Sinh viên khốn khổ vì vé xe buýt giả
Thời gian qua, nhiều người dân tại TP.HCM liên tục phản ánh với Đất Việt tình trạng mua phải vé xe buýt giả, khiến nạn nhân “tiền mất, tật mang”.
Chị Đỗ Thị Khánh Chi, sinh viên (SV) Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM kể: “Cách đây một tuần, tôi có mua một tập vé xe buýt tại khu vực làng đại học Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM) gồm 60 vé với giá 50.000 đồng. Khi lên xe buýt tuyến số 8, thì bị nhân viên xe buýt thông báo vé xe buýt giả và bắt tôi phải mua vé mới. Thế là mất toi 50.000 đồng”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, SV Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết: “Tôi thấy một phụ nữ rao bán tập vé xe buýt trên đường, xem qua thì không có gì khác lạ nên an tâm và mua ngay. Không ngờ, hôm sau khi lên xe buýt thì nhân viên kiểm soát bảo đó là tập vé giả. Vừa bực, vừa tiếc tiền!”.
Vé xe buýt giả mạo rất giống vé thật
Theo nhiều SV tại khu vực làng đại học Thủ Đức, có nhiều người thường sử dụng xe máy, xe đạp và lui tới các cổng trường đại học để rao bán vé xe buýt. Hoạt động của những đối tượng này không theo thời gian nhất định, có khi vài ba tuần hoặc cả tháng mới xuất hiện, nên rất khó để phát hiện và báo với cơ quan chức năng. Anh Hoàng Thanh Hải, SV Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết những người bị lừa thường là SV năm nhất, do các bạn mới nhập học nên không biết về tình trạng này. Có bạn thấy vé được rao bán giá rẻ nên mua ngay.
Theo quan sát của Đất Việt, những tập vé xe buýt giả có kích thước nhỏ hơn bình thường, cỡ chữ in trên tập vé giả cũng nhỏ và có màu nhạt hơn. Số trên vé do Sở GTVT phát hành được in chìm ở mặt sau, trong khi vé xe buýt giả không thấy số in chìm này. Dấu giáp lai vé giả có màu nhạt hơn; đầu tập vé xe buýt giả rất liền và phẳng, không nhám như vé xe buýt thật.
Ông Lã Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, cho biết: “Tình trạng vé xe buýt giả đã xảy ra gần một năm nay. Tuy nhiên do các đối tượng buôn bán vé giả hoạt động khá tinh vi nên đến nay vẫn chưa phát hiện được. Hiện tại Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi công an TP để phối hợp điều tra đường dây làm giả vé xe buýt và khoanh vùng các tuyến xe thường xảy ra tình trạng này để thanh, kiểm tra”. Ông Lê Chánh Trung, Giám đốc Trạm điều hành Sài Gòn, Trung tâm Vận tải hành khách công cộng, khuyến cáo: “Người dân đi xe buýt nên đến các nhà điều hành, bến xe mua vé nhằm tránh bị giả mạo. Mỗi tập vé xe buýt tháng đã được trợ giá gồm 60 vé có giá 84.000 đồng”
Video đang HOT
Theo Báo Đất Việt
Mất tiền thuê phải dịch vụ... phiền toái
Thói quen phó mặc tất cả các công việc cho dịch vụ không hẳn là tốt đối với người dân đô thị bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển khó kiểm soát của các dịch vụ "không tưởng".
Tiền mất tật mang
Sau khi từ giã thương trường, ông Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội) dành hết thời gian cho vườn cây cảnh của mình. Mỗi buổi sáng thức giấc, việc đầu tiên ông làm là ra vườn ngắm những cây cảnh xem chúng lớn ra sao. Không biết tự bao giờ ông coi việc chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh như một nhiệm vụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Một lần, khi đang say sưa ngắm nghía chậu cây sanh một cách đầy tâm đắc, ông đau xót phát hiện ra trên thân cây có một vết xước khá dài. Lo lắng vết xước để lại sẹo cho cây quý, nguy cơ "kiệt tác nghệ thuật" của cha mình bị phá hỏng, anh Hoàng con trai út của ông nhanh nhảu: "Trên internet có tất cả các dịch vụ từ A đến Z, bố thử tra tìm biết đâu sẽ có một dịch vụ cho cây cảnh". Tiếc cho cây bao năm chăm sóc, uốn nắn, ông Hào lên mạng tra cứu tìm dịch vụ chăm sóc cây cảnh. Kì thực có cả một trang web chăm sóc cây cảnh. Khi ông gọi điện nói "tình trạng bệnh" của cây cảnh thì nhân viên dịch vụ này khẳng định, không có gì khó khăn, sẽ có người đến và chữa khỏi bệnh cho cây sanh của ông.
