Sinh viên ra trường có việc làm dưới 90%, trường đại học không được tăng chỉ tiêu
Theo dự thảo thông tư liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến, tỷ lệ sinh viên mới ra trường có việc làm dưới 90%, trường đại học không được tăng chỉ tiêu.
Sinh viên Trường đại học Thương mại – ẢNH NGỌC THÁI
Hôm nay, 7.4, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tư này được soạn thảo nhằm hoàn thiện quy định hiện hành, thay thế các thông tư liên quan được ban hành tháng 2.2018 và tháng 2.2019.
Thông tư có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành, cho cho phép các trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của luật và văn bản dưới luật, trên cơ sở đảm bảo các quy định như tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, không vi phạm quy định về tuyển sinh và đào tạo,… được xác định chỉ tiêu tối đa theo năng lực.
Chẳng hạn, theo dự thảo thông tư mới, chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo (gọi chung là trường đại học) không được tăng so với chỉ tiêu tuyển sinh ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp:
Trường đại học đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành.
Video đang HOT
Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong vòng 1 năm tính từ khi đang công nhận tốt nghiệp theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của trường đại học đạt dưới 90%.
Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 80%…
Dự thảo thông tư còn bổ sung thêm quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo liên ngành (không nằm trong 23 lĩnh vực đã được quy định trong danh mục giáo dục và đào tạo cấp IV của Bộ GD-ĐT) để tạo điều kiện cho các trường đại học đã mở các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trường đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện và chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định hiện hành sẽ không được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường cũng phải báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét, thông báo chỉ tiêu căn cứ vào mức độ vi phạm theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tối đa được không vượt quá 90% năng lực thực tế của cơ sở đào tạo.
Một điểm mới nổi bật khác của dự thảo thông tư so với quy định hiện hành là quy định đối với trình độ đại học phải xác định chỉ tiêu theo 24 lĩnh vực đào tạo, thay vì theo 7 khối ngành. Theo Bộ GD-ĐT, thay đổi này nhằm hướng tới nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo, đảm bảo đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia xác định chỉ tiêu có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực, ngành tham gia đào tạo.
Nếu theo 7 khối ngành, trong đó mỗi khối ngành gồm nhiều lĩnh vực, sẽ dẫn đến tình trạng còn một số trường tuyển sinh nằm trong chỉ tiêu khối ngành nhưng không đảm bảo đội ngũ giảng viên đứng lớp có chuyên môn phù hợp với ngành, lĩnh vực tham gia.
Số sinh viên đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định không vượt quá các định mức sau:
Điểm sàn đánh giá năng lực của ĐH Ngoại Thương lên đến 850
Năm 2021 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo công bố mới nhất của của Trường Đại học Ngoại thương về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, năm 2021 trường vẫn duy trì chỉ tiêu tuyển sinh như năm trước là 3.990 chỉ tiêu tại cả ba cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.
Đây cũng là năm nhà trường bắt đầu tuyển sinh hai chương trình đào tạo chất lượng cao mới, gồm: chương trình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Chương trình chất lượng cao tiếng Anh thương mại.
Nhà trường sẽ tuyển sinh theo sáu phương thức. Trong đó, đây là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội với chỉ tiêu chỉ dự kiến là 7%.
Với phương thức này, trường sẽ cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo hai đợt trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường. Đợt một từ 21-5 đến 28-5, đợt hai vào giữa tháng 7.
Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ một năm lớp 12 từ 7.0 trở lên, có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đạt từ 850/1.200 điểm và của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150 điểm.
Nhà trường lưu ý, thí sinh xét tuyển theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại một trong hai cơ sở của trường: trụ sở chính Hà Nội hoặc cơ sở hai tại TP.HCM.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2021 về Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: FBNT
Ngoài ra, năm nay trường tiếp tục tuyển sinh theo năm phương thức khác, gồm:
Thứ nhất là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 25%. Trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức hai là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 28%, trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức thứ ba là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 7%. Thí sinh đăng ký đăng ký xét tuyển dự kiến vào tháng 7-2021, ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức thứ tư là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Chỉ tiêu phương thức này dự kiến 30% chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Phương thức thứ 5 là xét tuyển thẳng (dự kiến 3% chỉ tiêu) được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
325 phụ huynh Học viện Múa Việt Nam kêu cứu, cơ quan chức năng nói gì? 325 phụ huynh học sinh Học viện Múa Việt Nam vừa gửi đơn kêu cứu về việc con họ đã, đang đối mặt với nguy cơ ra đời "trắng tay" về trình độ học vấn. Lãnh đạo các cơ quan chức năng nói gì? Học sinh Học viện Múa Việt Nam trả lời phỏng vấn các nhà báo. - ẢNH QUÝ HIÊN Sau...