Sinh viên mới ra trường có xu hướng phát triển thành quản lý
Với những lợi thế của mình, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam đánh giá sinh viên mới ra trường có xu hướng phát triển thành quản lý hoặc đóng góp cho cộng đồng.
Ảnh minh họa
Navigos Group – tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam mới công bố báo cáo về Chân dung Thế hệ Z – Sinh viên mới ra trường và xu hướng phát triển sự nghiệp, để đánh giá về xu hướng tính cách, hành động, suy nghĩ của thế hệ Z trong môi trường làm việc.
Báo cáo được công bố dựa trên việc phân tích kết quả từ 1000 bài kiểm tra 3E-IP, một sản phẩm thuộc tập đoàn Navigos Group nhằm đánh giá năng lực của ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại.
Navigos Group cho biết, sinh viên mới ra trường có sự tham vọng cao hơn nhóm có kinh nghiệm. Theo thống kê, có đến 91% sinh viên mới ra trường thể hiện sự tham vọng cao ở các mức độ khác nhau, trong đó 24% có sự tham vọng cao và 67% ở mức trung bình.
Tuy nhiên, với nhóm nhân viên có kinh nghiệm, sự nhiệt huyết và tham vọng trong công việc có xu hướng giảm khi đã làm việc lâu năm hơn, với lần lượt 17% có sự tham vọng ở mức cao, 72% ở mức trung bình và 11% ở mức thấp.
Với mức năng lượng và tham vọng cao, Navigos Group cho rằng, có đến 29% các bạn trẻ thế hệ Z thể hiện xu hướng phát triển thành quản lý trên nấc thang doanh nghiệp, tỉ lệ này ở nhóm nhân viên có kinh nghiệm là 27%.
Xu hướng tiếp theo được ghi nhận là xu hướng đóng góp cho cộng đồng. Theo đó, 28% nhóm sinh viên mới ra trường có xu hướng phát triển bản thân để đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn, đây cũng là xu hướng đứng thứ hai ở nhóm nhân viên có kinh nghiệm với 22%.
Video đang HOT
Chỉ 3% trong số kết quả kiểm tra ở cả hai nhóm nhân viên cho thấy xu hướng trở thành chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, nhóm nhân viên này có đặc điểm biết tối ưu năng lực bản thân để vượt qua khó khăn và phát triển ra những điều mới mẻ.
Theo Navigos Group, trước áp lực chung của công việc, nhóm nhân viên bao gồm cả sinh viên mới ra trường và nhóm nhân viên có kinh nghiệm đều có khả năng chịu áp lực ổn định.
Nhóm sinh viên mới ra trường có 22% chịu áp lực “rất tốt” và 52% chịu áp lực ở mức “tốt”, con số này ở nhóm nhân viên có kinh nghiệm lần lượt là 19% và 50%. Chiếm chưa đến , 24% nhóm thế hệ Z chỉ chịu áp lực ở mức “trung bình” và 2% ở nhóm “thấp”.
Bắt đầu đi làm cần IQ hay EQ
Đây là bài toán mà mỗi sinh viên mới ra trường sẽ có một đáp số, một góc nhìn khác nhau.
IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kỹ năng toán học.
EQ là viết tắt từ tiếng Anh Emotional Quotient, nghĩa là trí thông minh cảm xúc (có tài liệu ghi là thương số cảm xúc). EQ không phải là một năng lực bẩm sinh mà phát triển dựa trên trải nghiệm và rèn luyện mà có được.
Hiểu về EQ trong việc duy trì các mối quan hệ là mấu chốt mang đến hạnh phúc, không chỉ với bạn bè, đồng nghiệp mà còn với gia đình, tình yêu.
Hiểu về EQ trong việc duy trì các mối quan hệ là mấu chốt mang đến hạnh phúc, không chỉ với bạn bè, đồng nghiệp mà còn với gia đình, tình yêu.
IQ và EQ dùng để làm gì?
Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc, người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác học, nhà khoa học. Chỉ số IQ càng cao, chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề, thực hiện các tính toán hoặc xử lý thông tin càng tốt.
Vậy nên, người có IQ rất phù hợp làm những công việc yêu cầu cao về chuyên môn, mang tính độc lập như: nhà khoa học, kĩ sư, giáo sư,... Những ngành nghề đặc thù như trên gần như không cần đến EQ, mà rất cần đến một chỉ số thông minh cao để đạt được những thành tựu về công việc cũng như giảng dạy.
