Sinh viên miền Tây chế tạo ô tô điện nhiều tiện ích
Nhóm sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ đã chế tạo thành công ô tô điện 2 chỗ ngồi với đầy đủ tính năng, giá thành chỉ gần 30 triệu đồng.
Nhóm gồm 3 sinh viên Khoa Cơ khí động lực là Tống Tấn Huy, Trương Hữu Lộc và Lê Hoàng Mãi.
Trương Hữu Lộc cho biết với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường và theo xu thế phát triển xe điện, nhóm ấp ủ dự định tạo ra chiếc xe điện 2 chỗ ngồi gọn nhẹ, êm ái và thân thiện môi trường.
Nhóm sinh viên sáng chế ô tô điện có giá thành chỉ gần 30 triệu đồng DUY TÂN
“Từ khảo sát thực tế, chúng em nhận thấy nhu cầu sử dụng xe điện rất cao, không chỉ trong khuôn viên trường mình mà còn ở những khu du lịch miền Tây nên dự án làm ô tô điện là có tiềm năng”, Lộc cho biết.
Từ lúc lên ý tưởng đến khi bắt tay vào chế tạo, nhóm gặp nhiều khó khăn như thiết kế khung xe, phần chịu lực và tải trọng, đi đường điện, lắp ráp xe… Sau hơn 3 tháng, chiếc xe mới hoàn thiện. Xe có chiều dài 2,5 m, rộng 1 m với đầy đủ tính năng cơ bản, giá thành chỉ gần 30 triệu đồng.
“Trước khi chế tạo, nhóm đưa ra một số phương án thiết kế, so sánh ưu, nhược điểm giữa các phương án và chọn ra phương án tối ưu. Khi tiến hành chế tạo, chúng em căn cứ vào điều kiện kinh phí và thời gian có hạn để lựa chọn các loại vật liệu và chi tiết phù hợp nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí an toàn khi sử dụng, vận hành, đặc biệt đáp ứng nhu cầu trưng bày và phục vụ giảng dạy”, Lộc nói.
Sinh viên miền Tây chế tạo xe ô tô điện 2 chỗ ngồi, chở được hàng trăm ký nông sản
Về cấu tạo, ô tô điện được thiết kế là xe 2 chỗ ngồi, mui trần, có cốp trước và thùng chở hàng phía sau. Nhờ vậy tính cơ động của xe rất cao, dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế linh kiện. Xe được trang bị động cơ điện 850 W, vận hành êm ái, có thể chở 2 người và hơn 250 kg hàng hóa, di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/giờ.
Tháng 8.2023, mô hình ô tô điện của nhóm đã được UBND TP.Cần Thơ công nhận là sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả, áp dụng trong phạm vi thành phố và toàn quốc. Hiện xe điện này được nhà trường sử dụng trong nội bộ và cho thấy rất hiệu quả.
Ông Mai Việt Shin, giảng viên Khoa Cơ khí động lực, Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho biết sáng chế của nhóm được nhà trường đánh giá rất cao. Nếu thu hút được nhà đầu tư, ô tô điện này sẽ được đưa vào phục vụ các làng du lịch, khuôn viên nội bộ cơ quan, công sở… thuận tiện cho việc di chuyển, khảo sát, kiểm tra, đi tuần. Nếu xe được nâng cấp có thể gắn điều hòa, âm thanh giống như những ô tô điện bán trên thị trường.
Cục Cảnh sát PCCC lý giải vì sao xe điện dễ cháy và khó dập?
Theo đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an), khi xảy ra cháy, pin/ắc-quy xe điện sẽ sinh ra một nhiệt lượng rất cao so với các vụ cháy thông thường, vì vậy, việc dập tắt là rất khó.
Liên quan tới các vụ cháy xe điện (xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện...) gây thiệt hại lớn về người và tài sản trong thời gian qua, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an), đã đưa ra những lý giải và khuyến cáo an toàn với người dân.
Nguyên nhân gây cháy, nổ ở xe điện
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, một số nguyên nhân gây cháy các loại xe máy điện, xe đạp điện có thể kể tới như bình ắc quy xe thường có những mối nối, nếu không được cách điện tốt có thể gây ra hiện tượng phóng điện, dẫn đến cháy nổ hệ thống.
Theo Cục Cảnh sát PCCC, cháy xảy ra ở xe điện rất khó dập bởi nhiệt lượng sinh ra từ pin/ắc - quy xe là rất lớn (Ảnh: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH).
Ngoài ra, bình ắc quy kém chất lượng, khi hỏng sẽ khiến chì và axit trong bình tràn ra ngoài, gây cháy nổ.
