Sinh viên ngành xuất bản cần trang bị hành trang vững chắc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
Ngày 31-3, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền đã diễn ra hội thảo khoa học “Thách thức và cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành xuất bản hiện nay”, nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp” – AJC OPEN DAY của nhà trường.
Tại chương trình, các chuyên gia đến từ các Cty sách, NXB,…đã có những chia sẻ bổ ích giúp sinh viên có thêm niềm tin, định hướng, kinh nghiệm, kỹ năng phát triển năng lực bản thân,…trong ngành nghề xuất bản.
Hội thảo “Thách thức và cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành xuất bản hiện nay” có sự tham gia của ban lãnh đạo Học viện Báo chí và tuyên truyền, các đại diện đến từ Cty CP Sách Alpha, NXB Kim Đồng, Cty CP Sách Bách Việt, Cty MJU GROUP, cùng toàn thể các giảng viên, sinh viên khoa Xuất bản Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Tại hội thảo, vấn đề được các sinh viên quan tâm là các Cty sách, NXB thường đặt ra những yêu cầu gì đối với một sinh viên mới ra trường học chuyên ngành xuất bản nói chung và công việc biên tập nói riêng. Ông Vũ Trọng Đại – Phó TGĐ Cty CP Sách Alpha cho biết Cty CP Sách Alpha không đặt ra yêu cầu hàng đầu về bằng cấp mà đặt yêu cầu ở 2 yếu tố là năng lực của người tuyển dụng có đáp ứng được công việc mà họ ứng tuyển hay không và ứng viên ứng tuyển có hiểu rõ về đơn vị mình ứng tuyển hay không.
Riêng về công việc BTV, ngoài những yếu tố trên, các sinh viên phải nắm vững kỹ năng xử lý bản thảo, có những trải nghiệm trên chính bản thảo của mình. “Ngay từ khi bước chân vào trường, các sinh viên chuyên ngành xuất bản đã có môi trường cọ xát, tiếp cận bản thảo, bản bông, làm việc khó dần lên,… nên không cần đợi các bạn ra trường mà ngay khi ngồi trên ghế nhà trường các bạn đã có thể trở thành ứng viên của Cty Sách Alpha.
Cùng với sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm đi trước, các bạn sẽ dần hoàn thiện mình và trưởng thành trong công việc. Cty chúng tôi luôn khuyến khích sự năng động, nhiệt tình khám phá của các ứng viên. Sẽ không có khuôn khổ, khiên cưỡng nào mà phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của các bạn”, ông Vũ Trọng Đại cho biết.
Video đang HOT
Các đại biểu tham gia Hội thảo “Thách thức và cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành xuất bản hiện nay”. Ảnh: H.G
Ông Đặng Cao Cường – đại diện của NXB Kim Đồng (cựu sinh viên khoa Xuất bản Học viện Báo chí và tuyên truyền, rất thành công ở mảng truyện tranh) nhấn mạnh, trước khi ứng tuyển vào vị trí, cơ quan nào, các ứng viên nên tìm hiểu thật kỹ công việc cũng như cơ quan mà mình định ứng tuyển trước khi đến gặp nhà tuyển dụng. Điều đó thể hiện được sự sự mong muốn, khát khao được làm việc của ứng viên – điều mà các đơn vị tuyển dụng cần.
Ông Đặng Cao Cường chia sẻ: “Đối với sinh viên ngành xuất bản, các bạn sẽ đối diện với những guồng máy khắc nghiệt, áp lực vô hình, nhất là deadline (thời hạn nộp bài). Do đó, các bạn cần có ý thức chủ động trong công việc để các khâu làm việc diễn ra đúng tiến độ. Với những gì học tại khoa Xuất bản của Học viện Báo chí và tuyên truyền, khi tiếp cận với các NXB, các bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, không phải đi hỏi về những thứ nhỏ nhặt như sửa bài, cách khai thác đề tài, cách biên tập bản thảo hay,…
Chỉ cần các bạn hãy thật chú ý đến những điểm thầy cô nhấn mạnh, ghi chú cho mình. Các bạn phải biết mình đang có thế mạnh gì để phát huy. Hơn nữa, chúng ta phải có tình cảm dành cho đối tượng mà chúng ta hướng đến. Ví dụ như đối tượng sách thiếu nhi mà NXB Kim Đồng hướng đến chủ yếu là các em nhỏ”. Theo ông Đặng Cao Cường, khi làm việc tại các Cty sách hay các NXB, các sinh viên sẽ được phát huy hết năng lực của mình từ đầu vào, khai thác bản quyền, tổ chức sự kiện,… nên sinh viên ngành xuất bản sẽ có nhiều sự lựa chọn chứ không đơn thuần là người ngồi biên tập trên giấy, trên máy tính. Vì vậy, sự đam mê, chủ động tìm tòi, học hỏi là điều rất cần thiết với sinh viên.
PGS.TS. Hà Huy Phượng – Trưởng khoa Xuất bản Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết các giảng viên của khoa Xuất bản đang từng bước xây dựng đề cương chuyên môn nhằm đổi mới chương trình đào tạo từ khóa 36. Ngoài ra, khoa còn mở thêm chuyên ngành Xuất bản điện tử để phù hợp với sự phát triển của mạng internet ngày nay. Khoa Xuất bản đã cử những giảng viên có chuyên môn nghiệp vụ cao đi thực tế tại các NXB nhằm đưa ra cái nhìn tồng quát về Xuất bản điện tử, từ đó xây dựng mô hình giáo dục phù hợp và hoàn thiện. Hiện tại, nhà trường đã chuẩn bị xong các điều kiện về đội ngũ, giảng viên, chương trình đào tạo, kỹ thuật công nghệ, giáo trình,… để sẵn sàng tuyển sinh khóa đầu tiên.
