Sinh viên là những hạt ngọc sáng
Mở đầu bài phát biểu trong Lễ khai giảng năm học mới, thầy Trần Quang Huy – Phó hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo, cán bộ, quản lý và đặc biệt là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT cùng các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm pháp luật nước ngoài tại trường…
Thầy Trần Quang Huy – Phó hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh Ngô Chuyên.
Thầy Huy nói: “Ngày khai giảng khóa học mới là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu mới. Gia đình và xã hội đã trao cho chúng ta những hạt giống tốt để đào tạo rèn giũa thành những viên ngọc sáng, những cán bộ tư pháp, luật gia, luật sư, thẩm phán, kiểm soát viên tài giỏi, có tâm, có đức phục vụ đất nước và phát triển bản thân. Nếu không làm được điều đó, trách nhiệm phần lớn thuộc về nhà trường và thuộc về mỗi sinh viên”.
Thầy Huy nói thêm, mỗi chúng ta, ở vào vị trí và trách nhiệm của mình hãy nỗ lực, cố gắng để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, xác định đó đó yếu tố sống còn, quyết định giá trị thương hiệu, vị thế của trường trong giai đoạn hiện nay.
“Tôi mong rằng rồi đây, các em sinh viên khóa 42, khóa 17 văn bằng 2 chính quy, sinh viên liên thông sẽ tiếp nối truyền thống của các khóa đàn anh đi trước, tiếp tục viết lên những trang sử mới, đem lại niềm tự hào của trường chúng ta”, thầy Huy nhấn mạnh.
Cũng tại buổi Lễ khai giảng năm học mới, trường ĐH Luật Hà Nội đã công kết quả tuyển sinh năm 2018. Theo số liệu thống kê, trường ĐH Luật Hà Nội có 20243 nguyện vong đăng ký vào ngành theo các tổ hợp khác nhau.
Thầy Trần Quang Huy trao học bổng cho thủ khoa đầu vào các khối C,A0,D0 của trường. Ảnh Ngô Chuyên.
Qua các đợt công bố điểm trúng tuyển theo các phương thức và nhà trường yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Theo đó, có 2272 thí sinh trúng tuyển nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 để khẳng định nhập học.
Thực tế, có 2186 sinh viên nhập học, trong đó 1385 sinh viên trúng tuyển ngành Luật và 160 sinh viên trúng tuyển vào lớp chất lượng cao ngành Luật; 393 sinh viên trúng tuyển nhập học ngành Luật Kinh tế; 114 sinh viên trúng tuyển nhập học ngành Luật Thương mại quốc tế; 134 sinh viên trúng tuyển nhập học ngành Ngôn ngữ Anh.
Video đang HOT
Đối với kết quả tuyển sinh hệ văn bằng đại học thứ hai chính quy: Theo đó, trường tuyển 300 chỉ tiêu đào tạo văn bằng đại học thứ hai chính quy cho ngành Luật; 100 chỉ tiêu cho ngành Luật Kinh tế. Theo đó, sau khi hoàn tất các thủ tục chấm thi, phúc khảo, trường đã tiếp nhận 373 thí sinh trúng tuyển nhập học.
Kết quả tuyển sinh liên thông đại học hình thức chính quy khóa 2, năm 2018 trường tuyển 50 chỉ tiêu liên thông đại học hình thức chính quy. Kết thúc đợt tuyển sinh nhà trường đã gửi giấy triệu tập học tới 18 thí sinh, kết thúc thời gian nhập học có 16 thí sinh nhập học.
Theo congly
Người thầy đáng kính đã ra đi...
Ngày 21/9, thầy giáo Huỳnh Văn Thế - Mang Thít, Vĩnh Long, được bệnh viện trả về gia đình với hy vọng có thể nhìn con gái lần cuối. Rồi học trò báo tin: Thầy đi rồi! Nhiều người không dám tin, bởi chỉ cách đây vài hôm thôi, giữa chiến đấu với bệnh tật, thầy vẫn tất tả với việc "bòn sách" cho học sinh.
