Sinh viên năm cuối lo “sốt vó” với chuẩn đầu ra mới
Việc nhà trường áp dụng chuẩn đầu ra mới cho môn ngoại ngữ 2 khiến nhiều sinh viên năm cuối ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng lo “sốt vó”, sợ học không kịp để thi đạt theo yêu cầu của chuẩn mới.
Theo Công văn số 7274/BGDDT-GDDH của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra mới về năng lực ngoại ngữ của sinh viên (SV) chuyên ngữ và Quốc tế học tốt nghiệp từ năm học 2012 – 2013 quy định: SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, tốt nghiệp phải đạt trình độ B1 (theo khung tham chiếu châu Âu CEFR) hoặc tương đương; SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng khác (ngoài tiếng Anh) tốt nghiệp phải đạt trình độ A2. Đối với SV ngành Quốc tế học, yêu cầu SV tốt nghiệp đạt trình độ B1 hoặc tương đương, và yêu cầu trình độ B2 tiếng Anh đối với SV học chương trình chất lượng cao.
Nhiều SV năm cuối lo “sốt vó” khi ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng thông báo áp dụng chuẩn đầu ra ngay cho SV tốt nghiệp năm nay (ảnh chụp màn hình thông báo trên web của trường)
Theo phản ánh của SV, đầu tháng 11/2012, nhà trường công bố chuẩn đầu ra mới và thông báo sẽ áp dụng đối với SV từ khóa 2011 – 2015 trở đi (khóa SV đang học năm thứ 2). Nhưng đến cuối tháng 11/2012, nhà trường lại thông báo áp dụng ngay chuẩn đầu ra cho SV khóa 2009 – 2013 (khóa SV đang học năm cuối ở trường).
Trao đổi với PV Dân trí, nhiều SV năm cuối bày tỏ lo lắng: “Việc áp dụng chuẩn đầu ra là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nhưng thiết nghĩ áp dụng chuẩn đầu ra mới với các SV năm nhất, năm hai theo thông báo ban đầu của nhà trường là hợp lý. Vì các bạn có đủ thời gian 2-3 năm để học và thi đạt chuẩn. Còn áp dụng ngay cho SV năm cuối thì quá cập rập. Chỉ trong chưa đầy 6 tháng kể từ ngày ra thông báo đến khi thi, bọn em không có đủ thời gian để ôn tập, học thêm để thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu chuẩn mới.
Trong 6 tháng cuối khóa, ngoài lo thi chuẩn đầu ra, SV năm cuối còn phải hoàn tất kỳ thực tập hơn 2 tháng, viết luận văn tốt nghiệp hoặc học các học phần tốt nghiệp tương ứng. Thật sự rất khó khăn”.
Một SV khoa tiếng Anh, chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật chia sẻ: “Chuyên ngành của em là tiếng Anh thì dù yêu cầu chuẩn đầu ra của ngoại ngữ chính có cao hơn, em vẫn cố gắng đảm bảo năng lực theo yêu cầu. Nhưng với ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật thì thật khó cho em. Theo chương trình giảng dạy của nhà trường, SV chỉ được học 6 tín chỉ, được 12 bài ngữ pháp và hai bộ chữ cái căn bản. Nhưng mức trình độ A2 theo chuẩn đầu ra mới tương ứng với 50 bài ngữ pháp căn bản, kèm theo kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và 500 chữ kanji là tối thiểu. Trong thời gian quá ngắn mà chạy đua theo được chuẩn đầu ra mới với yêu cầu cao hơn hẳn như vậy, quá khó khăn và nhiều áp lực cho bọn em”.
Trao đổi với PV Dân trí về những lo lắng của SV năm cuối với chuẩn đầu ra mới, ngày 4/3, TS. Trần Quang Hải – phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng khẳng định: “Việc áp dụng chuẩn đầu ra mới ngay cho SV năm cuối là theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhà trường đã có thông báo ngay khi có Công văn của Bộ, và cũng đã họp phổ biến các quy định mới, giải đáp các thắc mắc cho sinh viên.
