mức lương thấp hơn. Hàng năm, ngoài lương cán bộ, đơn vị cô còn được thưởng thêm mỗi quý. Tuy nhiên, năm nay mọi người đều không hy vọng nhiều vào điều này vì tình hình khó khăn chung.
Trao đổi với các chủ doanh nghiệp, chúng tôi nhận được nhiều thông tin hơn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là lúc nên tiến hành cơ cấu lại để doanh nghiệp có sức sống lành mạnh hơn sau nhiều năm tăng trưởng nóng. Chính vì vậy các doanh nghiệp này sẽ thải loại các cán bộ thiếu chuyên môn và thay thế bằng các cán bộ mới có trình độ, kỹ năng tốt hơn. Các bộ phận thiếu sức cạnh tranh sẽ bị thải loại. Dương Hùng Dũng, một doanh nhân làm trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tin học doanh nghiệp, cho biết: “Trước đây tôi chấp nhận tuyển dụng sinh viên chưa làm được việc để đào tạo, nhưng bây giờ thì không thể vì chi phí đào tạo là khá lớn”. Khi được hỏi doanh nghiệp có sẵn sàng tuyển sinh viên mới ra trường không, anh Dũng cho biết: “chúng tôi rất quý sinh viên mới ra trường vì sức sáng tạo và đòi hỏi không cao, tuy nhiên thực tế tuyển dụng được ít vì các em không chịu học tập một cách nghiêm túc trong thời gian còn đi học. Sinh viên Công nghệ thông tin mà không thể đăng ký hay quản lý được website cho khách hàng. Sinh viên kế toán thì lóng ngóng trước hồ sơ giấy tờ chưa nói đến chuyện thực hiện nghiệp vụ trên máy vi tính”. “Không phải chúng tôi không muốn tuyển mà thực tế là chúng tôi tuyển không được” – anh Dũng cho biết thêm.
FPT Polytechnic đào tạo theo mô hình “Thực học – Thực nghiệp” giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc khi ra trường.
Chị Thục cũng có em gái năm nay cũng tốt nghiệp và gia đình đã dự kiến cho vào doanh nghiệp nhà nước cùng với chị gái vì ổn định nhưng khi bị giảm lương đã hoàn toàn thất vọng. “Bây giờ là thời buổi cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hay tư nhân đều cần phải hoạt động tốt. Nhà nước đã không thể cứu hết các doanh nghiệp, Vinashin và Tập đoàn Điện lực là những ví dụ rõ ràng” – chị Thục cho biết. Thay vì dựa vào quen biết để xin việc giờ chị khuyên em gái nên tập trung học tập tốt để có cơ hội phát triển sau này.
Video đang HOT
Trao đổi về vấn đề này, TS. Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic thuộc Trường Đại học FPT chia sẻ: “Việc đào tạo nguồn nhân lực là việc của các cơ sở đào tạo, nếu các cơ sở đào tạo tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng cần thiết cho sinh viên đi kịp với nhu cầu việc làm của xã hội thì sẽ thành công. Nhiều sinh viên dù chưa ra trường của FPT Polytechnic đã được các doanh nghiệp chào đón. Dù chưa ra trường nhưng do chương trình học bám sát thực tiễn nên sinh viên hoàn toàn không bỡ ngỡ khi bước vào môi trường doanh nghiệp”. Còn ông Nguyễn Bá Dương, phụ huynh của một sinh viên đang theo học tại đây cũng cho biết: “Bây giờ tôi thấy các phụ huynh đã phải thực tế hơn về năng lực của con mình chứ không thể trông cậy vào quen biết, quan hệ nữa. Nhiều khi đã không xin được việc cho con mà còn mất cả tình cảm vì nhờ vả. Tôi cho cháu học tại đây vì vừa có bằng cấp, vừa có nghề”.
“Năm nay thực tế là phụ huynh và sinh viên đã cân nhắc và hỏi rất kỹ về chương trình học, cơ hội việc làm và cơ hội học ở các bậc cao hơn. Đã có sự khác biệt rõ rệt so với các năm trước khi sinh viên không còn nhất quyết phải vào các ngành được ưa chuộng.” – TS. Minh chia sẻ. “Tôi cho rằng đây là tín hiệu thể hiện sự lành mạnh của việc đào tạo nguồn nhân lực, việc đầu tiên quan tâm của xã hội đối với một cơ sở đào tạo phải là có cung cấp được một kỹ năng nghề cho sinh viên hay không?”.
Theo dân trí
Để mỗi ngày đến trường thêm hứng thú
Trường học không chỉ là nơi cung cấp những kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà còn cần giúp các em phát huy tối đa năng lực bản thân và định hướng tốt cho tương lai.
Sau gần hai năm thành lập với tiêu chí Thực học - Thực nghiệp, bên cạnh việc được đánh giá là một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, FPT Polytechnic cũng mang đến một không gian học tập bổ ích và thú vị cho sinh viên.
Tại FPT Polytechnic, ngoài thời gian nghe giảng, mỗi giờ học còn trở nên thú vị và lôi cuốn hơn nhờ các bài tập nhóm, case study hay những buổi thảo luận sôi nổi, đặc biệt là những tiếng cười vui vẻ trong mỗi giờ ngoại khóa hay môn kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là môn học chưa được đầu tư nhiều ở các cơ sở đào tạo khác, nhưng tại FPT Polytechnic, môn học này khá được chú trọng và được coi là một môn học chính trong chương trình đào tạo. Môn kỹ năng mềm bổ sung cho sinh viên các kỹ năng còn thiếu trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, kỹ năng linh hoạt, khả năng tập trung, tinh thần lạc quan... Mỗi giờ học, sinh viên được thực hành các kỹ năng bằng các tình huống, bài tập thuyết trình hay đơn giản là một bài hát trước đám đông. Môn học kỹ năng mềm giúp sinh viên FPT Polytechnic trở thành những con người lạc quan trong cuộc sống và luôn tự tin thể hiện mình.