Theo PGS.TS. Hà Huy Phượng, chương trình giáo dục của khoa Xuất bản sẽ dựa vào các trụ cột là kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật công nghệ, khả năng ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp để tạo ra những người làm truyền thông đa năng, đáp ứng nhu cầu của công chúng cũng như yêu cầu hoạt động nghề nghiệp truyền thông xuất bản trong thời đại số.
An Nhiên
Theo PLXH
Ai thương những đứa trẻ nhà nghèo bị 'cướp chỗ' nơi giảng đường đại học?
Nhiều người đang có quan điểm bảo vệ những thí sinh trên - 18 - tuổi liên quan trực tiếp tới gian lận điểm thi tại Sơn La, Hòa Bình khi ủng hộ việc không công khai danh sách các em tới công luận.
Ảnh minh họa
Tôi, con một gia đình nông dân chính hiệu, con đường duy nhất mà bản thân và bố mẹ hướng ngay từ nhỏ là phải thi đỗ đại học. Sau khi thực hiện được điều đó thì hiện tại tôi có thể tự hào vì tôi đã tự hoạch định cho mình tương lai. Nhưng thật tiếc, đang có ít nhất 110 em khác đang bị chiếm mất cơ hội thay đổi cuộc đời bởi những thí sinh gian lận đến từ Sơn La và Hòa Bình.
Vụ bê bối gian lận vô tiền khoáng hậu xảy ra ở các địa phương khác nhau trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Nhiều thí sinh học thật, thi thật bị mất chỗ vào tay những thí sinh học giả, thi giả. Niềm tin xã hội bị giảm sút, còn ngành giáo dục thì vẫn đang loay hoay tìm cách bịt lỗ hở ở kỳ thi mang tính Quốc gia này.
Hơn nửa năm sau khi sự việc xảy ra, bộ Công an và bộ GD&ĐT cho biết đã xác định được 110 thí sinh có điểm thi thật thấp hơn so với điểm thi đã công bố, có cháu được những cán bộ trong ngành giáo dục "phù phép" bài thi lên tới 26.55 điểm/3 môn. Việc đuổi học những thí sinh này là điều hiển nhiên, nó giúp cho giảng đường đại học trở nên trong sạch hơn.
Tuy vậy lại có một đợt tranh cãi trong dư luận đã xảy ra, khi xuất hiện 2 luồng ý kiến về việc nên hay không công khai danh tính của thí sinh và phụ huynh đã cướp đi cơ hội học tập của những em học sinh khác.
Luồng quan điểm không ủng hộ việc công khai danh tính cho rằng điều đó sẽ làm tổn thương các em, từ đó dẫn đến những tiêu cực trong suy nghĩ và hành động.
Ngược lại, nhiều người cho rằng cần đưa danh sách này ra ánh sáng vì các thí sinh gian lận trên đều đã 18 tuổi, độ tuổi đủ trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật và dư luận. Bản thân tôi ủng hộ quan điểm này. Tôi tin, các em biết bố mẹ mình mua điểm cho mình vào trường đại học (phần đa đều là các trường công an, quân đội đi học được miễn học phí, ra trường thì được bố trí ngay việc làm), bởi lẽ làm sao một người đi thi chỉ làm được 3 điểm mà kết quả báo về lên tới 29 điểm lại không biết, vậy nên thật khó để nói các em chỉ là nạn nhân của bố mẹ.
Việc công khai danh tính của những em này sẽ là bài học nhãn tiền cho những con người biết xấu hổ khác từ bỏ ý định gian lận ở những kỳ thi tiếp theo. Không chỉ thế, điều này còn giúp cho những sinh viên đến từ Sơn La, Hòa Bình ở các trường đại học được "minh oan", suốt những tháng ngày qua các em phải sống trong nỗi hổ thẹn, những ánh mắt nghi ngờ đến từ bạn bè, mà nguồn cơn lại là do những người vô lương thực hiện ở quê nhà.
Mọi người, thay vì dành tình thương cho những thí sinh gian lận, dư luận hãy quay sang dành tình thương và đòi hỏi quyền lợi cho ít nhất 110 thí sinh khác đang bị cướp chỗ bởi những em này. Bộ GD&ĐT thay vì thể hiện trách nhiệm của mình thì lại đá quả bóng sang cho các trường tự quyết định có gọi bổ sung hay không.
Thay cho lời kết, tôi kể lại câu chuyện mà bản thân đã trải qua. Ngày mà cánh phóng viên chúng tôi lên Sơn La tác nghiệp sự kiện gian lận điểm thi này, tôi cùng một số đồng nghiệp khác được người dân đưa cho một danh sách mà họ cho là những em này đã được bố mẹ bỏ tiền/quan hệ ra mua điểm. Chúng tôi đã níu lại mảnh đất này vài ngày để đi tìm những câu chuyện từ những thí sinh bị nghi gian lận thi cử. Nhưng, rất tiếc khắp thành phố này, chúng tôi không tìm được một thí sinh nào có ý định tự tử, hoặc bỏ nhà đi vì biết tin bố mẹ chạy điểm cho mình!
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Công Luân
Theo Người đưa tin
Trường ĐH Mở TPHCM chào đón 3.650 tân sinh viên Ngày 19/10, tại Nhà thi đấu Quân khu 7, Trường ĐH Mở TPHCM đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019 và Lễ Hội truyền thống The Open Day 2018. Không khí khai giảng năm học mới của Trường ĐH Mở TPHCM diễn ra rộn ràng, đầy màu sắc Lễ Hội truyền thống The Open Day nhằm giới thiệu...