Cách đây năm 5 năm, thầy lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trên báo Dân trí với bài phát biểu gây ấn tượng mạnh tại hội thảo về năng lực tự học, tự học nghiên của giáo viên. Với nội dung báo cáo dày dặn, phân tích cụ thể và dám nói thẳng những vấn đề nhiều người né tránh, thầy đã chỉ ra những lý do giáo viên ngày nay lười học.
Thầy giáo Huỳnh Văn Thế
Ít ai biết, thầy là một thầy giáo làng ở dạy tận Mang Thít, Vĩnh Long, lặn lội đi xe đò từ sáng sớm đến dự hội thảo cách gần 150 cây số rồi trưa lên xe vòng về để kịp tiết dạy buổi chiều.
Thầy là giáo viên dạy Văn, sau các kỳ thi quốc gia, thầy luôn có những đánh giá, nhận định sâu sát về đề thi Văn. Như năm 2017, khi nhiều người đánh giá đề Văn dễ, thầy Huỳnh Văn Thế đã chia sẻ: "Đề dễ ư? Chúng ta hãy ngồi làm xem chưa chắc nổi 6 điểm chứ khoan nói đến các em học sinh. Đề thi cho hơn 860 ngàn học sinh chứ không phải chỉ cho một số người". Đúng như nhận định của thầy, năm đó điểm Văn gây bất ngờ cho mọi người... "vì đề dễ mà điểm không cao".
Rất nhiều đổi mới, quyết sách về giáo dục, thầy Huỳnh Văn Thế không ngại đưa ra các ý kiến, góp ý hết sức tâm huyết. Nhưng đến một ngày, thầy nói với tôi: Thầy không muốn nêu ý kiến nhiều nữa, giống như muối bỏ bể. Giờ thầy tập trung làm những gì có thể làm cho học trò...
Nhiều năm qua, mọi người xung quanh đều nhìn thấy sự miệt mài của thầy trong việc đưa sách về học trò. Có lẽ trong cả nước, duy nhất ở Mang Thít, hàng năm có một ngày hội Tết sách cho học trò. Ở đó, các em có những hoạt động về sách, đọc sách, tặng sách, mời các chuyên gia về nói chuyện về sách... xôm tụ đến nỗi, không chỉ học trò mà người dân quanh đó cùng đổ xô đến tham gia.
Nhiều năm qua, mọi người xung quanh đều nhìn thấy sự miệt mài của thầy trong việc đưa sách về học trò.
Để tổ chức ngày Tết, thầy đi xin sách ở khắp mọi nơi có thể từ phụ huynh, từ các nhà văn cho đến các nhà sách... Thầy dạy kèm học sinh, phụ huynh đến nhà lén để tiền lại, thầy viết thư xin phép phụ huynh dùng số tiền đó mua sách cho học trò. Thầy nói, chỉ có sách mới có thể giúp học sinh và tất cả mọi người có thói quen tự học suốt đời, để không quá phụ thuộc vào việc học trong nhà trường, ở thầy cô giáo.
Nhiều năm qua, mỗi tháng một lần, thầy đều tổ chức ngày hội về sách, để cùng học trò trò chuyện, trao đổi về những cuốn sách hay... Có lần, tôi về tham dự tọa đàm của thầy trò ở trường THPT Mang Thít. Thầy Thế đứng đón từ đầu làng, thầy nói: Mỗi khách mời về là tiếp thêm niềm tin vào việc đọc sách với học trò! Và đó cũng là lần cuối tôi gặp thầy dù vẫn trao đổi qua tin nhắn thường xuyên...
Thầy không từ một cơ hội nào để xin sách, để đưa kiến thức về cho học trò. Tâm huyết và miệt mài của thầy đã kết nối thầy với rất nhiều nhà giáo dục, học giả, tác giả, nhà văn... ở khắp cả nước. Gần như ai cũng biết thầy, một người thầy... ham học hỏi và chuyên đi xin sách và họ luôn sẵn sàng chung tay với thầy, chung tay với một tâm huyết đặc biệt.