Tiếp đó là việc sử dụng và sạc bình ắc quy không đúng cách như sạc quá lâu, nguồn điện sạc không ổn định, pin hoạt động quá tải trong thời gian dài sẽ sinh nhiệt cao, dẫn đến sự cố cháy nổ.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, việc để xe điện có chứa bình điện ở nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao cũng sẽ khiến xe dễ bị chập điện, gây hại đến hệ thống pin.
Ngoài ra, bình ắc quy không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng cháy nổ, pin xe nhanh xuống cấp.
Cuối cùng là do ảnh hưởng của ngoại lực, việc độ, chế trên xe cũng khiến kết cấu của xe bị thay đổi, ảnh hưởng đến các dây điện, nguồn điện... khiến xe bị chập cháy.
Làm thế nào để phòng tránh cháy, nổ khi sử dụng xe điện?
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, người dân nên sạc khi pin/ắc-quy gần hết, sử dụng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp khuyến cáo của nhà sản xuất) và ổn định để sạc. Không sạc ngay sau khi vừa chạy xe, nên chờ bình điện nguội trong khoảng 20 phút rồi mới sạc.
Không sạc pin qua đêm, không sạc quá 8 giờ liên tục. Nếu xe để lâu không sử dụng, nên sạc pin đầy rồi tháo rời khỏi xe để tăng độ bền.
Khu vực tầng 1 tòa chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) xảy ra cháy khiến 56 người tử vong (Ảnh: Nguyễn Thắng).
Bảo quản pin/ắc-quy đúng cách bằng cách đặt xe tại vị trí bảo đảm cao ráo và thông thoáng. Không để pin/ắc-quy (xe) tại các khu vực nóng, ẩm. Không tác động lực mạnh vào bộ phận pin/ắc-quy.
Không tự ý thay đổi kết cấu của xe, không lắp thêm các phụ kiện, thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn điện có thể làm pin/ắc-quy phát nổ).
Bảo trì, bảo dưỡng pin/ắc-quy cũng như hệ thống dẫn điện của xe thường xuyên. Định kỳ khoảng 3 tháng/lần nên đưa xe đi kiểm tra pin/ắc-quy, hệ thống sạc cũng như toàn bộ chiếc xe để kịp thời phát hiện và xử lý hư hỏng.
"Rửa xe đúng cách. Không dùng tia nước áp lực cao hoặc phun trực tiếp vào các vị trí dưới yên xe. Sau khi rửa xe, cần lau khô khu vực pin/ắc-quy, phanh của xe rồi mới khởi động lại. Khi đi mưa về cần để xe ở vị trí khô ráo, thoáng gió để hong khô và kiểm tra xác định có nước vào trong vị trí pin/ắc-quy không", Cục Cảnh sát PCCC&CNCH khuyến cáo người dân.
Khoảng 23h22 ngày 12/9, tại nhà dân ở ngõ 29/70, phố Khương Hạ. Nơi xảy ra cháy là căn nhà 9 tầng, một tum, có nhiều người mắc kẹt bên trong và không ngừng kêu cứu khi ngọn lửa bùng phát.
Đến 0h15 ngày 13/9, đám cháy cơ bản được dập tắt, các lực lượng đã giải cứu hơn 100 người bị mắc kẹt.
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đã trực tiếp xuống thị sát hiện trường vụ cháy và có nhiều chỉ đạo quan trọng.
Đến chiều 13/9, Công an Hà Nội xác định có 56 nạn nhân tử vong trong vụ hỏa hoạn và 37 người bị thương. Trong số 56 nạn nhân, các cơ quan chức năng đã xác định được danh tính của 39 người.
Trao đổi với phóng viên Dân trí tại hiện trường vụ cháy đêm 12/9, ông Ngô Phó Điền (67 tuổi), bảo vệ tòa chung cư mini kể trên cho hay, khoảng 23h cùng ngày, ông thấy bảng điện gần những chiếc xe máy điện bùng phát cháy nhỏ, đám cháy cỡ bằng bàn tay.
Sau đó, ông Điền mang bình cứu hỏa ra để chữa cháy, tuy nhiên khi ông dùng bình xịt cứu hỏa phun vào đám cháy thì đám cháy bùng phát dữ dội hơn. Sau đó ngọn lửa bùng phát lớn rồi cháy lan ra khắp những chiếc xe máy khác tại khu vực tầng 1.
Té ngửa khi thấy xe điện đi đổ xăng Số lượng ô tô điện tăng dần nhưng trạm sạc vẫn còn quá ít. Thế nên nhân viên cây xăng mới té ngửa khi thấy xe điện vào đổ xăng... Trong tương lai, xe điện phải đổ xăng vì thiếu trạm sạc - Tranh: BEN