Sinh viên Nhân văn TP.HCM thắc mắc về chỗ gửi xe, nơi nghỉ trưa
ĐH Khoa hoc Xa hôi va Nhân văn (ĐH Quôc gia TP.HCM) đa tra lơi thăc măc của sinh viên vê viêc tư chu đai hoc, cai thiên môi trương cho sinh viên.
Tác động của tự chủ đại học đến sinh viên, cải thiện cơ sở vật chất của trường, bắt buộc học ngoại ngữ không chuyên là những nội dung chính trong chương trình “Đối thoại cùng phát triển” của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), diễn ra ngày 20/3 tại cơ sở Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Sinh viên than phiền vì thiếu bãi giữ xe
Thiên Phú, sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ với Zing bạn đã gửi thư phản ánh đến ban giám hiệu nhà trường một số vấn đề, trong đó, cơ sở vật chất phục vụ sinh viên của trường còn nhiều hạn chế. Nam sinh cũng đề nghị trường công khai quy chế chi tiêu nội bộ.
Sinh viên phản ánh bãi giữ xe chật chội, thiếu mái che. Ảnh: Mỹ An .
Theo Thiên Phú, bãi giữ xe của trường chật chội vì số lượng sinh viên tăng. Những ngày trong tuần, bãi xe chật cứng, lối ra vào giữa các hàng được tận dụng để xếp thêm xe khiến sinh viên gặp khó khăn. Bãi giữ xe ở cơ sở Linh Trung, TP Thủ Đức còn thiếu mái che, phần lớn diện tích là bãi đất trống, lởm chởm đất đá.
Ông Nguyễn Văn Sinh, đại diện Phòng Quản trị thiết bị, giải thích bãi xe hiện tại là tạm thời. Trường chưa xây dựng được bãi xe mới, đạt tiêu chuẩn, do quy hoạch xây dựng trường ở cơ sở Linh Trung, TP Thủ Đức chưa hoàn chỉnh. Trường sẽ xem xét xây thêm mái che ở bãi xe tạm thời.
Nhiều sinh viên cũng phản ánh trường thiếu không gian cho sinh viên nghỉ trưa. Các bạn cũng đề xuất cho phép sinh viên được vào lớp nghỉ trưa.
Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sinh viên có thể nghỉ trưa tại khu phòng tự học, sảnh khu C. Trường đã mở cửa nhà thể thao đa năng cho sinh viên có thêm không gian nghỉ trưa.
Bên cạnh đó, một số sinh viên cho rằng thủ tục hành chính của trường còn rườm rà, khiến các bạn mất thời gian. Bà Ngô Thị Phương Lan khẳng định thời gian qua, trường đã cải cách thủ tục hành chính. Sinh viên nên tìm hiểu kỹ thông tin để làm đúng theo hướng dẫn và có quyền phản ánh với nhà trường.
Video đang HOT
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ xử lý nghiêm những hành động hạch sách, gây khó khăn cho sinh viên trong thủ tục hành chính. Trường sẽ khảo sát trực tuyến, ghi nhận đánh giá và ý kiến của sinh viên về các môn học để giảng viên cải thiện chất lượng giảng dạy.
Việc học và chứng chỉ ngoại ngữ không chuyên là một trong những chủ đề được nhiều sinh viên thắc mắc. Bà Ngô Thị Thu Trang, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo quy định của nhà trường, ngoại ngữ không chuyên là môn học bắt buộc với sinh viên hệ chính quy tập trung.
Thời lượng môn ngoại ngữ không chuyên được tính tương đương 10 tín chỉ. Sinh viên một số ngành và sinh viên có bằng ngoại ngữ đủ chuẩn xét tốt nghiệp sẽ được miễn học ngoại ngữ không chuyên.
Trường đang cố gắng cải thiện chương trình học để sinh viên thực sự thích học ngoại ngữ không chuyên thay vì coi đó là một áp lực. Dự kiến tháng 6, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ cho ra mắt CLB Ngoại ngữ Nhân văn cùng nhiều CLB về ngoại ngữ khác để tạo ra nhiều sân chơi cho sinh viên vừa học vừa thực hành ngoại ngữ.
Bà Ngô Thị Thu Trang trả lời thắc mắc về ngoại ngữ không chuyên, thời điểm trả bảng điểm cho sinh viên. Ảnh: Mỹ An .
