Sinh viên muốn học thêm giờ vì giảng viên quá xinh
Nhan sắc nổi bật cùng rất nhiều tài lẻ của giảng viên Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) khiến nhiều sinh viên muốn học thêm giờ.
Loạt ảnh nữ giảng viên Đại học Tứ Xuyên, vùng tây nam Trung Quốc, đang là đề tài nóng trên mạng xã hội và các diễn đàn của quốc gia này. Không chỉ có trình độ chuyên ngành đạt chuẩn, họ còn sở hữu nhan sắc vượt trội cùng khả năng hát múa, thiết kế nghệ thuật, biểu diễn sân khấu và thành thạo tiếng Anh.
Những bức ảnh này được Đại học Tứ Xuyên đăng tải nhằm thay đổi quan điểm của người Trung Quốc về hình mẫu nữ giảng viên thành công, thường bị đánh giá là già, lạnh lùng và nghiêm khắc. Chiến dịch này thành công vang dội, sau đợt đăng tải đầu tiên vào tháng 5, những bức ảnh của đợt hai được công bố vào 19/9.
Giáo viên họ Xu, người phụ trách bộ phận truyền thông của trường, trả lờiDaily Mail rằng các giảng viên ở Đại học Tứ Xuyên được tuyển chọn dựa trên độ nổi tiếng, bằng cấp và ngoại hình.
Video đang HOT
“Trường chúng tôi đào tạo ngành sư phạm, sinh viên chính là giáo viên tương lai. Chúng tôi muốn các bài giảng thực sự trở thành khuôn mẫu, và giáo viên là hình mẫu lý tưởng mà các em hướng đến”, người này chia sẻ.
Nhan sắc của đội ngũ giảng viên Đại học Tứ Xuyên nhận được nhiều nhận xét tích cực. Một số sinh viên chia sẻ có thể ngồi thêm hàng giờ chỉ để ngắm giảng viên xinh đẹp. Nhiều người dùng mạng xã hội WeChat ưu ái gọi những giảng viên này là “nữ thần”, dành cho họ lời khen có cánh. “Nếu vẫn đang đi học, tôi chắc chắn sẽ chăm chỉ hơn”, một tài khoản bình luận hài hước.
Bên cạnh đó, có không ít ý kiến chỉ trích việc Đại học Tứ Xuyên lợi dụng ngoại hình của giảng viên để nổi tiếng. “Điều quan trọng không phải là giảng viên có xinh hay không mà là dạy có hay không, khả năng truyền đạt thế nào”, một người viết.
Đây không phải lần đầu tiên các giảng viên xinh đẹp của Đại học Tứ Xuyên gây bão mạng. Năm 2014, bức ảnh một giảng viên tiếng Anh được lan truyền mạnh mẽ trên mạng và là nguyên nhân khiến lượng nam sinh đăng ký vào trường tăng cao đáng kể.
Theo VNE
Đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ kiện nữ tiến sĩ
Ngày 27/6, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự ĐH Cần Thơ kiện tiến sĩ Vũ Thị Nhuận đòi bồi thường chi phí đào tạo.
Theo TAND quận Ninh Kiều, vụ án bị đình chỉ là do ĐH Cần Thơ có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện với lý do chưa thu thập đủ chứng cứ.
Khoản 1, Điều 13, Nghị định số: 54/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ quy định: "Về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ công chức", kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị thuộc các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường.
Trên cơ sở đó, ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường là tránh thất thoát ngân sách nhà nước, chứ không vì lợi ích hoặc vì quyền lợi riêng của trường. Nhưng đến nay, ĐH Cần Thơ chưa thu thập đủ chứng cứ chứng minh nguồn gốc của học bổng cấp cho tiến sĩ Nhuận là do Chính phủ Nhật viện trợ chính thức cho Chính phủ Việt Nam để làm căn cứ pháp lý thu hồi kinh phí đào tạo từ tiến sĩ Nhuận. Vì vậy, để việc khởi kiện được chính xác, có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật trong thời gian tới, trường rút đơn khởi kiện.
Quyết định đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ khởi kiện nữ tiến sĩ. Ảnh Minh Anh
Theo nội dung vụ việc, năm 2005, bà Nhuận được ĐH Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Kyushu (Nhật Bản) trong 3 năm. Tháng 9/2008, bà học xong chương trình tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên (ĐH Cần Thơ.)
Thời gian này, nữ giảng viên viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.
Ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc và bị ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương 569 triệu đồng.
Theo PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, qua rà soát, hơn 30 cán bộ đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước không về hoặc về nhưng không làm việc tại trường. Những trường hợp này, nhà trường đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
"Đi học bằng ngân sách nhưng không về phục vụ đơn vị sẽ phải bồi thường gấp 3 kinh phí đưa đi đào tạo. Hiện trường nợ trên 10 tỷ đồng ngân sách do không thu hồi được kinh phí do những cán bộ này ở nước ngoài", ông Toàn nói.
Cũng tại ĐH Cần Thơ, con của một phó hiệu trưởng đi học theo Chương trình Mekong 1000 có về TP Cần Thơ công tác nhưng sau đó bỏ ngang. Chính vì vậy, gia đình phải bồi thường gần 2 tỷ đồng.
Theo Zing
Bộ Giáo dục nói về ĐH Hùng Vương cho giảng viên nghỉ việc Đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM cho biết không rõ Chủ tịch Hội đồng quản trị hay hiệu trưởng ĐH Hùng Vương ký hợp đồng lao động với cán bộ, giảng viên nhà trường. Ngày 11/3, trao đổi với Zing.vn, ông Hà Hữu Phúc - Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM cho biết đã nhận được thông...