Sinh viên ra trường – vất vả tìm việc
Ngay từ khi quyết định thi vào một trường nào đó thì phần lớn thí sinh và gia đình đều đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ vào đó, học xong thì làm gì? Và xin vào đâu làm?”. Nhưng lo lắng thì cứ lo lắng, thi thì vẫn thi để rồi sau bốn năm miệt mài ôn học, các sinh viên ra trường vẫn hoang mang không biết phải làm gì để sống khi cầm tấm bằng Đại học trên tay.
1. Tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường
Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại Hà Nội hay các thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi gia sư…Chỉ là những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì.
Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó.
Chị Phương khoa sinh viên Văn hoá dân tộc trường ĐH Văn Hoá Hà Nội vừa ra trường nhưng vẫn xin ở lại kí túc để tìm việc làm, chị buồn bã tâm sự: “Mình đã nộp tổng cộng sáu hồ sơ vào các công ty tuyển dụng việc làm. Họ bảo đóng lệ phí xét tuyển là 100.000đ, một thời gian sau họ báo cho mình là mình đã được tuyển vào làm nhưng phải đóng nửa tháng lương đầu bằng tiền mặt luôn để họ giữ việc làm cho. Mình sợ quá chả dám đóng thêm tiền nữa, đành bỏ để đợi cơ hội khác vậy”.
Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoay không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty, các cơ quan lúc nào cũng chồng đống những xấp hồ sơ xin việc. Nên có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học do không xin được việc đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai để lại được bố mẹ nuôi như tâm sự của bạn Hà trường ĐH Văn Hoá Hà Nội: ” Mình chán cảnh phải ngồi chầu chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về không nên mình đã bảo bố mẹ rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng với tấm bằng thạc sĩ thì ra trường sẽ suôn sẻ hơn”.
Cũng có nhiều sinh viên ra trường nhưng còn dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, lập trình, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thể “đỡ đần” trước mắt lúc ra trường. Bạn Lệ Quyên sinh viên Khoa Phát hành, xuất bản phẩm trường ĐH Văn Hoá Hà Nội tâm sự: “Mình đã đăng ký đi học thêm Anh văn, vi tính rồi xin làm tạm ở một trung tâm việc làm. Tấm bằng đại học thì để đó chờ nếu có cơ hội”.
Cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên nghành mình đã học mà hầu hết là xin việc trái nghành, nghề. Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học.
2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra trường
“Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng. Trong thực tế xã hội “cầu lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ” thì không biết bao nhiêu sinh viên vác hồ sơ đi xin việc lại công cốc về không.Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, dưới đây là một số những nguyên nhân chính:
a. Sinh viên không thật sự có khả năng
Video đang HOT
Nhiều sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường để đi học. Cũng có nhiêù sinh viên có năng khiếu về chuyên nghành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan – Trưởng Phòng Chính trị và công tác sinh viên, trường ĐH KHXH&NV – cho rằng có một độ “vênh” nhất định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội. Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của sinh viên. Trên thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh.
b. Sinh viên định hướng không rõ ràng
Nguyên nhân thứ hai là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…” Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp.
Theo một kết quả điều tra của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) vào tháng 02/2009, đối tượng là sinh viên K44 đến K48 các khoa Tâm lí học, Thông tin Thư viện, Ngôn ngữ học thì chỉ có 41,9% sinh viên ra trường sau 01 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo, 18,8% làm việc trái ngành, 1,8% không có việc là và 1,8% tiếp tục học sau đại học. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trường, chỉ có 24% sinh viên cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, còn 76% còn lại cho rằng không phù hợp với công việc thực tế.
c. Sinh viên thiếu kĩ năng khi đi xin việc
Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải.
Nhiều người đứng đầu trong các công ti tuyển dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin. Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm.
Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức cấc bạn trẻ, xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình.
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc.
d. Đào tạo nhiều hơn nhu cầu
Hiện nay có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng-Đaị học được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Mà tiêu biểu cho thực trạng ấy là nghành sư phạm. Hơn 10 năm trước, khi Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ miễn giảm học phí với sinh viên ngành sư phạm thì người người thi nhau học ngành này. Nhiều tỉnh cũng mở ra trường Đại học sư phạm thu hút rất nhiều các thí sinh trong tỉnh. Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến ngành giáo dục “bội thực” nhân lực “ảo”, dẫn đến “khủng hoảng” thừa như hiện nay? Và cái hiện tượng nhiều sinh viên cầm được tấm bằng “đỏ” mà vẫn bị loại trong các đợt xét tuyển ngạch công chức là điều dễ hiểu. Bởi chỉ tiêu xét tuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn hồ sơ dự tuyển cao gấp chục lần. Các sinh viên sư phạm ra trường để kiếm được một chân dạy hợp đồng lương ba cọc ba đồng, không đủ chi tiêu cũng đã phải chạy vạy vất vả chưa nói gì đến thi vào biên chế. Tình trạng này diễn ra lỗi không chỉ ở nghành đào tạo mà cả các thí inh khi đổ vào học sư phạm.