Sinh viên sẽ đóng học phí cao hơn
Trả lời thắc mắc của nhóm sinh viên khoa Giáo dục, ông Phan Thanh Định, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay tự chủ đại học là vấn đề tất yếu của nhà trường.
Khi trường thực hiện tự chủ đại học, sinh viên sẽ đóng học phí cao hơn, đặc biệt là sinh viên hệ chính quy. Trường sẽ tăng học phí theo lộ trình, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội.
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các bạn vay tiền với lãi suất 0% và dành một phần kinh phí cho quỹ học bổng. Bên cạnh đó, trường còn tìm thêm các học bổng từ nguồn xã hội hóa, học bổng của doanh nghiệp dành cho sinh viên.
Theo ông Định, tự chủ đại học sẽ tạo điều kiện cho sinh viên học tập trong môi trường tốt hơn. Trường sẽ có đủ nguồn lực để nâng cao chi phí đào tạo, cho giảng viên yên tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cải thiện cơ sở vật chất và tăng quỹ học bổng cho sinh viên.
Về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, ông Định cho rằng khi nhà trường thực hiện tự chủ, các kế hoạch của nhà trường sẽ được công bố công khai và định kỳ. Sinh viên có quyền gửi thắc mắc đến các phòng, ban để được cán bộ lắng nghe và giải quyết.
Hiện nay, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) còn gặp một số khó khăn về quy định, thủ tục cấp phép cho trường thực hiện tự chủ.
Từ chàng "quán quân trái quách" đến "siêu thủ lĩnh"
Từ lúc còn là học sinh phổ thông, Nguyễn Thành Gia đã yêu thích nghiên cứu khoa học, mà lại là khoa học xã hội, và giành nhiều giải thưởng.
Vào đại học, anh chàng học ngành Tâm lý học và giành Quán quân cuộc thi...khởi nghiệp kinh doanh. Sắp tới đây, anh chàng có thể trở thành hình mẫu "siêu thủ lĩnh" trong cuộc thi cùng tên. Một sinh viên làm được nhiều việc như thế, "siêu thủ lĩnh" cũng đúng.
Đưa trái quách từ góc vườn ra thị trường
Ấn tượng với chàng trai Nguyễn Thành Gia bắt đầu từ đêm Chung kết cuộc thi "Người Nhân văn khởi nghiệp" do trường ĐH KHXHNV (ĐHQG TP. HCM) tổ chức. Lúc đó, Gia chỉ mới là sinh viên năm thứ nhất, ngành Tâm lý học nhưng đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh lứa trên để giành ngôi vị quán quân với phần thưởng 30 triệu đồng.
Đêm Chung kết đó, các giám khảo và khách mời đã được thưởng thức một loạt đặc sản ngon miệng làm từ trái quách, một loại trái cây bản địa ở miền Tây, do chính tay Thành Gia làm ra. Sự khác biệt và táo bạo đó đã giúp chàng trai quê Trà Vinh này chinh phục các giảm khảo. Không chỉ vậy, tất cả còn bị thuyết phục bởi sự đầu tư công phu, tính thực tế ở dự án của anh bạn này.
Nguyễn Thành Gia trong cuộc thi "Người Nhân văn khởi nghiệp".
"Quách" là một loại trái cây trồng rải rác ở miền Tây, loại trái cây "xấu từ ngoài vào trong" này có vỏ ngoài xù xì như quả bóng xi măng. Bên trong thì thâm đen và hơi nhão nhưng lại có hương vị vô cùng hấp dẫn, chua chua ngọt ngọt và có thể chế biến nhiều món ăn, từ sinh tố đến cả lẩu. Tuy nhiên, loại trái này lại chủ yếu trồng ở bờ rào, góc vườn và ít được thương mại rộng rãi, chỉ người biết và thích mới ăn.
"Ở quê mình, trái quách rất được người Khmer ưa thích nhưng giá chỉ vài ngàn đồng/ trái, chủ yếu trồng lấy bóng mát, trái dùng ngâm rượu. Một người chị mình đã thắc mắc sao không lấy trái này làm kẹo, và mình đã bị câu hỏi đó ám ảnh". Lúc đó Nguyễn Thành Gia đang là học sinh lớp 11, nhưng đã bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu chế biến các loại thực phẩm từ trái quách: rượu, kẹo, mứt... Theo gia, trái quách không những ngon mà còn bổ dưỡng, có lợi quá trình tiêu hóa, trị táo bón...
