Sinh viên nên vào học từ mấy giờ?
Trước quy định bắt đầu giờ học lúc 6 giờ sáng của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm khác nhau về giờ học phù hợp với sinh viên Việt Nam.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành – BẢO TRÂN
Nên học theo giờ hành chính
Theo nhiều ý kiến sinh viên (SV), giờ học tiết đầu tiên trong ngày nên bắt đầu vào giờ hành chính chứ không nên quá sớm.
Nguyễn Minh Trí, SV Trường ĐH Sài Gòn cho rằng nên bắt đầu học theo giờ hành chính khoảng 7 – 7 giờ 30 sáng, buổi chiều từ 1 giờ 30. Đơn giản là vào khoảng thời gian này, trí não con người sẽ hoạt động tốt hơn và hiệu quả học tập của sinh viên, dạy học của giảng viên cũng cao hơn.
“Việc bắt đầu giờ học vào 6 giờ, thậm chí 6 giờ 30 cũng đều quá sớm. Trong điều kiện di chuyển khó khăn vì giao thông hoặc nhà ở xa sẽ vất vả cho người học”, Minh Trí nói.
Tương tự, Nguyễn Ngọc Đức, SV Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ý kiến: “Mình thích bắt đầu giờ học buổi sáng vào khoảng 7 giờ, thậm chí 8 giờ. Trong một ngày, nếu có đủ phòng học để đăng ký thì khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều là quá đủ thời gian học tập cho sinh viên”, Ngọc Đức cho hay.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng việc sắp xếp giờ học tùy theo điều kiện thực tế của từng trường. Tuy nhiên trường cũng cần quan tâm đến ý kiến của người học và người dạy.
Video đang HOT
“Nếu được thì giờ học của SV – những người chuẩn bị đi làm nên giống như người đi làm để các em tiện nhịp sinh học theo cách của các doanh nghiệp”, thạc sĩ Sơn đề xuất.
Trong khi đó, có ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Thanh Niên ủng hộ việc nên vào học sớm cho rằng: “Học 6 giờ sáng là rất bình thường. Nên cho SV làm quen với tác phong công nghiệp vì sau này đi làm nhà máy có thể cài từ 5 – 6 giờ sáng cho đến tối”.
‘Không nên dạy sớm nhưng có thể học tới 21 giờ?’
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, SV nên bắt đầu giờ học vào lúc 7 giờ sáng. Nếu có giờ học sớm hơn thì chỉ nên dành cho môn giáo dục thể chất.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, các lớp học chính quy vẫn có thể kéo dài tới 21 giờ thay vì kết thúc vào 17 giờ chiều như hiện nay.
Lý giải quan điểm này, ông Dũng cho rằng các trường ĐH ở Việt Nam vẫn chưa gỡ bỏ thói quen thời bao cấp là ngày làm việc kết thúc vào 17 – 18 giờ. Các trường ĐH trên thế giới hiện nay làm việc xuyên đêm vừa tránh nạn kẹt xe, thời tiết dễ chịu, không khí yên tĩnh, thích hợp cho học tập và nghiên cứu khoa học. SV ban ngày dễ tìm việc làm thêm… Hiệu suất sử dụng phòng học sẽ tăng cao và không cần đầu tư xây dựng quá nhiều phòng học.
Giảng viên một trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Thực ra nhiều trường ĐH nước ngoài bắt đầu giờ học mỗi ngày vào khoảng 9 giờ sáng đến khoảng 15 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để SV, giảng viên chuẩn bị thoải mái cho việc dạy và học. Tuy nhiên điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất và người dạy hiện nay của các trường không cho phép thực hiện việc này”.
Theo thanhnien
Xét tuyển ĐH 2018: Điểm thi thấp, thí sinh dự kiến thay đổi nguyện vọng ồ ạt
Tại Ngày hội Tư vấn Xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018 được tổ chức tại TPHCM ngày 14/7, đa số thí sinh đến dự đều muốn thay đổi nguyện vọng đăng ký vào đại học do điểm thi của mình thấp hơn kỳ vọng.
Nhiều phụ huynh và thí sinh vlo lắng sau khi kết quả thi không như kỳ vọng ban đầu
Thí sinh Nguyễn Công Khanh, ở quận 9 (TPHCM) chia sẻ rằng bản thân yêu thích ngành cơ khí nên ban đầu nhắm vào hai trường ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Tuy nhiên giờ đây sau khi biết kết quả thi của mình, Khanh có phần thất vọng và dự tính thay đổi nguyện vọng.
"Năm ngoái trường ĐH Bách khoa TPHCM lấy điểm chuẩn ngành này là 25,75 điểm còn trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là 24,75 điểm trong khi năm nay em chỉ đạt 21,5 điểm của 3 môn. Em muốn điều chỉnh nguyện vọng xuống những trường thấp hơn để có nhiều cơ hội trúng tuyển. Tránh xáo trộn thì chắc có lẽ em sẽ đăng ký thêm nguyện vọng các trường như ĐH Giao thông Vận tải hoặc ĐH Nông lâm TPHCM", thí sinh Khanh nói.
Đông thí sinh đến gian hàng các trường đại học tìm hiểu cách đổi nguyện vọng
Trong khí đó, thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhi, ở Cần Đức (Long An) thì cho biết những ngày này cảm thấy rất lo lắng bởi kết quả thi của mình không như mong đợi. Theo Hồng Nhi, trước đó đã đăng ký vào ngành Marketing của trường ĐH Kinh tế TPHCM. "Tuy nhiên thi xong thì điểm đạt được chỉ 18,4 điểm nên em nghĩ sẽ không có cửa vào trường ĐH Kinh tế. Em đang nhắm vào trường ĐH Tài chính - Marketing vì năm ngoái điểm trường này thấp hơn nhưng cũng lo không chắc có thể trúng tuyển không", nữ thí sinh chia sẻ.
Các chuyên gia tuyển sinh dành nhiều lời khuyên cho thí sinh trước khi thay đổi nguyện vọng
Nhiều chuyên gia tuyển sinh khuyên thí sinh nên cân nhắc kỹ trước khi thay đổi nguyện vọng. Tại ngày hội tư vấn, ThS Nguyễn Đức Trung, cán bộ Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh thường xuyên vào tài khoản của mình để kiểm tra thông tin. Khi thay đổi xong nhớ in ra để lưu lại. Theo ông Trung, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng nhưng cần cân nhắc kỹ. Năm ngoái có thí sinh thay đổi đến 48 nguyện vọng, tuy nhiên thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng do đó 47 nguyện vọng còn lại rất lãng phí.
"Nguyên tắc đăng ký nguyện vọng là nguyện vọng 1 là cái yêu thích nhất, yêu thích thứ 2 thì để nguyện vọng 2... Tất cả các nguyện vọng đều được các trường xét tuyển bình đẳng như nhau", ông Trung nói.
Các chuyên gia từ Bộ GD-ĐT và các trường ĐH giảii đáp những thắc mắc và đưa ra lời khuyên cho thí sinh
Trước những lo lắng của thí sinh vì điểm mình thấp nên phải thay đổi nguyện vọng, TS Lê Chí Thông - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM lưu ý thí sinh rằng, dù thời điểm này không ai có thể nói được điểm chuẩn của các trường chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tình hình điểm thi năm nay của thí sinh thấp hơn năm trước nên dự báo điểm chuẩn các trường có mức điểm chuẩn trên 23 trong năm 2017 có thể giảm từ 2-3 điểm.
Còn ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM khuyên rằng: "Thí sinh chỉ nên thay đổi các nguyện vọng trong trường hợp điểm số của mình không như mình đã dự định từ đầu. Và việc đổi nguyện vọng cũng phải đổi cho phù hợp, các ngành mình đã chọn các em không nên thay đổi, các em chỉ nên chọn trường phù hợp với điểm số của mình và điều kiện học tập của mình. Các em nên sắp xếp thứ tự các nguyện vọng của mình theo cách các ngành - trường phù hợp nhất ở thứ tự cao nhất và giảm dần theo sở thích và năng lực của mình".
Lê Phương
Theo Dân trí
Hành trang du học châu Âu: Quan trọng hơn cả vẫn là ngôn ngữ và tâm lý Trong "Ngày hội Giáo dục châu Âu" diễn ra tại Hà Nội mới đây, sinh viên Việt Nam đã có cơ hội tìm hiểu hệ thống giáo dục xuất sắc của châu Âu, văn hóa và truyền thống của châu lục này qua chia sẻ về kinh nghiệm thực tế từ các cựu sinh viên xuất sắc. Theo thống kê của Cục Đào...