Còn người có EQ cao thì lại phù hợp hơn với những công việc và môi trường mang tính tập thể. Họ phù hợp làm lãnh đạo, quản lý để kết nối con người với nhau. Họ biết lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ với người khác. Biết thu phục khiến người khác tâm phục khẩu phục.
Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, cần IQ hay EQ?
Người có EQ cao cũng xử lý mọi việc theo hướng mềm dẻo và khôn khéo. Nếu có tranh cãi, họ sẽ điều khiển nó theo hướng ôn hòa, văn minh, không đẩy cảm xúc của hai bên lên cao trào.
Họ biết tiết chế cảm xúc giận dữ, khó chịu để đối thoại trở về trạng thái bình tĩnh, sáng suốt, cũng như xoa dịu khi tình huống dần căng thẳng, tránh "giận quá mất khôn". Bởi thế, công việc được xử lý nhanh gọn, linh hoạt và họ cũng dễ được lòng đồng nghiệp. Vì thế mà họ rất dễ thăng tiến và trở thành lãnh đạo.
Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, cần IQ hay EQ?
Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, thì tuỳ ngành nghề mà chúng ta làm, mà sẽ cần nhiều đến IQ hay EQ để phát triển.
Nếu bạn là một kĩ sư vật lý, thì bạn sẽ cần miệt mài ngày đêm trau dồi nghiên cứu để có được những thành tựu về nghiên cứu. Bạn không cần phải kết nối con người, quản lý hay lãnh đạo để tạo ra kết quả. Những con số sẽ phản ánh rõ nét nhất năng lực của bạn đến đâu, và từ đó bạn hoàn toàn có thể thăng tiến và hoàn thành tốt công việc dựa theo năng lực IQ của bạn.
Nhưng nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, thì ngoài trí thông minh, thì chỉ số EQ chính là yếu tố then chốt giúp bạn tạo nên thành tích trong công việc. Để chốt thành công một deal hàng, thì bên cạnh trí thông minh còn cần sự tổng hoà của kĩ năng giao tiếp, xử lý tình huống, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Thành công là sự dung hoà, nỗ lực và kết hợp của rất nhiều yếu tố.
Hay nếu bạn là quản lý hay là chủ một doanh nghiệp. Bạn không nhất thiết phải là người giỏi chuyên môn nhất, nhưng bạn phải là người biết quản lý, giám sát, đánh giá, quản trị và tối ưu nguồn nhân lực.
Bạn cần phải biết đối nhân xử thế, khéo léo trong giao tiếp và xử lý vấn đề. Đó là những câu chuyện mà cho dù có chỉ số IQ cao đến đâu, bạn cũng không thể giải quyết được. Nhưng những người có EQ cao lại rất dễ để làm tốt những việc này. Bởi thế, để trở thành lãnh đạo thì yếu tố tiên quyết bạn cần phải có chính là có một chỉ số EQ tốt.
Ở thời đại hiện nay, người có chỉ số EQ được đánh giá là sẽ dễ thành công hơn người có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, chỉ có EQ thôi là chưa đủ. Thành công là sự dung hoà, nỗ lực và kết hợp của rất nhiều yếu tố.
Bạn không thể hoàn toàn chỉ giỏi kĩ năng mềm mà không có kiến thức chuyên môn. Bởi nếu vậy, bạn không thể đánh giá được tiến độ và hiệu quả công việc. Và bạn cũng không được thực sự được sếp và các đồng nghiệp khác thực sự coi trọng.
Bởi thế mà bạn vừa cần phải không ngừng trau dồi cho mình kĩ năng chuyên môn (IQ) và trau dồi cho mình trí thông minh cảm xúc (EQ). Khi làm tốt cả hai thứ này, tự khắc bạn sẽ tiến rất xa và rất nhanh và gây dựng được cho mình một sự nghiệp tốt.
Gen Z sớm hội nhập từ bước chọn trường Với những ưu điểm của một môi trường đào tạo năng động, trẻ trung, nổi bật với màu sắc quốc tế, UEF hiện thu hút nhiều bạn trẻ chọn trải nghiệm và khởi đầu nghề nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành tiêu chí chọn trường tiên quyết đối với các bạn trẻ, bên cạnh những yếu tố như...