Khi đó, tôi đã viết bài "Nghẹn ngào thầy giáo viên thư xin sách cho học trò"... gây xúc động cho bao người về một nhân cách, lý tưởng của người thầy đang mang trọng bệnh.
Một lãnh đạo trong ngành giáo dục ở Vĩnh Long từng nói rằng, nếu để tìm ra một người thầy có tinh thần tự học cao nhất - thì đó chính là thầy Thế.
Thầy Huỳnh Văn Thế trong các buổi giới thiệu sách với học trò
Nhiều năm qua, thầy lên Sài Gòn nhiều hơn. Không chỉ đi xin sách, đi để nghe trò chuyện về sách... thầy còn lên để chữa bệnh. Ai cũng biết, thầy có bệnh, người ốm xanh đi thấy rõ nhưng hỏi thầy đều không nhắc đến. Mới đây thôi, thầy còn lên kế hoạch, trao đổi kế hoạch để làm tọa đàm sách tháng 9....
Nhưng không kịp nữa rồi!
Thầy an nghỉ thầy nhé. Thầy đã sống không hoài phí! Những gì thầy làm trong những năm qua có thể là ngắn so với một đời người nhưng đó là một hành trình tuyệt vời, tiếp rất nhiều sức lực, niềm tin cho những thế hệ học trò.
Tôi biết, thầy Huỳnh Văn Thế còn đi bán hương lấy tiền lãi mua sách, cổ vũ các em đọc sách, tổ chức sự kiện về sách... Trong lần gặp đầu tiên và cũng là lần găp cuối cùng khi tôi và NXB phụ nữ vào Mang Thít giao lưu, thầy ho nhiều, tay run, nhiều mồ hôi và mệt nhưng tinh thần vẫn rất cứng cáp và nhiệt tình.
Qua nhiều người tôi biết, gia cảnh thầy cũng không có gì là dư dả. Thầy là lao động chính trong gia đình, vợ thầy lao động tại nhà và thầy có một cô gái nhỏ đang học tiểu học.
Vượt qua những thứ đó để nghĩ và làm được như thầy mấy ai? Bao nhiêu người dành một chút thời gian để nghĩ những gì ngoài những nhỏ nhen, bí bách và toan tính của đời thường.
TS Nguyễn Quốc Vương
Thầy Thế hẹn tôi ở Mang Thít - Vĩnh Long của thầy để nói chuyện về sách, rồi thầy chat với tôi và nói "Em đang ở bệnh viện, mong sao bình phục để về tổ chức buổi nói chuyện của anh về giáo dục, về sự đọc...". Thế mà không kịp nữa rồi, giờ đã nghe tin Thầy đã ra đi, bỏ lại chúng tôi, bỏ lại các em học trò quê nghèo... Tiếc thương một thầy giáo có tấm lòng!
TS Nguyễn Khánh Trung
Có ai nghĩ anh dầm những cơn mưa thật to để giao những đòn bánh tét mong đủ tiền mua sách cho học sinh. Có ai nghĩ anh đã thức đến tận sáng để đọc xong mấy quyển sách mong kịp giờ giới thiệu cho học sinh....
Rồi có ai nghĩ sáng 21/9, anh đã ra đi và mãi mãi. Tôi như chết lặng khi nghe điện thọai báo anh không còn nữa... Một cuộc đời sống vì người. Một cuộc đời sống vì xã hội. Chưa bao giờ tôi thấy anh sống vì chính mình, Ôi! một người anh cao đẹp, một người thầy đáng kính....
Một người em quen thầy Thế qua các hoạt động giao lưu về sách
Hoài Nam
Theo Dân trí
Phát biểu khai giảng ý nghĩa của Hiệu trưởng ĐH Lâm Nghiệp: "Đừng trách cha mẹ nghèo" "Đừng trách cha mẹ mình nghèo, nếu tương lai của chính mình nghèo khó mới là điều đáng trách...", GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp đã có bài phát biểu Lễ khai giảng với nhiều nhắn nhủ sâu sắc tới các tân sinh viên. Tối ngày 20/9, Trường ĐH Lâm Nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng...