Sinh viên Nam Phi sản xuất gạch từ nước tiểu
Nước tiểu của con người được các sinh viên đại học ở Nam Phi nghiên cứu và ứng dụng để chế tạo thành công gạch xây dựng thân thiện với môi trường.
Theo BBC, các sinh viên kỹ thuật tại Đại học Cape Town, tỉnh Western Cape, đã kết hợp nước tiểu với cát và vi khuẩn trong một quy trình cho phép gạch đông lại ở nhiệt độ phòng.
Quá trình này khác hoàn toàn quy trình làm gạch thông thường khi gạch được nung trong lò với nhiệt độ cao (khoảng 1.400 độ C) tạo ra lượng lớn carbon dioxide (CO2) – tác động xấu đến môi trường.
“Về cơ bản, nó giống cách san hô được tạo ra dưới đại dương”, Dyllon Randall, giáo sư tại Đại học Cape Town (UCT), chia sẻ với BBC.
Sinh viên Đại học Cape Town, Nam Phi, tìm ra cách chế tạo gạch thân thiện với môi trường từ nước tiểu. Ảnh: UCT
Các sinh viên thu thập nước tiểu từ các nhà vệ sinh. Để sản xuất một viên gạch sinh học, họ cần khoảng 25-30 lít nước tiểu. Con số này nghe có vẻ nhiều nhưng ngoài việc sản xuất gạch, số nước tiểu ấy còn tạo ra khoảng 1 kg phân bón.
Sau khi tách các chất rắn để tạo thành phân bón, chất lỏng còn lại được sử dụng để làm “gạch sinh học”. Quá trình này được gọi là kết tủa carbon sinh vật. Vi khuẩn sản sinh ra enzyme giúp phân hủy urê trong nước tiểu, tạo thành canxi carbonate (CaCO3). Chất này sau đó sẽ gắn kết với cát tạo thành đá cứng hay gạch xám.
Video đang HOT
Quá trình sản xuất gạch sinh học mất khoảng từ 4 đến 6 ngày. Độ cứng và hình dạng của gạch sinh học có thể thay đổi tùy theo yêu cầu.
“Lần đầu tiên bắt tay vào công việc, chúng tôi làm ra loại gạch có cường độ nén tương tự gạch đá vôi 40%. Chỉ vài tháng sau, chúng tôi tăng được gấp đôi cường độ nén của gạch bằng cách thay đổi vật liệu và để vi khuẩn làm đông cứng các hạt lâu hơn mà không cần nhiệt độ cao (nhiệt độ phòng là đủ)”, tiến sĩ Randall chia sẻ.
Gạch sinh học mới ra lò sẽ có mùi khai. Tuy nhiên, sau 48 giờ, mùi khai hoàn toàn biến mất và không gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh: UCT
Tuy nhiên, vị tiến sĩ làm việc tại Đại học Cape Town thừa nhận sản phẩm khi ra lò sẽ có mùi khai.
“Bạn hãy thử tưởng tượng khi chó hoặc mèo tè bậy vào góc nhà, mùi khai sẽ xuất hiện. Đó là lúc khí amoniac được giải phóng. Quá trình này cũng vậy. Nó giải phóng amoniac như một sản phẩm phụ”, ông Randall nói.
Tuy nhiên, sau 48 giờ, mùi khai trên gạch hoàn toàn biến mất và không gây nguy hại về sức khỏe. Tiến sĩ Randall cho biết thêm ngay giai đoạn một, ông cùng các học sinh sử dụng phương pháp để loại bỏ toàn bộ tác nhân gây bệnh và vi khuẩn.
Theo Đại học Cape Town, việc sử dụng nước tiểu làm gạch được thử nghiệm ở Mỹ vài năm trước. Khi ấy, các nhà khoa học sử dụng urê tổng hợp. Quá trình này đòi hỏi nhiều năng lượng để sản xuất và tốn kém.
Trong khi đó, nghiên cứu của tiến sĩ Randall và các sinh viên Suzanne Lambert, Vukheta Mukhari dùng nước tiểu của người. Nó rẻ hơn và còn giúp cho quá trình tái chế chất thải.
Theo Zing
Chính sách giáo dục miễn phí của Đan Mạch khiến nhiều SV "lười" tốt nghiệp
Là một trong số ít các quốc gia miễn học phí cho sinh viên đại học, Đan Mạch đã giải phóng cho sinh viên khỏi áp lực tài chính nhưng lại gây ra tình trạng "sinh viên lười tốt nghiệp".