Sinh viên FPT Polytechnic thảo luận trong giờ học nhóm.
Bên cạnh đó, sinh viên FPT Polytechnic còn được giao các bài tập dự án trong từng môn học. Các bạn có thể sử dụng slide thuyết trình, đóng clip hay diễn kịch để thể hiện những kiến thức mà mình đã được học. Hình thức học này không những giúp sinh viên nắm rõ kiến thức đã học mà còn tăng khả năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội và khai thác tối đa tính sáng tạo vốn có của sinh viên FPT Polytechnic.
Tất cả những điều này không chỉ làm tăng sự tự tin mà còn hỗ trợ sinh viên trong hành trình khám phá những ưu điểm của bản thân.
Ngoài giờ hoc, tại FPT Polytechnic, sinh viên sẽ có những trải nghiệm bổ ích đầy thú vị. Các chương trình giao lưu, tọa đàm thường xuyên được FPT Polytechnic tổ chức giúp sinh viên giải quyết những thắc mắc chưa biết hỏi ai hay những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm. Chuỗi chương trình "Poly khám phá" với một loạt chủ đề như: Sinh viên với thương mại điện tử, Sinh viên với nhu cầu việc làm... đã mang đến cho sinh viên FPT Polytechnic những kiến thức xã hội bổ ích.
Không chỉ dừng lại ở đó, các cuộc thi kiến thức tại FPT Polytechnic đã tìm kiếm được rất nhiều tài năng trong giới sinh viên. "iPoly - Đêm hội tài năng" là một đêm nghệ thuật thu hút hàng nghìn khán giản nhờ sức hút của các hạt giống văn nghệ ở các loại hình hát, múa, diễn kịch... đến từ FPT Polytechnic. Mới đây, cuộc thi "Truy tìm Thủ lĩnh Poly" xoay quanh các phần thi hùng biện, kiến thức đã tìm ra những gương mặt sinh viên ưu tú, không chỉ có thành tích học tập tốt mà hiểu biết xã hội rất phong phú và sở hữu phẩm chất của người đứng đầu. Những giải bóng đá Poly cup hay câu lạc bộ Vovinam sẽ là một sân chơi lý tưởng để các bạn rèn luyện sức khỏe và bồi dưỡng trí lực sau mỗi giờ học căng thẳng.
Những hoạt động ngoại khóa sôi nổi giúp sinh viên FPT Polytechnic hoàn thiện mình.
Các hoạt động ngoại khóa thường niên khác như Hội xuân quê - Ngày hội văn hóa ẩm thực các vùng miền tổ chức vào đầu xuân, các buổi tham quan doanh nghiệp hay các chương trình từ thiện đã giúp sinh viên FPT Polytechnic hoàn thiện cả về kiến thức học tập, kiến thức xã hội và quan trọng hơn là rèn luyện cho mình một lối sống lành, hòa nhập cộng đồng cùng tinh thần tương thân tương ái.
Bởi lẽ đó, FPT Polytechnic đã và đang trở thành một ngôi nhà chung để mỗi sinh viên có thể học tập hết sức và cống hiến hết mình cho tuổi trẻ.
Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng, lớp PT0711, Thủ lĩnh Poly chia sẻ cảm xúc về ngôi nhà chung FPT Polytechnic: "Với mình, mỗi ngày đến trường đều có thật nhiều niềm vui đón chờ. Tại FPT Polytechnic, lúc nào mình cũng thấy thoải mái và ấm áp như trở về nhà mình. Trong tiết học và cả trong những giờ ngoại khóa, mình đều có cơ hội thể hiện và khám phá bản thân. Nhờ có cuộc thi "Truy tìm thủ lĩnh Poly" mà mình phát hiện ra mình có khả năng lãnh đạo. Mình tin rằng sau khi ra trường, mình có thể trở thành một nhà quản lý giỏi."
Để tạo điều kiện cho các bạn học sinh THPT cả nước tham gia vào ngôi nhà chung, từ nay tới hết ngày 30/06/2012, FPT Polytechnic triển khai chương trình ưu đãi học phí "Now, I'm a FPT Polytechnic student", theo đó các thí sinh thuộc đối tượng của chương trình đăng ký học tại FPT Polytechnic trong thời gian trên sẽ nhận được ưu đãi miễn giảm 1.000.000 đồng học phí Tiếng Anh.
Bên cạnh đó, chương trình ưu đãi "Chuyển trường - chuyển học phí" mở rộng thêm cơ hội học tập tại FPT Polytechnic cho các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng chính quy trên toàn quốc
Theo dân trí
Cơ hội học tập tại Trường Cao đẳng Thực hành FPT Không đỗ NV1, nhiều bạn trẻ tìm cơ hội ở NV2, NV3, nhưng cũng có không ít bạn đã chọn lựa con đường học nghề để tạo lập cuộc sống cho riêng mình. Cao đẳng thực hành FPT là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ hướng tới. Trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay, xu hướng lựa chọn học tập...