Ảnh minh họa
Sau chừng nửa tiếng đồng hồ, một anh thanh niên "tay không" đến gõ cửa nhận là nhân viên đến làm liền sẹo cho cây sanh. Không cần hỏi nguyên nhân, tình trạng vết thương của cây, anh này yêu cầu ông đưa ra chỗ cây cảnh và tiến hành "cứu chữa" luôn. Anh ta rút từ trong túi áo một tuýp thuốc nói là thuốc "đặc trị" sẹo cho cây cảnh và bôi lên vết thương cây sanh. Anh ta dặn ông Hòa buộc thật kín vết thương bằng giấy nilon sạch để tránh nhiễm khuẩn cho cây, sau hai ngày bỏ giấy ra cho cây được "thả hơi" thì cây sẽ liền hết sẹo. Tổng chi phí cho dịch vụ liền sẹo cây là 300.000 đồng.
Thời gian hai ngày "dưỡng bệnh" của cây sanh trôi qua, ông Hoà cẩn thận cởi bỏ lớp nilon bọc ngoài hy vọng vết thương của cây sẽ liền. Ông không khỏi giật mình khi thấy vết thương thân cây bị đùn lên thành một vệt dài "đau đớn". Bức xúc, ông gọi lại cho dịch vụ này thì được nhân viên trả lời chắc như đinh đóng cột: Không thể có chuyện đó, sự cố trên là do ông không biết chăm sóc đúng cách. Sau khi gia chủ quả quyết đã làm đúng theo hướng dẫn thì người này hứa sẽ cử nhân viên đến xem lại. Chờ mãi, nhân viên cứ hẹn khất lần, rồi biệt tăm luôn. Biết là bị lừa, mất toi mấy trăm nghìn đồng, ông căn dặn mọi người trong nhà cảnh giác với các dịch vụ trên mạng.
Trớ trêu hơn ông Hòa là trường hợp của chị Yến ở Thanh Trì, Hà Nội cũng thông qua dịch vụ cắt tóc, cạo râu trên internet mà chị được một phen "tá hỏa" với dịch vụ mạng. Vì con trai bị liệt nhiều năm lại không thể đưa con đi cắt tóc, lại sợ dao kéo ở tiệm, quán cắt tóc sử dụng nhiều lần nên chị Yến đã tìm đến dịch vụ cắt tóc di động trên mạng cho con trai. Trên trang raovat.com, người rao đưa một loạt các quảng cáo với "thiết bị hiện đại, đảm bảo một lần cho người sử dụng, đem đến sự hài lòng cho khách hàng" đã hấp dẫn ngay với chị Yến.
Không đắn đo, chị gọi đến dịch vụ để phục vụ cho con trai mình. Khi nhân viên của dịch vụ này đến, họ cho Huân, con trai chị chọn kiểu tóc để cắt, và gợi ý thêm các dịch vụ kèm theo phụ như cạo râu, cắt lông mũi. Thấy vậy chị đề nghị nhân viên này thực hiện luôn các dịch vụ phụ và yêu cầu phải đảm bảo dùng các loại thuốc tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ con trai mình.
Thực hiện xong các công việc, nhân viên này đưa cho chị tờ hóa đơn đã có chữ ký sẵn của chủ dịch vụ với số tiền lên tới 500 nghìn đồng. Chị Yến sửng sốt nhưng cũng ngậm ngùi rút hầu bao với lí do "đó là phí của dịch vụ tại nhà". Chừng nửa tiếng sau, khi anh nhân viên này ra về thì bỗng cậu con trai kêu ngứa râm ran khắp cằm.