Vào đại học, chàng trai này vẫn không ngừng nghiên cứu thêm và trái quách và chế biến thêm nhiều món khác như bột, trà túi lọc, kẹo dẻo...
Người truyền cảm hứng
Không chỉ yêu thích nghiên cứu khoa học, Nguyễn Thành Gia còn năng nổ tham gia các hoạt động cộng đồng để trải nghiệm và hoàn thiện bản thân. Khi Cuộc thi "Siêu thủ lĩnh" 2020 tổ chức, anh chàng đăng ký dự thi và ngay từ những tập đầu tiên, Gia đã chinh phục các giảm khảo, trong đó có NSƯT Thanh Bạch bằng phong thái tự tin và hoạt bát của mình.
Ở tập thứ 2, Thanh Bạch đã dành nhiều lời ngưỡng mộ khi biết "lý lịch khoa học" của chàng sinh viên này. Từ năm lớp 10, Thành Gia bắt đầu yêu thích nghiên cứu khoa học xã hội.
Nguyễn Thành Gia trên sân khấu "Siêu thủ lĩnh" 2020.
"Vì sao sinh viên học sinh ít quan tâm đến đờn ca tài tử, cải lương?", câu hỏi đó đã khiến chàng trai quê Trà Vinh trăn trở và đi tìm lời giải đáp bằng đề tài "Học sinh với việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa nghệ thuật đờn ca tài tử Trà Vinh vào trường trung học" và giành giải Nhất Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh tỉnh Trà Vinh năm 2016.
Năm 2017, Gia đoạt giải Nhì Cuộc thi sáng tạo trẻ tình Trà Vinh, giải Ba cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Năm 2018 giải Nhì nghiên cứu khoa học kỹ thuật với đề tài "Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh". Năm 2019 Gia còn được hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học và được kết nạp Đảng trước khi trở thành sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH KHXHNV (ĐHQG TP. HCM).
Nguyễn Thành Gia luôn cho người xem ấn tượng về sữ chững chạc qua từng tập của cuộc thi. Như ở phần thi truyền cảm hứng, anh chàng làm hẳn một chuyến về quê thăm gia đình, trường cũ. Chuyến đi đó, Gia gặp lại ông Trần Hoàn Kim - nguyên Phó Bí thư tỉnh, là người anh vẫn dành sự ngưỡng mộ. Được ông Kim động viên và đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích. Nhờ chuyến đi đó, Gia đã hoàn thành phần thi xuất sắc.
Trong buổi thi hôm đó, cả khán phòng xúc động khi thấy cả gia đình, hàng xóm, bạn bè và cả thầy dạy võ trước đây của mình đi cổ vũ. Nhận xét về phần thi này, NSƯT Thanh Bạch đã "cảm thấy ghen tị" vì tình cảm của người dân quê dành cho Gia. Trong một phần thi khác, khi giới thiệu về quê mình, Gia tái hiện khung cảnh lễ hội Chol Chnam Thmay, nam thí sinh còn thể hiện một vài câu chúc Tết bằng tiếng Khmer làm ban giám khảo thích thú và còn tự viết rap để khéo léo giới thiệu về quê hương Trà Vinh.
Hay với chủ đề về nghệ thuật, anh chàng cũng gây ấn tượng khi không chọn hát mà chọn nói về kịch nghệ Việt Nam qua các giai đoạn. Sự tìm tòi và hiểu biết của Gia về các giai đoạn thăng trầm của kịch đã chinh phục được người xem. Nhất là cách anh bạn tạo diễn đàn đối thoại với hai gương mặt kỳ cựu của làng kịch là NSƯT Đức Hải và Hạnh Thúy.
Đêm mai, Chung kết xếp hạng "Siêu thủ lĩnh" 2020, cuộc thi tìm kiếm các gương mặt trẻ có tố chất thủ lĩnh, sẽ diễn ra giữa các gương mặt sinh viên Nguyễn Thành Gia (trường ĐH KHXHNV, ĐHQH TP. HCM), Giang Thị Mộng Như (trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) và Hồng Cúc. Dù kết quả ở vị trí nào, như các giảm khảo nhận xét, Nguyễn Thành Gia đã cho người xem và cả những ai biết mình cảm hứng mạnh mẽ về tuổi trẻ sôi nổi và cầu tiến.
Lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng do việc thực hiện tự chủ ở các...