Sinh viên năm cuối nô nức chụp ảnh kỉ yếu
Chụp ảnh kỉ yếu đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi sinh viên.
Ai đó đã viết rằng…
Sinh viên năm thứ nhất là dòng suối chưa bị ô nhiễm, trong sạch, tinh khiết, an phận thủ thường, chưa biết gì về tương lai.
Đến năm thứ hai, nước bắt đầu chuyển màu, từng quãng, từng quãng một. Thỉnh thoảng bỏ học, trốn học đã tưởng như là phạm tội tày đình, còn cố tìm lý do bạo biện, bị thầy phát hiện thì tim đập chân run, cuối cùng thành tâm viết kiểm điểm, buổi tối còn đến xin thầy đừng ghi vào sổ đầu bài.
Năm thứ ba là dòng chảy hợp lưu, chảy chậm chạp, nhiều màu sắc. Ngủ đến chán mắt, không cần phải tuân thủ nội quy, bởi vì nội quy đã có lớp sinh viên mới tuân thủ, chi phí sinh hoạt đã có gia đình chu cấp, cuộc sống như thiên đường, đánh bài, ngủ, lên mạng chat, hạn chế duy nhất là nhàn rỗi đến vô vị.
Nữ sinh trường ĐH Điện Lực, Hà Nội nổi bật với áo dài hồng dịu dàng
Đến năm thứ tư, sóng coi như đã ra đến biển. Khi đó mới nhận ra đang chơi vơi giữa biển cả mênh mông, một thế giới muôn hình vạn trạng đang chờ đợi, và phải một mình đối diện với nó, cạnh tranh ác liệt… Muốn khóc không được chính là bởi lẽ đó. Lúc ấy mới bắt đầu tiếc nuối khi còn là con suối nhỏ, sao không giữ cho nó trong sáng, sạch sẽ đến cùng. Cuối cùng, cái còn lại chỉ là hoài niệm, tiếc nuối. Năm học thứ tư, chúng tôi đã bắt đầu tiếc nuối – tiếc nuối những năm tháng sinh viên đẹp đẽ, tình bạn chân thành.
Vậy là …
Những ngày tháng cuối cùng của đời SV trôi qua thật nhanh. Mới đó mà đã 4 năm, 5 năm đại học. Mới ngày nào còn chập chững, ngơ ngác cầm trên tay bộ hồ sơ đi nhập trường, thì nay ta đã trở thành anh cả, cánh chim đầu đàn của các thế hệ sau.
Video đang HOT
Các bạn trường Học viện Ngân hàng cùng lưu lại tấm ảnh kỷ niệm
Còn đây là tấm ảnh đáng nhớ của các bạn sinh viên trường Thương Mại, Hà Nội.
Những ngày tháng 10, tháng 11 này, dù chưa phải là học kì cuối cùng của đời sinh viên, nhưng vào lúc thời điểm giao mùa với chút nắng hiếm hoi còn lại của cuối thu hòa với những cơn gió se lạnh đầu đông, tạo nên khung cảnh không còn gì đẹp hơn của đất trời. Đây cũng chính là cơ hội để các bạn sinh viên năm cuối ở các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội chụp những bộ ảnh kỉ yếu lưu lại kỉ niệm đẹp nhất của thời sinh viên.
Rồi mai đây, mỗi người một phương, biết khi nào mới có dịp đoàn tụ? Những kỉ niệm vui buồn bên nhau dưới giảng đường đại học là những phút giây vô cùng quý giá mà tất cả SV đều muốn lưu giữ lại. Những nụ cười hạnh phúc, những giọt nước mắt ngẹn ngào, những cái nắm tay, những cái ôm thật chặt, tất cả đều được lưu lại trong bộ ảnh kỉ yếu này.
Chính vì vậy mà chụp ảnh kỉ yếu đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi sinh viên.
Nam sinh trường Kinh tế quốc dân Hà Nội thật bảnh với vest đen toàn tập
Theo TTVN
Thủ khoa ĐH Xây dựng ước mơ xây nhà cao ốc
Ngay từ khi học tiểu học, Nguyễn Nhật Thành ước mơ lớn lên sẽ trở thành kỹ sư xây dựng những tòa nhà cao ốc khổng lồ.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, nghèo khó nhưng chàng trai Hà Tĩnh giành nhiều thành tích và chưa bao giờ tắt ước mơ ấy.
Chàng tân sinh viên Nguyễn Nhật Thành - thủ khoa ĐH Xây dựng vừa được bố mua cho chiếc xe đạp trị giá 500.000 đồng ở chợ giời để cậu "cõng" ước mơ kỹ sư xây dựng lên giảng đường đại học.
Không nghĩ mình đỗ thủ khoa
Sinh ra tại vùng đất nghèo hiếu học ở xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), Nguyễn Nhật Thành luôn xác định mục tiêu học để thoát nghèo. Trong kỳ thi đại học vừa qua, Thành trở thành thủ khoa ĐH Xây dựng với 28 điểm (trong đó Toán 9 Lý 9,25 Hóa: 9,5). Đó không chỉ là niềm tự hào, hạnh phúc của cả gia đình mà đó còn là sự vinh dự bà con trong làng xã Khánh Lộc.