Trước tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều mà nguyên nhân chính vẫn là từ phía sinh viên, chính vì vậy để đối phó với tình hình này sinh viên cũng cần phải tham gia các lớp kỹ năng tìm việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Để có được việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác như học thêm vi tính, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt, phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề chuyên môn. Chỉ có như vậy mới mong kiếm được một công việc ổn định và phù hợp với chuyên nghành mình được đào tạo trong nhà trường.
Theo kênh 14
"Cấp cứu" tiếng Anh chuyên ngành
Thực trạng chuyên ngành
Tiếng Anh chuyên ngành cực kỳ quan trọng, nếu không vững vàng thì sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới cũng như làm các đề án nghiên cứu hay luận văn chuyên sâu.
Sau khi ra trường, các bạn chỉ có thể tìm những tài liệu bằng tiếng việt để đọc, trong khi nguồn kiến thức từ những tạp chí, giáo trình nước ngoài lại rất lớn. Nhất là trong những chuyên ngành về kỹ thuật, các kỹ sư trẻ thiếu kỹ năng Anh ngữ nhanh chóng tụt hậu về kiến thức và công nghệ.
Trong những giờ học chuyên ngành, nhìn qua những khuôn mặt lờ đờ, ngáp ngắn ngáp dài xem đồng hồ mong giờ tan lớp của những cử nhân tương lai liệu có xót xa. Rồi sẽ về đâu khi những giờ Anh văn là thời gian cho những câu chuyện riêng túm tụm, nhắn tin chiu chíu, ăn vụng luôn miệng và đến chỉ để điểm danh cho đủ quân số?
"Giáo trình xa rời thực tế là nguyên nhân khiến tụi tớ chẳng mặn mà với tiếng Anh mặc dù biết nó rất quan trọng" - M.Hiền (trường ĐH GTVT) tâm sự.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ngắc ngoải thi cử
Lý do là giáo trình tiếng Anh của các trường đại học khá khan hiếm, đa phần được biên soạn lại từ những sách nước ngoài hoặc được các giảng viên biên soạn lại. Hơn nữa, các giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành thường chỉ là những giảng viên tiếng Anh nên không nắm hết được các thuật ngữ và dịch thường không sát nghĩa.
Ngoài ra, các giáo trình và cách giảng dạy trong trường đại học mang nặng tính đọc - viết mà bỏ qua kỹ năng nghe - nói rất cần thiết khi giao tiếp. Điều này khiến cho các sinh viên lâm vào cảnh chán nản và mất hứng thú trong môn học này.
Thời lượng học tiếng Anh ở trường đại học cũng không đủ để các bạn nghiên cứu chuyện sâu, tất cả chỉ như cưỡi ngựa xem hoa nên tình trạng kiến thức hổng là rất nhiều.
Những lý do trên khiến cho sinh viên ra trường nói tiếng Anh rất kém, thiếu tự tin khi làm việc với những chuyên gia nước ngoài.
"Tiếng Anh là môn học ngán nhất! Thi chỉ cốt cho qua thôi, 5 điểm là mừng rồi" - T. Huy (trường ĐH KT) nhún vai nói - "Rớt là chuyện như cơm bữa, học lại cũng chẳng có gì hiếm."
Tự cứu mình trước khi chờ được cứu
Lên kế hoạch cho một cuộc...cải tổ kiến thức Anh văn nào:
- Kiên nhẫn dịch tài liệu nước ngoài, dựa vào một số phần mềm dịch thuật phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, bạn có thể tập thói quen đoán nghĩa một số từ vựng mới thông qua nội dung toàn bộ, nhớ lâu lắm đấy.
- Tập lắng nghe ngữ điệu của người bản xứ. Nếu không có điều kiện, bạn có thể tập điều này từ những chương trình nước ngoài trên tivi. Lâu dần sẽ tạo thành phản xạ nghe nói.
- Nói nhiều lên. Đừng ngại ngùng hay lo sợ sai ngữ pháp. Giao tiếp là một cách học ngoại ngữ nhanh nhất đó.
- Tham gia củng cố kiến thức bằng một khoá học buổi tối nếu có điều kiện.
- Viết ra những suy nghĩ, hay bất cứ điều gì bạn thích bằng tiếng Anh, liên tục, không tốn nhiều thời gian tìm câu cú gì cả. Hãy cứ viết ra, bạn sẽ có thời gian nhìn lại và sửa sai sau.
- Tìm kiếm, tham khảo tài liệu từ internet và thư viện trường. Tự giác học là cốt lõi của sinh viên đấy!
Than thở, trách móc chán ngán không phải là cách hành xử hay dành cho môn học này. Tự cứu mình trước khi chờ thay đổi, bạn nhé!
'Săn' việc làm thời vụ cuối năm Sau một ngày khảo sát các trung tâm, Phú, sinh viên đại học Nhân văn TP HCM nhận được hàng loạt thông tin tuyển thời vụ và băn khoăn không biết phải chọn nơi nào để làm dịp cuối năm. Bỏ việc này thì tiếc, chọn chỗ làm lại thấy nơi khác tốt hơn, trước nhiều lựa chọn, Phú cho biết sẽ làm...