Video đang HOT
Các em SV lo, nhà trường cũng lo nhiều lắm chứ. Để tạo điều kiện cho các em thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu tốt nhất, nhà trường đã có tổ chức các lớp ôn tập, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời, tổ chức liên tiếp 3 đợt thi khảo sát đánh giá chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ của SV. Ngày 30/3 vừa qua, các em SV đã thi xong đợt thứ 2 rồi. Sau các đợt thi khảo sát, những em chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được bồi dưỡng kiến thức để các em thi đạt kết quả tốt nhất”.
Khánh Hiền – Duy Tài
Theo dân trí
Cắt tiền đứng lớp của hàng trăm GV: Trường nói có, huyện bảo không
Vài tháng trở lại đây, giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) hoang mang trước công văn của UBND huyện này về việc cắt tiền đứng lớp của giáo viên dôi dư.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 26 trường THCS, trong đó có 23 trường có giáo viên (GV) dôi dư. Tổng số GV dôi dư của toàn huyện là 230 người. Có những trường số GV dôi dư lên đến 18, 19 GV như: Trường THCS Thúy Sơn có 19 GV dôi dư; Trường THCS Minh Tiến và trường THCS Ngọc Liên đều có 18 GV dôi dư; Trường THCS Ngọc Khê 3 có 17 GV dôi dư..., còn lại trung bình mỗi trường cũng 12 - 13 GV nằm trong diện dôi dư.
Công văn 1149 của UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) về việc cắt tiền đứng lớp của giáo viên dôi dư.
Ngày 7/12/2012, UBND huyện Ngọc Lặc đã có Công văn số 1149/UBND-GD về việc giải quyết GV dôi dư bậc THCS. Trong công văn ghi rõ: "Kể từ ngày 1/1/2013, các giáo viên dôi dư được hưởng nguyên lương, không được hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành và các chế độ khác theo quy định hiện hành đối với GV đứng lớp. Riêng thời gian đứng lớp trước đây (từ tháng 12/2012 trở về trước) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thẩm định thì được truy lĩnh phụ cấp thâm niên theo quy định". Theo đó, 3 tháng đầu năm 2013, hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đều không nhận được tiền đứng lớp của GV dôi dư.
Cô giáo Lê Thị H. - GV một trường THCS trên địa bàn bức xúc: "Tôi có 15 năm tâm huyết phục vụ cho ngành giáo dục. Thế nhưng sau Quyết định 3678 của tỉnh Thanh Hóa về việc rà soát lại các GV, tôi thuộc đối tượng dôi dư. Chưa hết thất vọng, những GV dôi dư như chúng tôi lại tiếp tục nhận một cú "sốc" khi công văn của UBND huyện Ngọc Lặc gửi về thông báo sẽ cắt tiền đứng lớp của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi làm đều đặn, không bỏ giờ, bỏ tiết tại sao huyện lại cắt số tiền đó?".
"Không có công văn nào của ngành giáo dục yêu cầu cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư, nếu có thì chúng tôi cũng chấp nhận nhưng đằng này huyện tự ý ra quyết định. Quyết định của huyện làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, chi phối đến việc giảng dạy của các GV chúng tôi. Chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên, không có tâm trạng để dạy học", cô H. cho biết thêm.
Cũng theo cô H. thì hoàn cảnh của cô vô cùng khó khăn: con nhỏ, chồng không có công ăn việc làm. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương của cô nhưng 3 tháng trở lại đây cô không còn được nhận tiền đứng lớp nữa.
Không riêng gì cô H., 230 GV trong diện dôi dư này đều có hoàn cảnh khó khăn, giảng dạy hàng chục năm trên mảnh đất miền núi. Thế nhưng những GV ở đây không hiểu vì lý do gì, huyện bỗng dưng cắt tiền đứng lớp mặc dù họ vẫn dạy đủ buổi, đủ tiết đúng như nhà trường phân công.
Thầy Đỗ Đức - hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Khê cũng dở khóc, dở cười khi làm việc với chúng tôi. Câu đầu tiên khi nói về việc này, thầy bùi ngùi: "Đã có hàng mấy chục năm trong nghề giáo dục nhưng đến giờ phút này khi còn 3 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu thì tôi lại muốn nghỉ từ bây giờ. Vừa qua, tôi nhận được 3 lần đơn kiến nghị của 35 GV trong trường về vấn đề tiền đứng lớp".