Chị đã phải vội vàng đưa con đến bác sỹ khám mới tá hỏa là đã bị anh nhân viên này dùng bọt cạo râu kém chất lượng cho con trai mình. Từ đó, chị thấy "rùng mình" khi nghe ai đó nhắc đến dịch vụ trên mạng.
Dịch vụ "kiềm chế thần kinh"
Phương sau ba năm học đại học ở Hà Nội thì hai năm liền cô phải vật vã với căn bệnh "rối loạn nội tiết". Trước khi lên học thì những ngày đến tháng của cô vẫn đều đặn nhưng không hiểu vì sao sau một năm học trên Hà Nội cô thường bị mệt mỏi và những ngày đến tháng của cô "ra một cách không kiểm soát", có khi nó kéo dài đến hết tháng.
Không chỉ có vậy, cô còn phải chịu những cơn đau "vã mồ hôi hột" khủng khiếp. Lo sợ trước tình trạng của mình cô đã cùng mẹ đi chạy khắp nơi, uống đủ các loại thuốc nhưng kết quả vẫn không ăn thua. Căn bệnh của cô vẫn kéo dài như vậy và ngày càng nghiêm trọng hơn, đau bụng quằn quại kéo theo tình trạng rong kinh kéo dài khiến cô mất ăn mất ngủ. Học hành giảm sút, cô đành bỏ qua mặc cảm, cô đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám. Ở đây các bác sỹ chẩn đoán cô "rối loạn nội tiết kinh niên", phải điều trị lâu dài thì mới có khả năng điều trị dứt điểm được. Nhưng do việc học hành vào giữa thời kì cao điểm nên Phương phải xin bác sỹ ngưng điều trị để tiếp tục công việc học của mình.
Mấy tháng trôi qua, Phương dần vơi đi cơn đau, nhưng tình trạng đến tháng vẫn ra một cách khó kiểm soát thì không hề thuyên giảm. Một lần lang thang trên mạng cô quyết định thử tìm hiểu căn bệnh của mình và tìm thấy một trang web về chuyện thầm kín của con gái có dịch vụ "kiềm chế, giảm bớt cơ chế phụ nữ". Phương tò mò vào xem thử thì được biết trường hợp của mình có thể điều trị bằng cách "kiềm chế hệ thần kinh", bác sỹ sẽ chỉ tác động đến hệ thần kinh cũng có thể điều hòa được nội tiết ở con gái nên không có ảnh hưởng gì đến bộ phận kín của người con gái.
Thoát khỏi nỗi ám ảnh của việc thăm khám, Phương mạnh dạn tìm đến trung tâm ở Hoàng Mai, Hà Nội chữa bệnh. Đến nơi, bác sỹ N hỏi thăm về tiền sử bệnh của Phương, không thăm khám bệnh cũng không đưa ra kết luận gì cho bệnh của Phương mà tiến hành điều trị bệnh luôn.
Phương được các bác sỹ ở đây cho nằm điều trị với máy "mát xa" đầu 2 giờ đồng hồ để điều hòa lại hệ thần kinh. Sau đó bác sỹ kê thêm một loạt các thuốc thần kinh cho Phương và bảo Phương về uống thuốc đúng như hướng dẫn thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Chi phí điều trị của Phương là 1 triệu đồng cho điều hòa lại hệ thần kinh và 500 nghìn/ 1 tuần tiền thuốc thần kinh. Nhưng khi về nhà uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ kê đơn thì được 4 ngày cơn đau của cô lại tái phát. Cơn đau "thắt ruột, cắn răng" khiến cô ngất lịm trên giường và bạn bè phải đưa cô vào viện ngay hôm đó.
Theo NDT
Sốc: Nhau thai người được bán như...thịt lợn (Hà Nội) Nhau thai được bán với giá từ 150.000 đồng/lạng (loại khô) trở lên. Các hiệu thuốc đông y trở thành đầu mối cung cấp nhau thai số lượng lớn. Rất dễ dàng để có thể mua được nhau thai Ngày nào chẳng có Trong vai chủ một hiệu thuốc đông y đang có nhu cầu gom hàng về bào chế, chúng tôi dễ...