Một số người Đan Mạch, đặc biệt là các công dân lớn tuổi trong lực lượng lao động, cho rằng sự miễn phí này có thể khiến cho những người trẻ đang ở độ tuổi 20 khó mà... trưởng thành được.
Đất nước bây giờ phải đối mặt với tình trạng "sinh viên lười tốt nghiệp" - những người ở lại trường đại học trong 6 năm hoặc hơn mà không có ý định tốt nghiệp, chỉ vì họ không phải chịu bất kỳ gánh nặng tài chính nào.
Đất nước Đan Mạch đang phải đối mặt với tình trạng "sinh viên không bao giờ tốt nghiệp" ( Ảnh minh họa: Freepik)
"Với giáo dục miễn phí, một thuật ngữ trong tiếng Đan Mạch 'evighedsstuderende' đã xuất hiện", Daniel Borup Jakobsen, một sinh viên 24 tuổi mới tốt nghiệp và là phó chủ tịch của công ty phần mềm Plecto, nói với tờ Business Insider.
"Từ này dùng để chỉ một người không bao giờ hoàn thành việc học của mình nhưng lại liên tục thay đổi chương trình học từ năm này qua năm khác", Borup nói.
Năm 2015, Đan Mạch đã có những sửa đổi trong luật để cải thiện tình trạng "sinh viên lười tốt nghiệp".
Trong nhiều năm, Đan Mạch đã có chương trình dành cho sinh viên khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 1.000 đô la để trang trải chi phí sinh hoạt. Cùng với đó, Chính phủ Đan Mạch đã đề xuất và thông qua một sửa đổi đối với cuộc cải cách tiến bộ giáo dục, trong đó cho phép các trường đại học nhiều quyền lực hơn để thúc đẩy sinh viên tốt nghiệp.
Hàng ngàn sinh viên đã phản đối vào thời điểm đó, họ chỉ trích sự thay đổi và cho rằng đó là một cách để loại bỏ quyền tự do của họ. Những người ủng hộ việc sửa đổi thì lại khẳng định việc này sẽ góp thêm nhiều tiền thuế cho nền kinh tế - khoảng 266 triệu đô la, theo ước tính của chính phủ - và làm cho hệ thống trường đại học hiệu quả hơn.
"Chương trình miễn học phí đã được mở rộng trong những năm qua, vì vậy khi cải cách này được đưa ra, một sinh viên đại học đã mất một khoảng thời gian dài hơn chương trình học bình thường là một năm rưỡi", Sren Nedergaard, một quan chức của Bộ Giáo dục Đại học và Khoa học Đan Mạch, nói với tờ The Atlantic. "Điều này là quá thừa thãi. Giáo dục đại học không cần phải mất nhiều thời gian đến thế".
Tình trạng "sinh viên lười tốt nghiệp" đang giảm dần nhưng chưa biến mất hoàn toàn. Những can thiệp của chính phủ làm giảm số "sinh viên lười tốt nghiệp", nhưng những sinh viên thế này vẫn có trong các trường đại học. Người dân Đan Mạch thậm chí có từ "fjumrer", hoặc "năm học của những kẻ ngốc", khi có những sinh viên chỉ học ít môn còn lại dành thời gian đi du lịch.
Tuy nhiên, một số người lại phủ nhận ý kiến cho rằng miễn học phí là một điều xấu vì nó gây ra tác dụng phụ khi có những sinh viên phải mất quá lâu để tốt nghiệp.
"Một người ngoài cuộc có thể nêu lên câu hỏi liệu sinh viên được cung cấp giáo dục đại học miễn phí có động cơ học tập chăm chỉ như những người phải trả tiền hay không. Ấn tượng của tôi là tiền và việc học không liên quan tới nhau. Tôi tin rằng động lực để thành công trong việc học không liên quan đến việc bạn có phải trả tiền học phí hay không", một sinh viên Đan Mạch bày tỏ quan điểm.
Thái Hằng
Theo Independence
Talkshow "Du học Mỹ: còn gì hay, ngoài việc làm tại Mỹ". Ngày 13/10 vừa qua, Viện Đào Tạo Quốc Tế IEI -Đại Học Quốc Gia TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: "Du học Mỹ: Còn gì hay, ngoài việc làm tại Mỹ". "Xứ sở cờ hoa" luôn là thỏi nam châm mang lực hấp dẫn lớn đối với rất nhiều du học sinh Việt Nam. Đây là xu hướng chưa...