Nguyễn Nhật Thành, thủ khoa ĐH Xây dựng không dám nghĩ mình sẽ được thủ khoa đại học.
Ngay từ tiểu học, Thành đã có năng khiếu học môn Toán và chỉ đơn giản đó là thích. Năm nào Thành cũng đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của huyện, tỉnh đặc biệt ở lớp 5, cậu giành giải Khuyến khích của tỉnh lớp 10, 12 đạt giải Nhì môn Toán cấp tỉnh và lớp 11 giải Ba.
Thành cười thành thật nói: "Em học khá nhất môn Toán và thấy tư duy của Toán áp dụng vào học những môn khác rất tốt. Để đạt điểm cao, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa, làm các bài tập trong sách bài tập, nâng cao. Sau đó rèn luyện thật nhiều đề thi thật đúng và nhanh".
Mặc dù học lớp Toán 2, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh nhưng Thành dành nhiều thời gian hơn cho môn Hóa, Lý. Cậu kể lại, năm 10, 11 học môn Lý học "non", chỉ được 7-8 điểm vì vậy cậu ưu tiên hơn cho nó, không dám học lệch.
Tự nhận thấy tính cách mình rất ít nói, tỷ mẩn nên Thành cảm nhận mình không phù hợp với kinh tế mà hợp với ngành kỹ thuật, kỹ sư nên cậu quyết tâm thực hiện ước mơ từ nhỏ: trở thành kỹ sư xây dựng.
Quyết định thi vào ĐH Xây dựng, mẹ bảo học rất vất vả và lo cho sức khỏe của con. "Nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ quyết định của em, quan trọng là thi trường nào em thích, học ngành nào em đam mê là được", Thành bộc bạch.
Lúc thi đại học, Thành cũng chỉ nỗ lực hết sức để đỗ vào trường mà không bao giờ dám nghĩ đến mình sẽ đỗ thủ khoa. Nhận được tin, cả nhà mừng rỡ rơi nước mắt vì quyết tâm của Thành, sự kỳ vọng của bố mẹ được đền đáp xứng đáng.
Thủ khoa chỉ là bước khởi đầu
"Không ngủ quên trên chiến thắng", mặc dù rất tự hào, vui mừng vì thành tích của con nhưng trước khi nhập học, bố mẹ dặn dò Thành: "Thủ khoa chỉ là bước khởi đầu thôi. Con cố gắng học tập, đừng chểnh mảng, đua đòi. Ở ngoài thành phố có nhiều cái xấu nên con cố gắng kiềm chế đừng để rơi vào cám dỗ mà đánh mất chính mình".
Xác định là anh cả trong gia đình, sau có 2 cô em gái học lớp 9 và lớp 4 ở quê, Thành luôn là tấm gương, là người anh biết nhường nhịn, sẻ chia. Mặc dù, sinh ra trong một gia đình thuần nông, cả 5 miệng ăn trông chờ vào 5 sào ruộng và mấy con lợn nhưng bố mẹ luôn nhắc: "Dù khó khăn đến mấy cũng lo được, chỉ mong các con học thật giỏi".
Xa nhà từ năm cấp 3, Thành thấu hiểu cảm giác thiếu thốn tình cảm, lời động viên gia đình như thế nào, Thành học cách tự chăm sóc bản thân, đôi khi cậu thấy thiệt thòi nhưng đó cũng là học cách rèn tính tự lập sớm.
Mỗi lần nghĩ về mẹ, Thành coi đó là động lực lớn trong cuộc đời. "Mẹ là người ảnh hưởng đến em nhiều nhất. Mẹ luôn động viên trong lúc em gặp khó khăn và mẹ hết lòng vì con cái, hy sinh nhiều để lo cho ba anh em", Thành xúc động rưng rưng.
Học lớp Kỹ sư Xây dựng dân dụng Pháp ngữ, Ngành Kỹ sư Công trình Xây dựng, từ năm thứ 3 Thành sẽ học các môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp nhưng điều đó không khiến cậu nản chí mà còn thấy thích thú với môn tiếng Pháp. Chia sẻ kế hoạch học tập trong tương lai, Thành nói sẽ phấn đấu để giành 1 trong 3 suất học bổng du học Pháp.
Bước vào môi trường đại học, Thành thừa nhận còn nhiều bỡ ngỡ, thậm chí là nhàm chán, chưa thích nghi được cách dạy tự học của thầy giáo. Nhưng Thành khẳng định: "Em chưa quen với việc học ở một lớp quá đông người và các môn học cũng khó hơn. Nhưng em sẽ cố gắng học tập thật tốt hy vọng đạt thủ khoa kép khi ra trường".
"Nếu có một điều ước, em ước sau này có công việc ổn định để giúp đỡ mẹ", chàng thủ khoa nói.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Dạy trẻ kỹ năng chấp nhận thất bại Theo kết quả khảo sát gần đây của dự án "Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Hà Nội" do Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương và Trường đại học Melbourne (Australia) thực hiện trên 21.690 thanh, thiếu niên Hà Nội, gần 20% số học sinh đang gặp trục trặc về sức khỏe tâm...