"Tôi cùng các thầy giáo hiệu trưởng tại các trường cũng có ý kiến phản đối về quyết định của huyện. Sau nhiều lần họp bàn, huyện có xin lỗi và nói rằng sẽ không cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư, nhưng sẽ cắt theo số giờ dạy của GV. Như vậy, số giờ dạy của GV dôi dư đang được chia đều với GV không dôi dư thì việc cắt tiền theo số giờ dạy của GV đồng nghĩa với việc số tiền đứng lớp của GV không dôi dư sẽ phải cân bằng để chia cho GV dôi dư, tôi cũng không biết xử lý thế nào cả, trên thì huyện nói cần giáo dục tư tưởng cho GV, dưới thì tập thể nhà trường gây sức ép".
Cũng theo thầy Đức thì huyện có hứa đến ngày 17/2 sẽ có công văn rõ ràng thống nhất, hướng dẫn cụ thể về việc này. Tuy nhiên, đến nay đã gần hết tháng 3 nhưng vẫn không có công văn nào và sự việc đang rơi vào im lặng.
Không khác gì tâm trạng của thầy hiệu trưởng trường Ngọc Khê, thầy Nguyễn Đình Khuê - hiệu trưởng Trường THCS Thúy Sơn cũng cho biết: "Nếu huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư là vi phạm luật lao động. Còn việc cắt hay không cũng phải có văn bản rõ ràng nhưng đằng này sau khi ra công văn 1149 cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư bị các GV phản đối thì huyện lại điều đình. Cho đến nay cũng không rõ cắt hay không cắt nhưng hiện tại 3 tháng nay, trường tôi không còn được nhận tiền đứng lớp của GV dôi dư nữa".
Ở Trường THCS Thúy Sơn, 3 tháng nay giáo viên không có tiền phụ cấp.
Số tiền đứng lớp của các GV dôi dư bị cắt tại Trường THCS Thúy Sơn là 266 triệu đồng/năm đối với 19 GV dôi dư, Trường THCS Ngọc Khê với 270 triệu đồng/năm đối với 14 GV dôi dư và nếu tỉnh tổng toàn bộ 23 trường có GV dôi dư trong toàn huyện thì số tiền đó không hề nhỏ.
Khi PV báo Dân trí đến tìm hiểu vấn đề trên, lãnh đạo huyện Ngọc Lặc hướng dẫn chúng tôi đến phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục, nhưng chúng tôi đều nhận được câu trả lời "không có việc cắt tiền đứng lớp của GV như đã phản ánh" từ lãnh đạo các phòng này.
Ngay cả khi trao đổi với PV về việc trên thì ông Phạm Hùng Thư - phó Chủ tịch huyện Ngọc Lặc cũng khẳng định: "Không có chuyện huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư. Huyện cấp đúng, cấp đủ và chỉ cắt tiền đứng lớp đối với các đối tượng nằm trong diện quy định của nhà nước. Chúng tôi đang có hướng dẫn Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục tham mưu cho UBND huyện làm văn bản gửi các trường hướng dẫn thực hiện việc này".
Ông Phạm Hùng Thư - phó Chủ tịch huyện Ngọc Lặc khẳng định: "Không có chuyện huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư".
Cũng theo ông Thư thì Ngọc Lặc không có GV nào nằm trong diện phải cắt tiền đứng lớp cả, vậy công văn 1149 của UBND huyện Ngọc Lặc do chính ông Thư ký, được đóng dấu đỏ chót gửi đến các trường có nói rõ sẽ cắt tiền của GV dôi dư là ở đâu ra, chẳng lẽ là công văn giả?
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Theo dân trí
Sau vụ sách in cờ Trung Quốc, các NXB bị Bộ GD 'sờ gáy' Bộ GD - ĐT vừa tiếp tục có công văn gửi đến hàng loạt nhà xuất bản và các trường ĐH có nhà xuất bản yêu cầu rà soát lại nội dung. Chiều 7/3, bên cạnh việc quyết định thu hồi và yêu cầu kiểm điểm ban biên tập cuốn sách Bé làm quen với chữ cái của tác giả Nguyễn Thị Thúy...